Cách bắt tay trong giao tiếp hàng ngày

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 65)

Lý Tinh là một chàng trai mới tốt nghiệp không lâu. Có một lần, bạn học của anh ta là Vương Linh muốn giới thiệu bạn của mình cho anh ta. Lý Tinh rất vui và cùng với Vương Linh đến nhà cô bạn gái kia. Vừa mới gặp mặt, với sự giới thiệu của Vương Linh, Lý Tinh nhiệt tình đưa tay ra bắt nhưng cô bạn gái kia lại không đưa tay ra bắt tay với Lý Tinh, chỉ nói một câu “Xin chào”. Lý Tinh tuy không mấy để bụng, nhưng trong lòng cảm thấy không vui, bụng nghĩ: “Chẳng lẽ tay mình không sạch?” Trong xã giao, bắt tay là một nghi lễ mọi người thường dùng khi gặp mặt, cũng là một phương thức biểu đạt tình cảm đối với nhau. Bắt tay tuy đơn giản nhưng các khâu bên trong đều thể hiện sự đối đãi và thái độ của người bắt tay đối với đối phương, cũng có thể thể hiện phần nào tính cách của người đó. Vì vậy, nắm bắt được kỹ xảo bắt tay sẽ để lại cho người khác ấn tượng tốt đẹp trong “lần tiếp xúc thân mật đầu tiên”.

- Thời điểm bắt tay

Thời điểm để bắt tay chủ yếu được quyết định bởi nhiều nhân tố như mối quan hệ của hai bên, bầu không khí lúc đó và tâm trạng của những người có mặt. Nói chung, những trường hợp sau đây có thể thích hợp cho bắt tay: Gặp người quen đã lâu không gặp mặt, nên bắt tay họ; ở nhà, ở cơ quan, khi đón hoặc

tiễn người đến thăm, nên bắt tay đối phương; khi được giới thiệu cho một người chưa quen biết, nên bắt tay với anh ta; khi chia tay với người đã quen biết trong các trường hợp chính thức, nên bắt tay anh ta; trong các trường hợp xã giao, khi ngẫu nhiên gặp đồng nghiệp, bạn học, bạn bè, hàng xóm, người trên hoặc cấp trên, nên bắt tay họ; đến thăm người khác, khi từ biệt, nên bắt tay đối phương; khi người khác biểu thị sự chúc mừng, nên bắt tay anh ta; khi người khác ủng hộ, khích lệ hoặc giúp đỡ mình, nên bắt tay với anh ta; khi tỏ ý thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác, nên bắt tay với anh ta; nhận lời mời tham gia các hoạt động xã giao, sau bữa tiệc, vũ hội, nên bắt tay với chủ nhân; trong các trường hợp xã giao quan trọng, trước khi bắt đầu và khi kết thúc bữa tiệc, vũ hội, buổi thảo luận, tiệc sinh nhật vân vân, chủ nhân nên bắt tay với khách đến dự, để biểu thị hoan nghênh và chia tay; khi bày tỏ sự an ủi hoặc chúc mừng người khác, nên bắt tay với anh ta; khi tặng quà hoặc phát thưởng cho người khác, nên bắt tay, để tỏ ra trịnh trọng; khi người khác tặng quà hoặc phát thưởng cho

mình, nên bắt tay để tỏ ý cảm ơn.

Những trường hợp không nên bắt tay với người khác khi: tay đối phương đang bị thương hoặc cầm nặng, đối phương đang bận việc khác như đang gọi điện thoại, ăn cơm, uống nước, chủ trì hội nghị, nói chuyện với người khác vân vân; cự ly giữa mình với đối phương xa; đối phương khi đó đang ở vào hoàn cảnh không thích hợp cho bắt tay.

- Nghi lễ bắt tay

Trong các trường hợp tương đối chính thức, hai bên bắt tay nên do ai đưa tay ra trước là vấn đề quan trọng nhất khi thực hiện nghi lễ bắt tay. Nếu như không hiểu gì về điểm này, khi bắt tay với người khác, nếu tranh đưa tay ra trước mà không nhận được sự phản hồi của đối phương thì chắc chắn sẽ khiến cho người ta vô cùng bối rối. Nói một cách cụ thể hơn, khi bắt tay, trật tự hai bên đưa tay ra trước sau bao gồm mấy

trường hợp dưới đây:

Người lớn tuổi và người nhỏ tuổi bắt tay nên để người lớn tuổi đưa tay ra trước; người bề trên và người bề dưới bắt tay, nên để người bề trên đưa tay ra trước; thầy giáo và học sinh bắt tay, nên để thầy giáo đưa tay ra trước; phụ nữ và đàn ông bắt tay, nên để phụ nữ đưa tay ra trước; người đã có gia đình và người chưa có gia đình bắt tay, nên để người đã có gia đình đưa tay ra trước; người đến trước và người đến sau trong các trường hợp xã giao bắt tay, nên do người đến trước đưa tay ra trước; cấp trên và cấp dưới bắt tay, nên do cấp trên đưa tay ra trước; người chức vụ, thân phận cao và người chức vụ, thân phận thấp bắt tay, nên do người chức vụ, thân phận cao đưa tay ra trước.

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu như một người cần bắt tay với nhiều người, cũng nên tính đến thứ tự trước sau. Nói chung nên từ cao đến thấp, tức người lớn tuổi trước, sau mới đến người nhỏ tuổi; người bề trên trước sau mới đến người bề dưới; thầy giáo trước sau mới đến học sinh; phụ nữ trước sau mới đến đàn ông, người có gia đình; cấp trên trước sau mới đến cấp dưới; người chức vụ, thân phận cao trước sau

Trong trường hợp công việc, trật tự trước sau khi bắt tay chủ yếu được quyết định bởi chức vụ, thân phận; còn trong các trường hợp xã giao, vui chơi, thì chủ yếu được quyết định bởi tuổi tác, giới tính, đã có gia đình hay chưa. Thế nhưng, khi đón tiếp người đến thăm, khi khách đến, thì chủ nhà nên đưa tay ra bắt tay với khách. Khi khách từ biệt nên do khách đưa tay ra trước bắt tay với chủ nhà. Loại trước biểu thị “hoan nghênh”, loại sau biểu thị “tạm biệt”. Nếu như đảo lộn trật tự này thì sẽ rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm.

- Phương thức bắt tay

Phương thức bắt tay tiêu chuẩn là nên đứng cách đối tượng bắt tay khoảng một mét, hai chân đứng thẳng, người hơi nghiêng về phía trước, đưa tay phải ra, bốn ngón tay khép lại, ngón tay cái mở ra bắt tay với đối phương. Khi bắt tay cần dùng sức vừa phải, lắc cánh tay ba bốn lần, sau đó buông lỏng tay ra, trở lại trạng thái cũ. Trong trường hợp thông thường, khi bắt tay với người khác, nên mặt mũi tươi cười, mắt nhìn vào đối phương và miệng hỏi han; khi bắt tay, tuyệt đối tránh tỏ ra mình có ý này ý khác, làm cho xong chuyện, không hề chú ý, ngạo mạn lạnh lùng; nếu lúc này chậm trễ không bắt tay người đã đưa tay ra từ trước, hoặc vừa bắt tay vừa ngó nghiêng, thậm chí vội vàng chào hỏi người khác thì đều là hành vi bất lịch sự. Khi thực hiện nghi lễ bắt tay với người khác, cần cố gắng đứng dậy. Trừ trường hợp không tiện đứng lên, nếu không ngồi bắt tay với người khác sẽ là không thích hợp,

cũng là thái độ bất lịch sự.

Khi bắt tay, để biểu thị sự nhiệt tình hữu nghị với đối phương, nên hơi dùng lực một chút. Khi bắt tay với bạn thân người quen cũ, nên dùng lực mạnh hơn một chút; còn khi bắt tay với người khác giới và người lần đầu gặp mặt thì không nên dùng lực quá mạnh.

Toàn bộ thời gian bắt tay không nên vượt quá ba giây, bắt một lát là được. Nếu khi bắt tay hai tay vừa mới gặp nhau đã rời ra thì tựa như là đi lướt qua vậy, thiếu thành ý. Còn nếu thời gian bắt tay quá lâu, nhất là nắm lấy tay người khác giới hoặc người lần đầu gặp mặt lâu không buông ra, thì dễ gây hiểu nhầm là có tình cảm giả tạo.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 65)