Quan hệ giao tiếp với những người xung quanh làm sao cho tốt nhất

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 57)

Lý Thanh và Triệu Bình cùng ở trọ với nhau bốn năm, bình thường họ xưng hô anh em, tình cảm còn hơn cả ruột thịt. Trước lúc tốt nghiệp, Lý Thanh nói với Triệu Bình rằng: “Bốn năm nay anh em mình thân thiết như ruột thịt, cậu quan tâm tới tớ mọi mặt, tớ không có gì báo đáp, rất lấy làm hổ thẹn. Cậu thích đọc cổ văn, ở đây vừa may mình có một cuốn sách cũ, là sách bố mình cho, xin tặng cậu làm kỷ niệm vậy!” Triệu Bình nhận lấy sách ngó một cái, cuốn sách đó rất cũ, bìa cũng có vết ố bẩn, trông rất khó coi, trong lòng hơi không vui, về nhà rồi tiện tay ném vào một xó. Ba năm sau, Lý Thanh tới thăm Triệu Bình, nhân tiện nhắc tới cuốn sách kia, Triệu Bình ngượng ngùng nói không biết để nó ở đâu rồi. Lý Thanh cứ tiếc mãi, vốn dĩ, cuốn sách mà anh ta tặng Triệu Bình là một cuốn sách rất quý, muốn mua cũng không mua được. Anh ta cho rằng Triệu Bình biết phân biệt sách quý, nên không nói rõ. Sau khi biết được sự thật rồi, Triệu Bình cảm thấy xấu hổ vừa hối hận. “Bạn bè rượu thịt, không có tiền là chia tay”, “Tiểu nhân kết bạn, thơm ba ngày, thối ba năm”, nhưng câu nói này đều có ý rằng kết bạn không phải là dễ. Bạn bè chơi với nhau, quan trọng nhất là hai chữ “tín nhiệm”. Một khi đã nảy sinh nghi ngờ về bạn, thì đó chính là bắt đầu sự tan rã của tình bạn. Triệu Bình trong câu chuyện trên vì trông thấy cuốn sách bạn tặng bề ngoài xấu xí, kém giá trị nên coi thường. Thực ra, cái mà anh ta mất đi đâu chỉ là một cuốn sách, mà còn là sự tín nhiệm của bạn bè ngàn vàng

khó mua nổi.

- Không nên châm chọc người khác

Dù là cố ý hay vô ý châm chọc người khác cũng đều gây vết thương rất lớn về mặt tâm lý cho người bị châm chọc. Những người không có “đạo đức miệng”, thường châm chọc người khác một cách không hề nương tay, ngoài việc bị người khác châm chọc ghen ghét ra, còn có thể bị công chúng dè bỉu và dần dần sẽ ngày càng bị cô lập.

- Không nên ngụy trang mình

Trong quan hệ giao tiếp, mọi người thường đóng giả thành một người khác để làm vừa lòng một người hoặc một số người nào đó. Chẳng hạn, một số người tâm thuật bất chính thường hay có hành động “giậu đổ bìm leo” đối với những người bất hạnh mọi người thường có những hành động tán thành họ để không nảy sinh xung đột hoặc đắc tội với họ. Tuy làm như vậy có thể có được một số lợi ích nhưng đồng thời số mất đi lại càng nhiều hơn. Trước hết, bất kỳ sự nguỵ trang nào cũng tạo thành vết thương về tâm lý, thậm chí là sự biến dạng về tâm lý; tiếp đến, tán thành những thứ thấp kém, dung tục hoặc không ra gì về mặt đạo lý, đạo nghĩa sẽ làm cho bạn tự hạ thấp, thậm chí làm tổn thương đến hình tượng của bạn trước mặt mọi người.

- Không nên gây khó dễ người khác

Một số người thường bắt người khác phải theo mình trong mối quan hệ giao tiếp, chứ không nghĩ xem người khác có tự nguyện làm hay không. Đối với họ, đã làm bạn bè

thì cần phải thuận theo ý nguyện và yêu cầu của mình. Trên thực tế, trong phạm vi xã hội, loại người này không có được bao nhiêu người bạn thực sự. Nếu bạn thường xuyên can thiệp vào tự do của người khác, trong lòng đối phương chắc chắn sẽ không vui, tâm trạng này tích tụ đến một mức nhất định thì sẽ dẫn đến mối quan hệ tan vỡ.

- Thêm một chút lòng yêu thương

Yêu là một cảm giác vui vẻ và thích thú. Cảm giác này không chỉ xảy ra đối với người mà bạn yêu, hơn nữa còn xảy ra đối với tất cả những người có liên quan đến, tất nhiên cũng bao gồm cả bản thân bạn. Yêu người khác và được người khác yêu đều rất hạnh phúc. Cảm giác yêu này khiến cho người ta cảm thấy đâu đâu cũng tràn đầy cái đẹp và niềm vui. Người được ánh nắng tình yêu chiếu rọi sẽ cảm thấy mình trở nên mạnh mẽ,

rộng rãi, yêu đời và tràn đầy sức sống.

- Sống vui vẻ

Cùng với người khác làm một số việc vui vẻ và làm nhiều điều có ích, bất kể là việc gì, chỉ cần khiến cho hai bên vui vẻ là được. Chẳng hạn như cùng ăn cơm, đi du ngoạn ra ngoại thành, du lịch, nghe hòa nhạc, xem phim, xem kịch, đánh bóng, đánh bài, hay đi dạo phố, đi công viên đều được. Cần tìm cách để cả hai bên sống với nhau vui vẻ tự đáy lòng, chia sẻ niềm vui và không sẵn sàng thổ lộ với bạn bè thì không nên gặp gỡ,

để tránh gây ra sự hiểu lầm.

- Làm cho người khác thích bạn

Muốn làm cho mình trở thành người được người khác thích thì cần cố gắng thuận theo người khác, không nên công kích người khác, nhất là không nên động chạm đến những vết thương, điểm yếu của người khác, nói nhiều những lời mà người khác muốn nghe, đặc biệt là nên nghe những lời người khác muốn nói nhiều hơn.

- Giữ cá tính

Trong quan hệ với người khác, chỉ được người khác thích không thôi vẫn chưa đủ. Bạn cần phải làm cho mình thích bản thân mình. Khi một người cố hết sức mình làm cho người khác thích mình, có thể anh ta sẽ hạ thấp giá trị của bản thân. Vì anh ta không thể phát huy nhiều tính năng động chủ quan, mà thường thiếu cá tính rõ rệt, do vậy không thể để lại cho người khác ấn tượng sâu sắc. Người khác có thể sẽ nói như thế này: “Anh ta ấy à, suốt ngày có bộ dạng như vậy, không hề có cá tính gì cả, luôn

muốn lấy lòng người khác”.

Phương pháp đúng để người khác thích chính là hình thành tính cách làm cho người khác thích mình. Hay nói một cách khác, là hình thành một cá tính rõ rệt, như hào phóng, thẳng thắn, chân thành..., nhằm hấp dẫn những người xung quanh mình. Nói thẳng ra, bạn chỉ cần hấp dẫn những người có thể bị bạn hấp dẫn, chứ không phải là

tất cả mọi người.

- Không nên phụ họa người khác một cách vô nguyên tắc. Một cách quan tâm đến người khác, trước tiên cần học cách “lĩnh hội” được cảm nhận của người khác và có thể bắt đầu từ việc phân tích những trải nghiệm của mình. Một người nếu như nhớ được những cảm nhận của mình, thông thường cũng có thể hiểu

được cảm nhận của người khác trong trường hợp tương tự. Chẳng hạn, khi bạn ốm đau, bạn có cảm giác cô độc và thiếu sự giúp đỡ, mong có người tới thăm mình hoặc ở bên mình. Vì vậy, khi bạn thân của bạn bị ốm, bạn lập tức sẽ hiểu được cái mà người

đó cần nhất bây giờ là cái gì.

Nếu như đối phương đồng ý, bạn có thể cố gắng tìm hiểu cảm giác, sự từng trải và cuộc sống hiện nay của bạn bè, đồng nghiệp của mình càng nhiều càng tốt. Cần cố gắng nhớ lấy những lời họ nói, đồng thời thử tìm hiểu trải nghiệm và cảm nhận của họ. Bạn càng thử như vậy, thì sẽ càng cảm thấy dễ hiểu được trải nghiệm và cảm nhận của người khác. Bạn cũng sẽ cảm thấy mình và những người xung quanh càng ngày càng thân thiết hơn. Thực tế chứng minh, bạn càng quan tâm đến người khác, sẽ được

nhiều người kính trọng và yêu quý bạn.

- Học cách chia sẻ niềm vui của bạn bè Khi một người gặp thất bại hoặc bất hạnh, những người xung quanh đa phần đều tỏ ra thông cảm sâu sắc và cố gắng an ủi anh ta. Đây có lẽ chính là “lòng trắc ẩn thì ai ai cũng có”. Còn khi một người thành công, những người xung quanh lại không muốn chia sẻ niềm vui với anh ta, đây có thể là do lòng đố kỵ dẫn đến chăng? Nếu như một người quả thật xuất phát từ lòng đố kỵ mà tỏ ra lạnh lùng đối với thành công của người khác, thì anh ta chính là một người bạn rất kém cỏi. Nếu như bạn bè của bạn có việc gì vui, thì bạn hãy đến chúc mừng chân thành anh ta, lấy làm vinh hạnh vì có một người bạn như thế, đồng thời chia sẻ niềm vui với anh ta. Điều đó sẽ khiến cho anh ta

càng vui hơn.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w