Tân là nhân viên văn phòng của một nhà máy nọ, anh ta làm việc rất khó chịu khó, tích cực có trách nhiệm, luôn hết lòng hết sức hoàn thành những công việc mà cấp trên giao phó, vì vậy rất được cấp trên tín nhiệm, lãnh đạo thường khen ngợi anh ta trước đám đông. Nhưng anh ta không giỏi giao tiếp, rất ít khi chủ động giao lưu với các đồng nghiệp. Các đồng nghiệp cho rằng anh ta đang đi “con đường cấp trên”, chỉ biết nịnh nọt cấp trên, coi thường dân đen, thường gây trở ngại cho anh ta trong công việc. Tân cảm thấy rất đau khổ, bụng nghĩ: “Mình đâu có đắc tội với họ, tại sao họ lại cứ khó khăn với mình nhỉ?”
Có thể bạn cũng có sự bối rối như thế này: Lãnh đạo có ấn tượng rất tốt về bạn, năng lực bản thân của bạn cũng không tồi, làm việc cũng hết mình, nhưng thường cảm thấy
công việc không được như ý, dường như có một bàn tay vô hình ngáng trở bạn trong bóng tối. Nếu bạn gặp phải sự lúng túng này, thì chắc chắn là quan hệ của bạn với đồng nghiệp có vấn đề rồi.
Với thể chế quản lý hiện đại, khả năng dựa vào một câu nói của cấp trên để được tăng lương thăng chức là không lớn. Không những cần thiết thực lập thành tích, mà ý kiến của các đồng nghiệp cũng rất quan trọng. Muốn lập được thành tích, thì cần phải hợp tác góp sức với các đồng nghiệp trong công việc; muốn có được nhận xét tốt, thì cần phải quan hệ tốt với các đồng nghiệp. Vì vậy, điều hòa mối quan hệ với đồng nghiệp là một việc lớn quyết định tương lai của bạn.
- Hợp tác lớn hơn cạnh tranh
Trong một đơn vị, muốn lập được thành tích, thì cần phải hợp tác với đồng nghiệp. Đây là một kinh nghiệm đã được kiểm chứng từ lâu. Tuy giữa các đồng nghiệp tồn tại xung đột lợi ích nhưng không chứng tỏ là giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp là mối quan hệ như lửa với nước. Giữa đồng nghiệp với nhau vừa có cạnh tranh, lại có hợp tác, hơn nữa, hợp tác lớn hơn cạnh tranh, chỉ có biết hợp tác, thì mới có thể vươn lên trong cạnh tranh. Đây là một mối quan hệ biện chứng xem ra rất mâu thuẫn nhưng thực tế lại không mâu thuẫn.
Nếu như mỗi một đồng nghiệp trong lòng đều không mắc mớ, hợp tác thành thực, thì người có nhiều cơ hội thăng tiến và tăng lương sẽ là những người có tài năng hơn. Nhưng tình hình thực tế lại không như vậy, những người có thể vươn lên thường không phải là những người có tài nhất, mà là người biết xử lý mối quan hệ giao tiếp, vui vẻ hợp tác với người khác. Vì giữa đồng nghiệp với nhau hoàn toàn không thể đạt đến mức không có mâu thuẫn, hợp tác chân thành. Nhất là những người có tài, chỉ muốn mình mau chóng leo lên trên, hoàn toàn không muốn giúp đỡ những người không bằng mình. Chỉ có rất ít người sẵn lòng hợp tác với người khác, thế nên họ trở thành những người may mắn trong đám đông. Vậy thì, bạn muốn vứt bỏ đi tâm lý ích kỷ hẹp hòi, trở thành số ít người vui vẻ hợp tác, hay là muốn cạnh tranh, rơi vào số đông trong đám người kia?
- Luôn giúp đỡ đồng nghiệp
Trong công việc và cuộc sống, ai cũng khó tránh khỏi gặp chuyện phiền phức. Khi đồng nghiệp gặp khó khăn, đối với bạn mà nói, vừa có thể là cơ hội, cũng có thể là cạm bẫy. Nếu bạn vui trước tai họa của người khác, khoanh tay đứng nhìn, thì đồng nghiệp sẽ ghi nhớ nỗi hận trong lòng, hàng ngày mong cho bạn gặp vận đen đủi; nếu bạn biết chìa bàn tay nhiệt tình ra, chân thành giúp đỡ người khác, thì đây sẽ vô hình trung là một điều thiện mà bạn có được.
Trong việc điều hòa quan hệ với đồng nghiệp, có người làm qua quýt, cho rằng giữa đồng nghiệp với nhau giữ quan hệ tốt là không quan trọng, không nên lãng phí tinh thần sức lực vì nó; có người thì cực kỳ coi trọng, kéo bè kết cánh trong các đồng nghiệp và ra sức lôi kéo lãnh đạo làm chỗ dựa, hình thành nên thế lực của mình, cho rằng như thế sẽ gối cao nằm yên. Thực tế không phải như vậy. Điều hòa quan hệ giữa các đồng nghiệp vừa không thể qua quýt, cũng không thể quá công lợi. Quá sơ suất thì
sẽ bị đồng nghiệp dần dần xa lánh, quá công lợi thì sẽ bị lãnh đạo, đồng nghiệp kiêng dè.
Làm gì cũng nghĩ đến người khác, quan tâm tới người khác mọi nơi mọi chỗ, có thể là bình thường không rõ rệt nhưng lại có thể đặt nền móng cho sự phát triển của mình sau này, bạn có “nhân khí” ở trong đơn vị, sự phát triển và lớn mạnh của sự nghiệp của bạn sẽ có một hậu phương kiên cố vững chắc.
- Rộng lượng, khiêm nhường thì may mắn sẽ tự đến
Khi quan hệ với đồng nghiệp, có một câu nói cần nhớ rõ: “Quan sát toàn cục, khiêm nhường nhẫn chịu là yên”. Đây là một câu nói cũ rích, có lẽ, bạn sẽ cười khẩy mà bỏ qua. Nhưng hàng ngày đều có những người nhờ vào câu nói này mà gặp vận may, hàng ngày cũng có những người vì đi ngược lại nó mà gặp đen đủi. Khoan dung với đồng nghiệp có loại bỏ oán thù giữa đôi bên, tha thứ cho sai lầm của đồng nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc thoải mái. Vì là đồng liêu, ai cũng muốn mình lập thành tích, thậm chí có thể kiện cáo nhau, công kích nhau vì điều đó. Đây cũng tạo thành một áp lực giữa các đồng nghiệp với nhau.
Thế nhưng, khiêm nhường lại không tạo cho đồng nghiệp áp lực, nhẫn nại sẽ không tạo thành đấu tranh. Nếu bạn làm được điểm này, thì tự nhiên sẽ có thể nổi trội lên giữa đồng nghiệp.
- Không nên tự mãn
Bạn có thể gặp phải chuyện như thế này: Một đồng nghiệp nào đó gần như đặc biệt tin phục bạn, thường hay đề cao bạn trước đám đông – “Anh thật giỏi, việc gì đến tay anh nhất định sẽ hoàn thành thuận lợi”, “Việc này mà giao cho người khác làm, chắc chắn sẽ không thành”... đại loại như vậy.
Xin đừng mừng quá vội, rất nhiều người có thể bị “hại” như thế. Cho dù bạn quả thực có “tài năng hơn người” như anh ta nói nhưng người khác nghe được, rất có thể sẽ gây ác cảm với bạn. Vì bạn làm cho họ không đáng một xu nào. Như thế họ sẽ cố gắng bới móc những điểm yếu của bạn, hạ thấp giá trị của bạn. Bạn có dám đảm bảo không phạm phải bất cứ sai lầm nào, không có một tật xấu nào không? Một khi đã trở thành cái đích công kích của đám đông, thì cuộc sống của bạn sẽ khó khăn rất nhiều. Vả lại, người khen bạn kia rốt cuộc là có mục đích gì? Có thể anh ta có rắp tâm xấu, dùng kế của Lão Tử “Muốn làm cho kẻ khác yếu đi, thì cần phải cố ý làm cho mạnh lên”, tạo ra hình tượng bạn cao không thể với tới, để người khác thấy chối mắt; tất nhiên, cũng có thể chỉ là không thức thời, vẫn cho rằng là giúp bạn. Lần sau, khi đối phương cho bạn đội mũ cao, bạn đừng ngại công khai nói: “Anh quá khen rồi, việc này anh A hoặc anh B làm, có thể còn làm tốt hơn ấy chứ. Tôi đâu có bằng họ”.
Nếu bạn muốn quan hệ với đồng nghiệp một cách tự tin, thì bạn cần phải có năng lực quan sát xem người khác có bề ngoài nói cười, nhưng lại ngấm ngầm hại bạn hay không. Đặc biệt là đừng nên vì mấy câu khen ngợi của người khác mà đã lâng lâng tự mãn, bị người khác nhấc bổng lên mây để rồi ném một cái xuống đất.
- Thẳng thắn không phải luôn là ưu điểm
khuyết điểm hoặc sai lầm của mình cả. Những người lòng dạ ngay thẳng mồm miệng lanh lợi thường khiến người khác mất mặt, người khác tất nhiên sẽ oán hận trong lòng, thậm chí còn thể hiện ngay lập tức thái độ đối đầu với bạn.
- Tìm hiểu mâu thuẫn giữa các phe cánh trong công ty
Công ty càng lớn, quan hệ giao tiếp càng phức tạp, càng dễ nảy sinh các vấn đề như kết bè cánh. Cấp trên luôn mong nhận được sự ủng hộ của cấp dưới, vì vậy, những người mới vào làm rất dễ bị cuốn vào trong cuộc đấu tranh giữa các phe cánh.
Thế nhưng, làm thế nào để theo đúng người cũng là một việc rất mệt óc. Cấp trên nào thật sự nhìn thấy được tài năng của mình? cấp trên nào có thể làm cho tài năng của mình được phát huy? Nếu như “gặp nhầm người” thì tiền đồ của bạn sẽ chẳng tốt đẹp chút nào.
Muốn tìm hiểu những cái đó, thì phải tìm hiểu mối quan hệ giao tiếp trong nội bộ công ty. Điều đó có thể biết được đôi chút thông qua các hoạt động tập thể của công ty. Tất nhiên, tận dụng sự truyền đạt thông tin giữa các đồng nghiệp cũng là một phương pháp hay.
Biết được những thông tin rồi không phải là để chúng ta nhập vào một nhóm nào đó, bất chấp thủ đoạn, mà là để tránh không bị cuốn vào những nhóm không tốt, đây là nguyên tắc tối thiểu.