Khi bị cấp trên phê bình bạn nên làm thế nào?

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 39)

Lan là một sinh viên đại học xuất thân từ nông thôn. Sau khi tốt nghiệp, cô vào làm trong một công ty mỹ phẩm. Cô rất trân trọng công việc không dễ gì có được này, rất muốn làm tốt nó. Một lần, giám đốc bảo cô chuẩn bị một tài liệu, Lan làm thêm giờ thêm ca, đồng thời in tài liệu ra, mãi cho đến khi hoàn thành không thiếu sót gì mới đưa cho giám đốc. Đáng tiếc là do kinh nghiệm còn ít, không biết nắm trọng điểm nên trong tài liệu còn nhiều chỗ thiếu sót. Sau khi xem xong, giám đốc rất không vui, nói cô làm việc không tích cực. Lan oan ức khóc, ngày hôm sau nộp đơn thôi việc.

Trong công việc, đôi khi bị phê bình một lần là chuyện bình thường. Khi bị phê bình, bạn sẽ loại bỏ nó một cách không suy nghĩ? Vận dụng nó một cách tích cực? Hay là từ chối nó một cách lý trí? Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách xử lý phê bình

như thế nào.

- Làm rõ nguyên nhân bị phê bình

Nguyên nhân bị phê bình rất đa dạng nhiều kiểu, một số là ghen ghét người hiền tài, ác ý hại người, một số là đổi trắng thay đen, ăn không nói có, một số thì đầy thiện ý. Trước tiên chúng ta cần suy nghĩ là tính chất của lời phê bình. Mặc dù phê bình là một kiểu giao lưu tiêu cực nhưng có nó còn hơn là không có. Nó có lợi cho cung cấp thông tin, phát hiện sai lầm, không ngừng uốn nắn khuyết điểm. Bạn có thể tiếp nhận nó, cũng có thể không tiếp nhận nó. Nhưng nếu là xuất phát từ ý tốt thì đừng ngại tiếp nhận nó.

- Phán đoán dụng ý của lời phê bình

Có sự phê bình mang tính xây dựng, xuất phát từ ý tốt, có lời phê bình thì ngược lại. Điều này không khó phân biệt, bạn có thể thông qua cách dùng từ, tâm trạng, thái độ của đối phương và chủ yếu là nội dung để phán đoán. Tất nhiên, có người không diễn đạt hết ý, điều này thì cần phải suy nghĩ.

- Nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình

Một số người đứng trước sự phê bình như không nghe thấy, coi như gió thổi ngang tai, có người thì cố sức biện minh cho mình, thậm chí quay ngược lại chỉ trích nhau, đẩy trách nhiệm sang phía đối phương. Điều này rất dễ tạo ra trạng thái đối địch nhau. Cần nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, có thì sửa đổi nó, không có thì khích lệ mình.

- Giữ tâm trạng ổn định

Khi sự phê bình đến một cách không mong đợi, nó sẽ giáng cho bạn một đòn nặng, làm cho tâm trạng của bạn bị kích động, bất ngờ phẫn nộ, hoặc tự dằn vặt dày vò mình. Bạn tuyệt đối không nên vì một chút phê bình mà làm cho tâm trạng mất thăng bằng, cần bớt chút thời gian làm cho tâm trạng của mình bình tĩnh lại. Hít thở sâu, nghịch kính mắt hoặc máy tính; nếu có thể thì đi dạo, đánh bóng, hoặc thay đổi môi trường khác, như thế có thể cân bằng tâm trạng, duy trì được tư duy rõ ràng.

- Không đùn đẩy trách nhiệm

Bạn có thể bị phê bình vì một sự việc mà mình tham gia nhưng không phụ trách trực tiếp, trong trường hợp này, bạn có thể trả lời đối phương như sau: “Anh nói đúng, việc này không nên xảy ra”. “Để tôi tìm hiểu xem, phát hiện ra vấn đề sẽ giải quyết kịp thời”, hoặc “tôi đồng ý những cải tiến đó”, bạn không nên nói: “Đây không phải là lỗi của tôi, việc này ai làm ấy nhỉ?”. Đùn đẩy trách nhiệm sẽ làm cho người khác mất lòng tin về bạn.

- Không nên khuất phục

Phê bình chỉ là chủ ý cá nhân của bản thân người phê bình, chỉ có bản thân bạn mới biết được có chính xác hay không. Khi người khác nói bạn “không có tiến bộ”, nếu như không có bằng chứng xác thực, bạn có thể phủ nhận hoặc nói rõ ý kiến của mình. Bạn có thể đề nghị anh ta đưa ra chứng cứ, nếu có lý thì tiếp thu cũng chưa muộn. Cho dù đối phương quyền thế lớn đến đâu cũng đều nên như vậy.

Khi người khác đưa ra phê bình, cần để đối phương nói hết nhằm có được thông tin hoàn chỉnh, sau đó sẽ nói rõ quan điểm của mình. Không nên ngắt lời của đối phương, như thế sẽ tỏ ra mình thiếu tinh thần tiếp thu phê bình, và có thể làm sâu sắc thêm mâu thuẫn.

- Suy xét xem đối phương có đủ tư cách để phê bình hay không

Đôi khi, bản thân bạn cũng không biết là đúng hay sai, muốn phán đoán xem sự phê bình có tính xây dựng hay không, cần làm rõ xuất xứ của sự phê bình, đánh giá một chút trình độ của đối phương, xem xem anh ta có đủ tư cách để phê bình bạn hay không. Sau khi có phán đoán rồi, bạn mới có thể biết rằng sự phê bình của anh ta có đáng tin hay không.

Bạn cũng có thể tự hỏi mình trước, liệu những người khác cũng có sự đánh giá tương tự về bạn hay không. Nếu bạn bè của bạn và ông chủ của bạn đều cho rằng bạn làm việc lôi thôi, vậy thì có thể bạn quả thực có thói quen không tốt như vậy.

- Sự trì hoãn cần thiết

Nếu bạn không phán đoán ngay được sự phê bình của đối phương chính xác hay không, hoặc không biết phản ứng thế nào, có thể yêu cầu anh ta để cho bạn nghĩ một lát rồi trả lời, bạn có thể nói: “Tôi không biết những lời anh nói có lý hay không, để tôi suy xét đã, buổi chiều chúng ta sẽ nói chuyện lại được không?” Như thế, bạn có thể ung dung suy nghĩ tránh để xung đột leo thang.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w