Nghệ thuật làm thân với cấp trên

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 28)

Tiểu Đông vào làm công việc thiết kế ở một công ty quảng cáo. Năng lực nghiệp vụ của anh ta không tồi nhưng cũng không phải là tốt nhất. Điều lạ là các đồng nghiệp phát hiện thấy thái độ của ông chủ đối với Tiểu Đông khác hẳn với người khác, có việc gì cũng đều thích bàn bạc với Tiểu Đông, hoàn toàn coi Tiểu Đông là người của mình. Nửa năm sau, Tiểu Đông được đề bạt làm quản lý, trở thành cấp trên của những nhân viên lâu năm. Mọi người cảm thấy khó hiểu: Tiểu Đông không phải là loại người thích a dua phỉnh nịnh, ông chủ cũng không phải là thích người khác săn đón. Vậy Tiểu Đông tại sao lại được coi trọng như vậy?

Có được trọng dụng hay không không có mối quan hệ tất yếu nào với việc có kỹ năng chuyên môn hay không, giữa quan hệ giao tiếp với việc thăng chức mới có mối quan hệ không thể nào tách rời được. Làm thế nào để có mối quan hệ tốt với cấp trên là một kỹ năng đáng học.

- Làm cho cấp trên ý thức được tầm quan trọng của bạn

Muốn làm cho cấp trên cảm thấy không thể thiếu bạn thì cần làm cho cấp trên phải thông qua bạn mới có thể hiểu được tình hình thực tế xung quanh và bên dưới. Trên thực tế, không có ai thật sự là người đặc biệt quan trọng, trừ khi bạn là người “tri âm tri kỷ” của cấp trên. Vai trò của bất kỳ một cấp dưới nào cũng đều là giúp đỡ, hỗ trợ cấp trên để đạt tới mục tiêu của công ty. Muốn làm được điểm này, trước tiên cần phải thừa nhận mục tiêu sự nghiệp và quan niệm giá trị công việc của cấp trên.

Cấp trên cho rằng công ty cần phải phát triển nhanh chóng thì bạn không thể khăng khăng cho rằng cần phải tuần tự từng bước; anh ta phát triển ra bên ngoài thì bạn cần giữ chắc đại bản doanh; anh ta đao to búa lớn thì bạn phải làm công việc bổ khuyết. Nếu bạn có kiến nghị gì hay hoặc ý kiến bất đồng, cần chủ động đưa ra, nhưng tốt nhất là lẳng lặng nêu ra hoặc dùng hình thức văn bản. Nếu tỏ ra không hề quan tâm đến công việc của công ty thì sẽ không được cấp trên trọng dụng.

- Không thể để lộ mình

Những người có thể trở thành cấp trên nói chung đều có năng lực làm việc nhất định song bệnh nghi ngờ của họ cũng khá nặng. Trên đường đời dài dằng dặc, khó tránh khỏi có một số người phản bội lại anh ta, hoặc là được anh ta giúp đỡ nhưng không biết cách báo đáp... Vì vậy, lâu ngày dần, họ sẽ không còn dám cởi mở với người khác nữa.

Loại người này nếu gặp phải cấp dưới có năng lực hơn mình thì sẽ cảm thấy bất an. Họ giữ cho cấp dưới luôn kém mình một bậc thì mới cảm thấy yên tâm. Vì vậy, khi tài năng của bạn cao hơn cấp trên thì không nên để lộ ra tránh đố kỵ, ghen ghét của cấp trên.

- Khiêm tốn tiếp nhận phê bình

Khi bị cấp trên phê bình, trước tiên cần tìm hiểu xem tại sao cấp trên lại phê bình bạn, sau đó nắm chắc tình hình, bình tĩnh ứng phó, không nên phản ứng gay gắt. Khi tiếp nhận phê bình cần tỏ thái độ thành khẩn, qua phê bình quả thực nhận được cái gì, học được cái gì. Cấp trên sẽ nổi giận nếu biết những lời nói của anh ta bị bạn coi như “gió ngang tai”. Nếu bạn không thèm đếm xỉa gì đến phê bình, việc ai người ấy làm thì kết quả có khi còn tồi tệ hơn cả đối đầu trực tiếp, vì khi ấy trong mắt bạn hoàn toàn không có lãnh đạo.

Phê bình tự có cái lý của nó, phê bình sai cũng có điểm xuất phát có thể chấp nhận được. Nếu như bạn không phục thì có thể ngầm đưa ra lời giải thích, tuyệt đối tránh đối đầu trực tiếp. Nhất là trong những trường hợp công khai, bạn không thể rút, ngược lại cũng làm cho cấp trên không thể rút. Không có uy tín thì không thể nào lãnh đạo được. Nếu bạn làm tổn thương uy tín của cấp trên, thì anh ta sẽ tìm cách “sa thải” bạn. Thực ra, bạn có thể thẳng thắn rộng lượng tiếp nhận phê bình của anh ta, như thế cấp trên cũng sẽ ngầm cảm thấy áy náy, hoặc là cảm ơn bạn.

- Lập thành tích

Khi cấp trên giao nhiệm vụ cho bạn, trước tiên tìm hiểu ý của cấp trên; sau đó lựa chọn cách làm tốt nhất để tránh hiểu nhầm gây phiền phức.

Làm bất cứ việc gì cũng cần xác định là không có sai sót gì mới đưa ra cho cấp trên. Cần nhớ kỹ thời gian công việc, nếu không làm xong đúng thời hạn thì cần báo trước cho cấp trên, tất nhiên tốt nhất là không để việc đó xảy ra. Cần làm xong công việc một cách hoàn mỹ, không nên đợi cấp trên nói với bạn nên làm như thế nào. Có người cho rằng cố ý để sót chút sai để cấp trên phát hiện, thì có thể thỏa mãn được thói hư vinh của cấp trên. Cách làm bóp méo nhân cách này không phù hợp với các ngành kinh tế lấy hiệu quả và hiệu ích làm mục tiêu, còn trong các cơ quan hành chính thì rất

khó nói.

Duy trì mối quan hệ tốt với cấp trên, cung cấp cho cấp trên những báo cáo gọn gàng, có sức thuyết phục, đừng để những vấn đề hời hợt và vụn vặt làm phiền anh ta hoặc lãng phí thời gian của anh ta, nhưng những việc quan trọng trước hết cần thỉnh thị anh ta.

Kiên nhẫn tìm hiểu đặc điểm của cấp trên, hoàn thành công việc theo cách mà anh ta thích, không nên hiếu cường, cũng không nên nóng lòng muốn thể hiện mình.

Không nên cho rằng cấp trên ngu dốt, không biết tốt xấu. Nếu quả thực bạn đã cố gắng rồi khi anh ta để ý tới, nhất định sẽ ngày càng có cảm tình với bạn.

- Giao lưu nhiều với cấp trên

Không ít người quen “kính nhi viễn chi” đối với cấp trên. Đây là biểu hiện của thiếu tự tin, rất không có lợi đối với tương lai của mình. Bản thân bạn đứng ở chỗ tối, làm sao mong người khác phát hiện được bạn đây?

Nếu như có cơ hội, hoặc tự mình tìm kiếm cơ hội thì tích cực chủ động “tiếp cận” họ, “chào hỏi” với họ, “nói chuyện thoải mái” với họ.

- Tuân thủ lễ tiết cần thiết

Những người ở đẳng cấp cao nhìn bề ngoài rất thoải mái, nhưng thần kinh của họ lại rất nhạy cảm. Họ có năng lực nhất định, tính cách cũng khá mạnh mẽ. Bạn tuyệt đối không cần phải sợ hoặc rụt rè.

- Không nên phân chia quá rạch ròi công việc trong bổn phận và ngoài bổn phận Không nên chỉ thỏa mãn với việc làm tốt những công việc thuộc bổn phận của mình, mà cần cố gắng làm tốt công việc khác, nâng cáo “giá trị” của mình, cho dù là nhiệm vụ vô cùng khó khăn cũng cần thử hết sức mình. Chỉ có coi công việc của công ty là công việc của mình thì cấp trên mới giao trọng trách của công ty cho bạn.

Cấp trên cũng có những lĩnh vực và công việc không thạo hoặc khó xử lý, cũng không tiện nói “nhờ anh giúp”. Nếu như cấp trên gặp những việc không tiện phái người làm, nếu có cấp dưới tự động dũng cảm xung phong nhận làm thì sẽ tranh thủ được cảm tình của cấp trên.

- Thường xuyên báo cáo tình hình công việc với cấp trên

Trước khi làm việc gì cũng nên báo cáo với cấp trên. Trong quá trình làm việc cần luôn nghĩ tới cấp trên. Cần báo cáo từ việc nhỏ đến việc lớn, luôn nói cho anh ta biết thực trạng công việc. Kết quả tiếp xúc với cấp trên cũng nhất định cần thiết đối với cấp trên trực tiếp của mình.

- Hiểu ý của cấp trên

Nếu chỉ hiểu những lời cấp trên nói theo ý tứ bên ngoài thì không thể nào hiểu được ý thật của anh ta bởi có thể trong lời nói của cấp trên còn hàm chứa một sự ám chỉ nào đó.

Cấp trên nói: “Lạnh quá!”, câu nói này chưa chắc đã là nói với bạn trạng thái thời tiết, có thể là ý nhờ bạn “bật lò sưởi lên”.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w