Phải hành động như thế nào để mau được thăng tiến?

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 51)

Tống Nghĩa là một tiến sĩ về máy tính nhưng mất một thời gian dài vẫn chưa tìm được công việc như ý. Vì người khác thường sợ anh ta “khó bảo”. Về sau, anh ta nghĩ ra một ý, khi tìm việc không đưa ra văn bằng học lực, chỉ nói rằng mình thích chơi máy tính, kết quả là rất nhanh đã tìm được một công việc của một nhân viên lập trình. Trong công tác, ông chủ phát hiện thấy anh ta có thể phát hiện ra nhiều sai sót trong quá trình lập trình, đồng thời đưa ra một số lời khuyên thiết thực, cảm thấy trình độ của anh ta không tầm thường. Lúc này, Tống Nghĩa mới đưa ra bằng tốt nghiệp đại học, thế là ông chủ bố trí cho anh ta một công việc mới. Không lâu sau ông chủ lại phát hiện thấy anh ta có một số điểm hơn người, lúc này anh ta mới đưa ra tấm bằng thạc sĩ. Thế là ông chủ lại bố trí lại vị trí cho anh ta. Sau khi làm ở cương vị mới một thời gian rồi, anh ta lại đưa ra tấm bằng tiến sĩ. Kết quả là ông chủ rất yên tâm giao toàn bộ công ty cho anh ta quản lý.

“Con người thường hướng lên phía trên”, nghĩ đủ mọi cách để được thăng tiến là chuyện không lạ lẫm gì. Nhưng không phải muốn thăng tiến là được thăng tiến, mà cần phải có đủ điều kiện thì mới thăng tiến được.

- Vận dụng năng lực

Năng lực là một cái thang quyết định bạn có thể leo lên cao được bao nhiêu. Nếu bạn trông chờ người khác dùng hai tay nâng bạn lên, thì cần phải luôn luôn đề phòng anh ta buông tay ra. Tất nhiên, năng lực không phải là một khái niệm, đơn giản, nó chủ yếu được cấu thành bởi bốn bộ phận dưới đây:

(1). Kỹ xảo: Có thể đơn giản hóa những kỹ thuật khó khăn hoặc phức tạp.

dụng tự nhiên.

(3). Thái độ: Thể hiện khuynh hướng tâm lý và ý nguyện tích cực ở trình độ cao. (4). Niềm tin: Có lòng tin đối với sự thể hiện toàn diện của mình.

- Không ngừng nâng cao năng lực

Nếu như bạn muốn thăng tiến, thì năng lực hiện có là chưa đủ. Giả sử bạn là một nhân viên bình thường, muốn leo lên cương vị quản lý, vậy thì kỹ năng chuyên môn của bạn hiện nay rõ ràng là không đủ dùng. Bạn cần phải có đủ kỹ năng quản lý tương ứng để có thể quản lý cấp dưới; Còn cần phải thông thạo các kiến thức của bộ phận tương ứng, nhằm tiện cho việc hợp tác với người khác, vân vân. Nếu những năng lực này vẫn còn chưa đủ thì bạn cần phải nhanh chóng học lấy. Suy nghĩ đợi đến khi leo lên rồi mới học là không thiết thực. Chẳng ai muốn đem một chức vụ nào đó giao cho một người tạm thời chưa thể đảm nhiệm được. Chỉ có những người bổ nhiệm người khác vì tình thân thì mới làm như vậy, song trường hợp này không nhiều.

- Tìm kiếm cơ hội thăng tiến

Không phải tất cả mọi năng lực đều giúp ích cho sự phát triển của bạn, cũng không có một năng lực nào có thể thích hợp với mọi chức vụ cả. Tìm kiếm sự phát triển mới có nghĩa là cần nắm bắt được những năng lực mới, hơn nữa cần phải lấy sự nghiệp làm chính, cần phải hiểu rõ năng lực mà mình cần đến và thúc đẩy bản thân thể hiện một năng lực phi thường.

Nếu tự cho rằng thăng tiến thành công là sự tất yếu của bạn, xin đừng ngại vận dụng những kỹ xảo phát triển cá nhân dưới đây:

(1). Nhận thức một cách đúng đắn mục tiêu chức vụ tiếp theo.

(2). Liệt kê những người đang đảm nhiệm vai diễn mà bạn muốn đóng.

(3). Cố gắng khách quan phân loại họ theo sự thể hiện thành công và không thành công.

(4). Lần lượt nhận biết những người thể hiện thành công và thể hiện không thành công.

(5). Cố gắng tìm hiểu rõ nguyên nhân thành công hoặc không thành công của họ. (6). Hỏi rõ cách làm nào giúp cho thành công, đồng thời ghi lại đặc điểm của cách làm đó.

(7). So sánh cách làm “tốt nhất” và “tồi nhất”, xem xem chúng khác nhau ở chỗ nào. (8). Ngoài đơn vị công tác, hãy quan sát những nhân vật thể hiện thành công mà bạn tôn sùng, nhằm rút ra kết luận.

(9). Tham khảo sách giảng dạy, tự nguyện..., nhằm có được những cách nhìn khác nhau.

(10). Viết tỷ mỉ ra những năng lực nổi bật của nhân vật mà bạn tôn sùng.

(11). So sánh năng lực mà bạn cần với năng lực hiện tại của bạn, đồng thời đưa ra kế hoạch nhằm san bằng hố ngăn đó.

(12). Mấu chốt của phân tích năng lực là ở chỗ nghiên cứu tỷ mỉ những người đã diễn những vai diễn đó. Điều này cần phải quan sát và tích cực lắng nghe người khác kể lại.

Hy vọng vượt hơn người là điều không có gì đáng trách cả nhưng đây lại không phải là công việc của một người. Trong khi bạn leo lên từng nấc từng nấc một, vô hình trung sẽ cạnh tranh với những đồng nghiệp khác, thậm chí còn “dẫm đạp” lên đối phương thì mới có thể tiến bước vững chắc được. Chỉ có hết sức tự kiềm chế bản thân, không ác ý gây tổn thương cho người khác, cố gắng vươn lên, cuối cùng giành được thành quả tốt đẹp và tự vấn lòng mình không thấy hổ thẹn, những người như vậy mới là thành công thực sự.

Kinh nghiệm làm người

Làm việc trước tiên cần làm người”, đây là lối nói về kinh nghiệm gần như là chân lý vậy. Một số thanh niên mới bước vào xã hội cho rằng làm tốt công việc trong bổn phận của mình thì mọi sự đều may mắn rồi, kết quả là trong công việc thực tế thường luôn bị gò bó, công việc thường không thuận lợi, cho dù có làm xuất sắc cũng chỉ là lao động khổ sở, chứ không có công lao, những phần tốt đều thuộc về người khác. Đặc điểm cơ bản của lao động hiện đại là phân công và hợp tác. Không ai có thể làm tất cả mọi việc được. Nếu như không làm tốt quan hệ giao tiếp thì sẽ không thể nói tới hợp tác được. Bạn cần tin vào điểm này: Bạn không coi người khác là bạn, thì người

khác có thể sẽ coi bạn là thù.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w