7. Kết cấu của nghiên cứu
1.3.1 Đánh giá và lựa chọn mô hình nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến dòng nhân lực đƣợc thực hiện bởi nhiều tác giả trên thế giới. Trong đó có nghiên cứu của Jinlou Shi (2007) tổng quát đƣợc những yếu chính ảnh hƣởng đến sự biến động dòng nhân lực (cá nhân, tổ chức, xã hội) tƣơng đồng với quan điểm của Micheal Beer và công sự năm 1984. Đây là lý do để tác giả lựa chọn mô hình của Jinlou Shi (2007) làm mô hình nghiên cứu trong đề tài này.
Khi áp dụng mô hình này vào Việt Nam tác giả nhận thấy có một số hạn chế nhƣ sau:
Việt Nam là nƣớc đang phát triển, tốc độ phát triển không đồng đều giữa các ngành, các tổ chức trong cùng một ngành. Do vậy, nếu đối tƣợng nghiên cứu không thuộc những ngành nghề tƣơng đồng và/hoặc trình độ của số đông ngƣời lao động của các tổ chức khác nhau có sự khác biệt quá lớn thì kết quả nghiên cứu khó đƣa ra đƣợc kết luận có ý nghĩa.
Quan điểm của số đông cá nhân, tổ chức, xã hội về nghề ngiệp, môi trƣờng tại Việt Nam chƣa tiến bộ, chƣa hòa nhập đƣợc với xu thế quốc tế. Vì vậy, việc đánh giá sự hợp lý, bất hợp lý trong dịch chuyển của dòng nhân lực theo quan điểm xuất phát từ ba khía cạnh trên gặp nhiều khó khăn, thậm chí khó đƣa ra kết luận chính xác.
Khó khăn trong việc thu thập dữ liệu trên phạm vi rộng do quá trình lƣu trữ thông tin tại các tổ chức Việt Nam thƣờng không đầy đủ, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nghiên cứu theo mô hình trên.
Xét về mặt lý luận và ý nghĩa thực tiễn, cũng nhƣ sự phù hợp của mô hình với mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú”, tác giả quyết định sử dụng mô hình dòng nhân lực của Jinlou Shi (2007) làm mô hình nghiên cứu của đề tài nhƣng có thay đổi một số chi tiết nhằm khắc phục một số hạn chế trên khi áp dụng vào thực tế.
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động nguồn nhân lực