7. Kết cấu của nghiên cứu
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Vũ Cao Đàm (1999, tr.51) phát biểu rằng: “Giả thuyết nghiên cứu là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật, do ngƣời nghiên cứu đƣa ra để chứng minh hoặc bác bỏ”. Giả thuyết nghiên cứu là một phát biểu về mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (mối liên hệ nhân – quả), tác giả sẽ đi kiểm định giả thuyết này qua quá trình nghiên cứu.
Từ các nghiên cứu có liên quan và các mô hình lý thuyết đã tham khảo, tác giả đã đƣa ra giả thuyết nghiên cứu sau:
Nhân tố tuổi của ngƣời lao động bao gồm tuổi và thâm niên của ngƣời lao động. Tuổi của ngƣời lao động trong ngành du lịch ngày càng đƣợc trẻ hóa nhƣng chủ
Nhân tố tuổi – Thâm niên Age factor
Nhân tố đặc tính cá nhân Individual factor
Nhân tố đầu tƣ vào nghề nghiệp Occupation investment factor Nhân tố quan điểm nghề nghiệp
Occupation image factor Nhân tố cấp độ kỹ thuật Engineering level factor Nhân tố môi trƣờng xã hội
Social environment factor Nhân tố môi trƣờng làm việc
Work environment factor
Sự biến động nguồn nhân lực – Dòng nhân lực The Human Resources Flow
yếu ở các vị trí nhân viên, còn đối với các vị trí lãnh đạo, nhân sự có thâm niên, kinh nghiệm và hiệu quả công việc tốt thì vẫn đƣợc trọng dụng và thuộc đối tƣợng thu hút liên tục của các công ty du lịch đối thủ. Thâm niên là một trong những cơ sở quan trọng đánh giá sự trung thành của ngƣời lao động, đặc biệt là những ngƣời lao động trƣởng thành, công hiến và thăng tiến trong quá trình làm việc tại tổ chức. Thông thƣờng với những ngƣời có thâm niên cao, gắn bó với tổ chức trong thời gian dài thì trừ khi có lý do đặc biệt mới có thể khiến họ rời khỏi tổ chức để làm việc ở nơi khác. Do vậy, có thể nói nhân tố tuổi là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến dòng nhân lực và đƣợc cân nhắc trong quá trình thu hút, đào tạo và phát triển nhân lực.
H1: Những cá nhân có tuổi, thâm niên càng cao thì mức độ biến động nhân lực càng thấp.
Ngày nay, cơ hội làm việc ngày càng nhiều, chỉ cần ngƣời lao động muốn là dƣờng nhƣ có thể thay đổi công việc của mình. Sự trung thành của ngƣời lao động với tổ chức có khả năng thay đổi bởi ảnh hƣởng của tham vọng, tính cách, lòng tin…của bản thân. Nhân tố này có khả năng tác động khó kiểm soát đến lòng nhân lực, cần đƣợc chú ý và theo dõi cụ thể trong suốt quá trình làm việc của ngƣời lao động.
H2: Những cá nhân có cá tính càng mạnh thì mức độ biến động nhân lực càng cao.
Mức độ đầu tƣ vào nghề nghiệp có thể ảnh hƣởng đến dòng nhân lực. Ngƣời lao động có tâm huyết thƣờng bỏ nhiều thời gian, công sức để làm gia tăng hiệu quả công việc, do vậy thƣờng không có ý định rời bỏ tổ chức.
H3: Những cá nhân quan tâm và đầu tư vào công việc, nghề nghiệp càng nhiều thì mức độ biến động nhân lực càng thấp.
Quan điểm nghề nghiệp là quan điểm đồng tình hay phản đối của xã hội nói chung về việc thay đổi nghề nghiệp của ngƣời lao động, hoặc quan điểm của chính bản thân ngƣời lao động đối với việc nên hay không nên chuyển sang những ngành nghề đƣợc xã hội đánh giá cao, tổ chức có thƣơng hiệu mạnh, nổi tiếng…
H4: Những công việc được sự ủng hộ của xã hội thì mức độ biến động nhân lực càng thấp.
Công việc càng phức tạp, cần chuyên môn cao thì yêu cầu khắc khe hơn về chất lƣợng nhân sự và càng dễ đào thải nhân sự nên có khả năng làm ảnh hƣởng đến sự dịch chuyển đi ra của dòng nhân lực. Bên cạnh đó, với những ngƣời có khả năng chuyên môn kỹ thuật cao, những công việc đặc biệt cần chuyên gia cấp cao sẽ có thể thu hút đƣợc họ và do vậy, dòng nhân lực đi vào lại có thể gia tăng. Nhƣ vậy, nhân tố cấp độ kỹ thuật có khả năng làm biến động dòng nhân lực.
H5: Những cá nhân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao thì mức độ biến động nhân lực càng cao.
Nhân tố môi trƣờng xã hội bao gồm các chính sách kinh tế, khoa học kỹ thuật, sự phát triển ngành nghề địa phƣơng…Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, chính phủ hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành nghề, mở rộng, đa dạng các ngành nghề thì cơ hội đƣợc lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu bản thân ngày càng mở rộng. Nhƣ vậy môi trƣờng xã hội có khả năng ảnh hƣởng đến sự biến động nguồn nhân lực.
H6: Nền kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì mức độ biến động nhân lực càng cao.
Áp lực của chính sách quản lý theo mục tiêu của tổ chức, hình thức giám sát, văn hóa, phong cánh lãnh đạo, mối quan hệ con ngƣời với nhau tại tổ chức là những nhân tố có khả năng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự biến động nhân lực của tổ chức.
H7: Môi trường làm việc càng thân thiện, xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của người lao động sẽ làm giảm mức độ biến động nhân lực.
Sự biến động nhân lực đƣợc thể hiện thông qua sự gia tăng nhân lực luân chuyển vào, trong nội bộ và ra khỏi tổ chức. Sự gia tăng của các dòng nhân lực có tác động qua lai với nhau, kết quả của nhiều sự kiện, vấn đề liên quan đến quản trị dòng nhân lực, đến quan điểm, nhu cầu của bản thân ngƣời lao động và bởi các tác động của môi trƣờng xã hội bên ngoài. Vấn đề cẩn thảo luận ở đây là những nhân tố nói trên sẽ tác động đến sự biến động nhân lực (dòng nhân lực) nhƣ thế nào. Từ đó tổ chức có nhận định căn bản hơn về chiến lƣợc quản trị dòng nhân lực của mình nhằm tiếp tục đƣa ra những chính sách nhân sự phù hợp.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LONG PHÚ 2.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú
Địa chỉ trụ sở chính của Công ty: Đá Chồng – Vĩnh Lƣơng – Nha Trang – Khánh Hòa. Điện thoại: 058.3839067
Fax : 058.3839018
Email : longphutourist@dng.vnn.vn Website : http://longphutourist.com
http://longphu.khatoco.com
Tiền thân của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú là Công ty nuôi khỉ Phú Khánh đƣợc thành lập ngày 13/01/1984 do Chính phủ Liên Xô đầu tƣ toàn bộ về vốn, con giống, kỹ thuật nuôi cũng nhƣ bao tiêu sản phẩm – Mục đích nuôi khỉ để xuất khẩu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Ngày 18/4/1984 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô ký hiệp ƣớc thƣơng mại về vấn đề nuôi khỉ xuất khẩu, một năm sau ngày 18/4/1985 Công ty nuôi khỉ Phú Khánh đổi tên thành Công ty 18/4 có trụ sở tại 68 Trần Phú – Nha Trang. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là nuôi khỉ tại các đảo Hòn Thị, Hòn Lao, hòn Sầm thuộc vùng Đầm Nha Phu và tại đảo Hòn Nứa thuộc vịnh Vân Phong – Khánh Hòa.
Đến năm 1990 do biến động về chính trị nên Liên Xô trở về nƣớc, Công ty mất toàn bộ thị trƣờng tiêu thụ và vốn kinh doanh do đó Công ty có nguy cơ trên bờ phá sản.
Tháng 4/1993 căn cứ nghị định 388/HĐBT ngày 21/01/1991 và nghị định số 156/HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng và quyết định số 1052/QĐ – UB của UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nƣớc mang tên: Công ty 18/4, Công ty trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý, mã số 19 với ngành nghề kinh doanh chính:
- Chăn nuôi khỉ và động vật rừng
- Chế biến các sản phẩm từ khỉ và động vật rừng. - Xuất khẩu nuôi khỉ.
Công ty nuôi khỉ theo hình thức công nghiệp (nuôi nhốt trong chuồng) tại trại nuôi Đƣờng Đệ - Nha Trang với số lƣợng lớn trên 5.000 con, sản phẩm chế biến chủ yếu là cao khỉ.
Trong những năm từ 1993 đến 1996 Công ty vẫn chƣa tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ trên thế giới để xuất khẩu mà chỉ bán trong nƣớc, sản phẩm còn nghèo nàn chủ yếu là cao khỉ chế biến theo hình thức thủ công do đó kinh doanh mà không có hiệu quả. Công ty phải chuyển toàn bộ số khỉ nuôi nhốt ra thả nuôi theo hình thức bán công nghiệp tại các đảo Hòn Lao, Hòn Thị để giảm bớt chi phí nuôi.
Lúc này du khách hiếu kỳ ra đảo tham quan xem khỉ nên xuất hiện dịch vụ du lịch tham quan (đảo khỉ) mang tính tự phát do tổ chức Công đoàn Công ty đứng ra làm theo hình thức đầu tƣ góp vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tháng 10/1996 Công ty 18/4 đƣợc UBND tỉnh giao cho Xí nghiệp Liên Hiệp thuốc lá Khánh Hòa quản lý khai thác du lịch tại các cụm đảo Hòn Lao, Hòn Thị, Hòn Sầm…trong vùng Đầm Nha Phu.
Năm 1997 Công ty bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh nhƣ sau: - Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, làng du lịch - Kinh doanh các dịch vụ ăn uống và nghĩ dƣỡng.
- Vận chuyển khách du lịch và vận tải khách hàng theo tuyến cố định. - Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí.
- Bán hàng lƣu niệm.
- Mua bán rƣợu và thuốc lá điếu sản xuất trong nƣớc.
Ngày 25/5/2001 theo quyết định số 1881/2001/QĐ_UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa (V/v sát nhập Công ty 18/4 và Công ty Khách sạn Hoàng Gia thành Công ty Du Lịch Long Phú. Công ty Khách sạn Hoàng Gia là doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc Xí nghiệp Liên hiệp thuốc lá Khánh Hòa quản lý có trụ sở tại 40 Thái Nguyên - Nha Trang – Chuyên kinh doanh khách sạn và du lịch sinh thái tại Khu du lịch suối Hoa Lan – Ninh Hòa – Khánh Hòa).
Công ty du lịch Long Phú hoạt động từ năm 2001 đến năm 2006 theo giấy đăng ký kinh doanh số 113356. Ngày cấp 20/6/2001. Kinh doanh các ngành nghề nhƣ trên đảo và bao gồm các điểm kinh doanh chính nhƣ sau:
- Khu du lịch Hòn Lao (đảo khỉ) :Đá chồng – Vĩnh Lƣơng – Nha Trang. - Khu du lịch suối Hoa Lan :Ninh Phú – Ninh Hòa – Khánh Hòa - Khu du lịch Hòn Thị :Ninh Ích – Ninh Hòa – Khánh Hòa - Khách sạn Hoàng gia :40 Thái Nguyên – Nha Trang - Trung tâm lữ hành nội địa quốc tế :84 Hùng Vƣơng – Nha Trang
Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú là một Công ty con của Tổng Công ty Khánh Việt do đó đƣợc sự ƣu đãi từ các nguồn hỗ trợ của Tổng Công ty nhất là về vốn vay.
Ngày 18/3/2005 căn cứ quyết định số 54/2005/QĐ – TTG của Thủ tƣớng Chính phủ “V/v phê duyệt, điều chỉnh phƣơng án sản xuất đổi mới 8 doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc tỉnh Khánh Hòa chuyển sang Công ty Cổ phần trong đó có Công ty Du Lịch Long Phú.
Công ty Cổ phần Du Lịch Long Phú đƣợc thành lập theo quyết định số 1734/QĐ – UBND ngày 09/10/2006 của UBND tỉnh Khánh Hòa “V/v chuyển doanh nghiệp Nhà nƣớc – Công ty du lịch Long Phú thuộc Tổng Công ty Khánh Việt thành CTCP”.
2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Hình 1.6)
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý công ty thẩm quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty. Quản lý công ty theo điều lệ và thực hiện kế hoạch phát triển dài hạn của công ty, trực tiếp theo dõi đề ra các phƣơng pháp cần thiết nhằm thực hiện tốt các hoạt động của công ty trong từng thời kỳ, huy động vốn cho từng thời điểm thích hợp.
Ban Giám đốc
Giám đốc: Giám đốc là ngƣời đƣợc hội đồng quản trị bầu ra, thay mặt hội đồng chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có quyền và nghĩa vụ sau: Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng đề án, kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn để báo cáo lên hội đồng quản trị.
Quan hệ giao dịch với khách hàng, ký kết hợp đồng kinh tế, chủ động liên doanh, liên kết với các đối tác theo đúng quy định của nhà nƣớc nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh của công ty. Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng và kỉ luật, nâng lƣơng theo sự phân cấp của cấp trên và theo quy định của pháp luật hiện hành. Đƣợc quyền chủ động thành lập và giải thể các bộ phận sản xuất kinh doanh, dịch vụ trực thuộc công ty. Có trách nhiệm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Chịu mọi trách nhiệm trƣớc pháp luật về những công việc thuộc thẩm quyền của mình.
Phó Giám đốc:Là ngƣời trợ giúp và cố vấn cho giám đốc trong việc điều hành, triển khai mọi hoạt động của Công ty. Phó giám đốc phụ trách các đảo và nhà hàng ở trụ sở chính, phụ trách công ty lữ hành gồm bộ phận lữ hành và khách sạn.
Phòng tổ chức hành chính
Chức năng: Tham mƣu, giúp việc cho Ban giám đốc Công ty về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, sự kiện, thi đua, lao động tiền lƣơng, thông tin và quản lý website của Công ty, lƣu trữ hồ sơ, soạn thảo văn bản và các thủ tục hành chính.
Nhiệm vụ:
- Kiểm tra đôn đốc các bộ phận, nhân viên trong toàn Công ty thực hiện theo các văn bản của Nhà nƣớc, Tổng Công ty và Công ty đã ban hành;
- Thực hiện công tác tổ chức, bộ máy nhân sự của Công ty theo chỉ đạo của Giám đốc;
- Xây dựng phƣơng án quy hoạch cán bộ; luân chuyển cán bộ, nhân viên nghiệp vụ; kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công nhân viên. Phối hợp phòng Kinh doanh, phòng Kế toán và các Quản đốc thực hiện công tác đào tạo và tuyển dụng lao động trình Giám đốc để tổ chức thực hiện theo quy định;
- Phối hợp với Công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai tổ chức các phong trào thi đua; theo dõi đôn đốc các bộ phận. Tổng hợp đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời và có biện pháp động viên thúc đẩy phong trào thi đua;
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê các lĩnh vực thuộc chức năng của Phòng theo quy định. Soạn thảo các văn bản, báo cáo của cơ quan theo yêu cầu của hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty;
- Thực hiện công tác lao động tiền lƣơng, thƣởng, Bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách liên quan đến ngƣời lao động của công ty;
- Xây dựng tiêu chuẩn, tổ chức thi nâng bậc nghề, định mức lao động cho các bộ phận và cán bộ công nhân viên;
- Phối hợp với các bộ phận, các phòng, Ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên xây dựng dự thảo các qui chế, qui định, nội qui, thỏa ƣớc phù hợp với thực tế hoạt động của Công ty và Pháp luật Nhà nƣớc để trình Giám đốc ký;
- Tiếp nhận, chuyển công văn đi, đến; quản lý và sử dụng con dấu; lƣu trữ hồ sơ của Công ty theo đúng nguyên tắc, chế độ, của Nhà nƣớc. In, sao các văn bản theo sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty;
- Quản lý tài sản của phòng theo chế độ quy định; sắp xếp nơi làm việc, trang thiết bị phƣơng tiện làm việc của phòng sử dụng có hiệu quả. Phục vụ các cuộc họp, hội nghị, sự kiện do công ty tổ chức;
- Phối hợp với các phòng, bộ phận trong chi tiêu phục vụ hành chính văn phòng