- Cho vay thấu chi:
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng
Quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu được thực hiện đồng bộ thống nhất theo Quy trình tín dụng chung của Ngân hàng TMCP Bắc Á, gồm 8 bước. Cụ thể như sau:
Sơ đồ.2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Bắc Á
(Nguồn: Quy trình tín dụng – Ngân hàng TMCP Bắc Á) Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Cán bộ tín dụng (CBTD) / Chuyên viên Quan hệ khách hàng (CVQHKH) lập kế hoạch và tìm kiếm, tiếp cận trực tiếp với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Sau khi xác định được nhu cầu của khách hàng và có những đánh giá sơ bộ, cán bộ tín dụng tư vấn, đề xuất cho khách hàng các sản phẩm cho vay phù hợp cùng các thông tin cần thiết về lãi suất và các điều kiện khác.
Bước 2: Hướng dẫn khách hàng các thủ tục, hồ sơ vay vốn
6. Kiểm tra, giám sát
sau giải ngân
1. Tiếp xúc với KH, tiếp
nhận nhu cầu KH
2. Hướng dẫn KH các
thủ tục, hồ sơ vay vốn 3. Thẩm định tín dụng, lậpvà trình đề xuất tín dụng
5. Thực hiện giải
ngân
7.Thu nợ và xử lý các
vấn đề phát sinh 8. Tất toán Hợpđồng tín dụng
4. Xét duyệt, phê duyệt
Sau khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, CBTD/CVQHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn có kèm theo danh mục hồ sơ, bao gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính, Hồ sơ phương án sử dụng vốn vay và Hồ sơ tài sản đảm bảo. CBTD/CVQHKH kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ mà khách hàng cung cấp, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm hồ sơ khác nếu thấy cần thiết.
Bước 3: Thẩm định tín dụng, lập và trình đề xuất cấp tín dụng
CBTD/CVQHKH tiến hành thẩm định tín dụng, bao gồm những nội dung sau:
- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng;
- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực hoạt động và năng lực tài chính của khách hàng;
- Thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư;
- Thẩm định tài sản đảm bảo và các biện pháp đảm bảo tiền vay.
Đối với các trường hợp cấp tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng, có tài sản cầm cố là Sổ tiết kiệm khách hàng không nhất thiết phải có phương án sử dụng vốn vay.
CBTD/CVQHKH lập và trình đề xuất cấp tín dụng:
Sau khi thẩm định khách hàng, CBTD/CVQHKH lập đề xuất cấp tín dụng trình Trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin trong đề xuất và ký duyệt đề xuất tín dụng.
Trình cấp có thẩm quyền xét duyệt tín dụng (tùy theo quy định về hạn mức phán quyết do Hội đồng quy định từng thời kỳ).
- Đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, sau khi trưởng phòng tín dụng ký duyệt đề xuất tín dụng, CBTD/CVQHKH trình Giám đốc Chi nhánh xét duyệt và phê duyệt đề xuất tín dụng.
- Đối với các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh thì phải tiến hành thêm bước tái thẩm định, chuyển hồ sơ và đề xuất tín dụng đến phòng Tái thẩm định. Sau khi có ý kiến của Giám đốc chi nhánh, CBTD/CVQHKH có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, bàn giao hồ sơ và đề xuất lên Phòng Tái thẩm định – Khối quản lý rủi ro tại Hội sở Bac A Bank.
Phê duyệt khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh: Sau khi xem xét đề xuất tín dụng đã được Trưởng phòng tín dụng ký duyệt do CBTD/CVQHKH trình, Giám đốc Chi nhánh xem xét đề xuất, đối chiếu với quy định, quy chế cấp tín dụng của Bac A Bank và quyết định:
- Đồng ý cấp tín dụng: phê duyệt trực tiếp vào đề xuất tín dụng và chỉ đạo CBTD/CVQHKH hoàn thiện thủ tục, giải ngân cho khách hàng theo đúng quy định của Bac A Bank.
- Không đồng ý cấp tín dụng: phê duyệt trực tiếp vào đề xuất tín dụng, nêu rõ lý do và những vấn đề khác với ý kiến của CBTD/CVQHKH (nếu có) và chỉ đạo CBTD/CVQHKH làm thông báo từ chối cấp tín dụng theo mẫu của Bac A Bank, gửi cho khách hàng.
Phê duyệt khoản vay vượt thẩm quyền phàn quyết của Giám đốc Chi nhánh:
Sau khi có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền tại Hội sở Bac A Bank, CBTD có trách nhiệm báo cáo kết quả với Trưởng phòng tín dụng và Giám đốc Chi nhánh.
- Đồng ý cấp tín dụng: Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo CBTD/CVQHKH hoàn thiện
thủ tục, giải ngân cho khách hàng theo đúng quy định của Bac A Bank.
- Không đồng ý cấp tín dụng: Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo CBTD/CVQHKH làm thông báo từ chối cấp tín dụng theo mẫu của Bac A Bank, gửi cho khách hàng.
Bước 5: Thực hiện giải ngân
Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý cấp tín dụng, CBTD/CVQHKH chuyển toàn bộ hồ sơ khoản vay sang Bộ phận Hỗ trợ tín dụng (HTTD).
CVHTTD tiếp nhận hồ sơ và đề nghị khách hàng hoàn thiện hồ sơ để tiến hành giải ngân (Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, Khế ước nhận nợ, Giấy đề nghị giải ngân, Chứng từ làm căn cứ giải ngân). Tiến hành nhập kho Tài sản đảm bảo sau khi đã ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.
CVHTTD kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ, kiểm tra các chữ ký xác nhận của Phòng Quan hệ khách hàng và các cấp phê duyệt có thẩm quyền.
CVHTTD thực hiện giải ngân cho khách hàng: lập hợp đồng, giải ngân vào khế ước trên Hệ thống Corebanking của Ngân hàng và quản lý, lưu trữ toàn bộ hồ sơ.
Bước 6: Kiểm tra, giám sát sau giải ngân
CBTD/CVQHKH đề nghị khách hàng cung cấp định kỳ, thường xuyên Báo cáo tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay.
Tối đa 20 ngày sau lần giải ngân đầu tiên và định kỳ tối đa 03 tháng, CBTD/CVQHKH tiến hành kiểm tra, giám sát trực tiếp quá trình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tình hình hoạt động và thực trạng tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân, CBTD/CVQHKH cần nắm bắt rõ tình hình của khách hàng, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
Bước 7: Thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh
Định kỳ đến kỳ trả nợ gốc, nợ lãi, phí theo lịch trả nợ quy định tại Hợp đồng cấp tín dụng, CBTD/CVQHKH thông báo cho khách hàng bằng các hình thức như: gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi thông báo qua fax, email hoặc gặp trực tiếp khách hàng. CBTD theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tình huống: Trả nợ trước hạn; Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ; Chuyển nợ quá hạn; Xử lý thu nợ quá hạn; Xử lý tài sản bảo đảm; Giảm miễn lãi, xử lý nợ từ quỹ dự phòng rủi ro, khoanh nợ hoặc xoá nợ theo quy định.
CBHTTD thực hiện các bút toán thu nợ và điều chỉnh (nếu có) trên hệ thống Corebanking, thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát gián tiếp khách hàng, thông báo cho CBTD/CVQHKH về tình trạng của khách hàng để cảnh báo và xử lý kịp thời.
Bước 8: Tất toán Hợp đồng tín dụng
Sau khi khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, CBHTTD thực hiện tất toán Hợp đồng tín dụng, bao gồm:
- Kiểm tra, đối chiếu số dư nợ gốc, nợ lãi hoặc các loại phí phải nộp của khách hàng (nếu có) trên hệ thống Corebanking để chắc chắn rằng khách hàng đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ theo cam kết trong Hợp đồng tín dụng.
- Lập biên bản thanh lý Hợp đồng tín dụng, trình Trưởng phòng và Giám đốc chi nhánh ký.
- Làm các thủ tục giải tỏa tài sản đảm bảo cho khách hàng: Làm thông báo giải tỏa TSĐB, Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp,… để khách hàng đến các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục giải chấp.
- Tiến hành lưu trữ hồ sơ khách hàng theo quy định.
2.2.2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàngTMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng ĐậuTMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu