Quy trình cho vay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu (Trang 39)

- Cho vay thấu chi:

1.3.1.2. Quy trình cho vay của Ngân hàng

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cho vay cho đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Đây là một quy trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng công tác giai đoạn sau. Dựa vào quy trình cho vay, Ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Quy trình cho vay còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cho vay và điều chỉnh chính sách cho vay phù hợp với thực tiễn. Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình cho vay, Ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cho vay. Điều đó cho thấy một Ngân

hàng có quy trình cho vay hợp lý thì chất lượng cho vay sẽ được đảm bảo, hoạt động cho vay sẽ có điều kiện để phát triển và ngược lại.

1.3.1.3. Công tác thẩm định cho vay của Ngân hàng

Công tác thẩm định các khoản vay là việc tổ chức, xem xét một cách khái quát toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, độ chính xác, an toàn và hiệu quả của một phương án vay vốn. Kết quả của quá trình thẩm định sẽ dùng để Ngân hàng quyết định xem có thực hiện cho vay hay không. Mặc dù không thể tránh được tất cả các sai sót, nhưng làm tốt khâu thẩm định sẽ giúp CBTD phần nào dự báo được hiệu quả tài chính và tính khả thi của từng hồ sơ vay vốn để có thể chọn lọc đuợc các hồ sơ vay vốn tốt, có hiệu quả; từ đó tạo tiền đề cho việc thu hồi vốn và lãi một cách đầy đủ, đúng hạn, hạn chế được rủi ro phát sinh. Ngược lại, nếu việc thẩm định được tiến hành không chặt chẽ, khả năng Ngân hàng bị mất vốn cho vay rất cao.

Đối với cho vay ngắn hạn, do tính đặc thù là thường xuyên, kịp thời nên khâu thẩm định cũng đòi hỏi phải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời phải đảm bảo chính xác và an toàn. Chính vì thế, quá trình thẩm định không chỉ đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn thông tin mà còn yêu cầu trình độ chuyên môn và sự phán đoán nhanh nhạy, xử lý linh hoạt của CBTD.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w