- Cho vay thấu chi:
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
Để tạo một môi trường tốt hơn cho các hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp, trong thời gian tới, Chính phủ cần thực hiện những giải pháp sau:
Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Chính phủ cần ổn định nền kinh tế vĩ mô, vì đây là môi trường chung của mọi hoạt động kinh tế, của bản thân Ngân hàng cũng như của khách hàng vay vốn.
Tất cả những biến động trong nền kinh tế vĩ mô như các chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, giá vàng,... đều có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, đến đời sống của dân cư và cả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Do đó chính phủ cần phải phối hợp với Ngân hàng nhà nước và các Bộ ngành liên quan nhằm thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn, tạo ra môi trường kinh tế ổn định cho các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng.
Hoàn thiện môi trường pháp lý
Chính phủ cần tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhật và chặt chẽ để khách hàng vay vốn và Ngân hàng thương mại có cơ sở và căn cứ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Hoạt động tín dụng chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, do đó một môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất và hợp lý sẽ giúp cho Ngân hàng thương mại hoàn thiện và phát triển hoạt động của mình hơn. Hiện nay, hệ thống pháp luật Nhà nước ta vẫn chưa thực sự thống nhất và chặt chẽ. Cơ chế, chính sách của Nhà nước vẫn còn có bất cập, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành có liên quan. Chính vì vậy, đề nghị Chính phủ có những chính sách phù hợp hơn đối với lĩnh vực Ngân hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, phát triển hoạt động Ngân hàng nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng. Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ cần chú ý đến tính thống nhất giữa các văn bản của các Bộ, ngành liên quan và phải gắn liền với thực tế, cùng
với đó là phải có những hướng dẫn cụ thể để các Ngân hàng chủ động và dễ dàng thực hiện.
Các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay, trong đó có cho vay ngắn hạn như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, thủ tục cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp,… cũng cần được giải quyết nhanh chóng, thủ tục gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cho vay tại NHTM.
Tăng cường công tác kiểm toán
Đây là điều kiện để minh bạch hóa Báo cáo tài chính của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định tín dụng của NHTM. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện Luật kế toán số 03/2003/QH11 của Quốc hội ngày 17/06/2003, Luật kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11 của Quốc hội ngày 14/06/2005 để đạt được chuẩn mực trong công tác kế toán, kiểm toán, đồng thời tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, tăng cường hoạt động kiểm toán nhằm minh bạch các báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp đưa thông tin tài chính sai lệch, gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng. Đối với các NHTM, thông tin từ Báo cáo tài chính là những thông tin chủ yếu và rất quan trọng. Mức độ chính xác của những thông tin này ảnh hưởng lớn tới chất lượng thông tin tín dụng, chất lượng công tác thẩm định tín dụng, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả của khoản cho vay và sự phát triển của hoạt động cho vay, trong đó có cho vay ngắn hạn.
KẾT LUẬN
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp, để thực hiện thành công đòi hỏi một khối lượng nguồn vốn đầu tư rất lớn. Do đó, hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại đóng một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, cho vay cũng là yếu tố quyết định hoạt động kinh doanh của NHTM vì nó mang lại nguồn thu lớn nhất của các NHTM. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng từ đó đưa ra các giải pháp để mở rộng và phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn là điều hết sức cần thiết.
Những năm qua cùng với xu hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu đã có rất nhiều cố gắng nhằm phát triển hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng, có được những thành tích như vậy là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực của đội ngũ CBCNV Chi nhánh.
Tuy nhiên trước những nhu cầu đặt ra ngày càng cao thì việc phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn, mở rộng quy mô hoạt động đồng thời đảm bảo hoạt động cho vay an toàn, có hiệu quả là rất cần thiết. Vì thế, việc nghiên cứu phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa quan trọng. Sau một thời gian nghiên cứu vấn đề này, những nhiệm vụ chủ yếu sau đã được hoàn thành:
Thứ nhất, giới thiệu, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay ngắn hạn. Trong đó tiêu biểu là:
i. Xây dựng ba nhóm chỉ tiêu về: quy mô, mức độ an toàn và mức độ sinh lời của hoạt động cho vay ngắn hạn. Từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng hoạt động này trong Chương 2.
ii. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn, bao gồm 08 nhân tố chủ quan và 07 nhân tố khách quan, giúp cho việc đánh giá thực trạng hoạt động trong Chương 2.
Thứ hai, phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu trong giai đoạn 2011-2013, từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.
i. Chỉ ra 03 kết quả đạt được, trong đó tiêu biểu là: doanh số và dư nợ cho vay ngắn hạn đều tăng qua các năm và chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn khá tốt.
ii. Chỉ ra 03 hạn chế còn tồn tại, cụ thể là quy mô của hoạt động còn nhỏ so với tiềm năng và tiềm lực của Chi nhánh, hoạt động vẫn còn chứa nguy cơ rủi ro và hoạt động chỉ tập trung các phương thức cho vay truyền thống.
iii. Đưa ra 10 nguyên nhân của những hạn chế trên, trong đó có 05 nguyên nhân chủ quan và 05 nguyên nhân khách quan.
Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân được rút ra, luận văn đưa ra 06 giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu. Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể với Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và bộ ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại các NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng.
Do đây là một vấn đề khá phức tạp và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp trong khi bản thân vẫn còn những hạn chế trong lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên những ý kiến đề xuất không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những góp ý, nhận xét của thầy cô và tất cả những ai quan tâm để luận văn này được hoàn thiện hơn nữa. Tôi hi vọng ở một chừng mực nào đó, những nghiên cứu và giải pháp nêu trên sẽ giúp ích cho công việc của Cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu nói riêng, góp phần phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh.
I. Giáo trình:
1. Feredic S.Miskin, 1994 - Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - NXB Khoa học và Kỹ thuật.
2. Peter Rose, 2003 - Quản trị ngân hàng thương mại - NXB Tài chính.
3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, 2013 - Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2011 – Giáo trình Ngân hàng thương mại – NXB Thống kê.
5. TS Nguyễn Hữu Tài, 2009 - Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ - NXB Thống Kê.
6. TS. Phạm Văn Sinh, GS.TS Phạm Quang Phan, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac – Lênin, 2009, NXB Chính trị Quốc gia.
II. Văn bản pháp luật:
7. Quốc hội, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, 16/06/2010.
8. Ngân hàng Nhà nước, Quyết Định 1627/2001/QĐ- NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ngày 31/12/2001.
9. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng ngày 22/04/2005.
10. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
11. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 09/2014/TT-NHNN sử đổi bổ sung một số điều Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 18/03/2014.
III. Tài liệu nội bộ Bac A Bank Hàng Đậu:
12. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu năm 2011- 2013.
13. Báo cáo hoạt động tín dụng của phòng Quan hệ khách hàng – Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu năm 2011-2013.
IV. Các trang web:
14. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2012-2013.
http://baca-bank.vn/Uploaded/FileDinhKem/Bao%20cao%20thuong%20nien%202012.pdf 16. “Tổng quan phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013”, TS Bùi Đức Thọ, Tạp chí Tài chính, ngày 31/12/2013.
http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Tong-quan-phat-trien-kinh-te-Viet-Nam- giai-doan-2011-2013/39451.tctc
17. “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013 và triển vọng 2014-2015”, PGS.TS Bùi Tất Thắng, Tạp chí điện tử Kinh tế và dự báo, ngày 13/01/2014.
http://kinhtevadubao.com.vn/dinh-huong-phat-trien/kinh-te-viet-nam-giai-doan-2011- 2013-va-trien-vong-2014-2015-1971.html
18. “Điểm lại quá trình điều chỉnh giảm lãi suất giai đoạn 2011-2013”, ngày 30/09/2013. http://vietstock.vn/2013/09/diem-lai-qua-trinh-dieu-chinh-giam-lai-suat-giai-doan-2011- 2013-757-316231.htm
19. “Bức tranh nợ xấu 2011-2013”, Hoàng Thủy Yến – Vụ Đầu tư, Tạp chí Tài chính, ngày 07/01/2014.
http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Buc-tranh-no-xau-giai-doan-2011- 2013/39689.tctc