Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bắc Á

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu (Trang 95)

- Cho vay thấu chi:

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bắc Á

Để hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng tại Chi nhánh được phát triển thì vai trò điều hành, chỉ đạo và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng hết sức quan trọng.

Về quy trình cho vay: Ngân hàng TMCP Bắc Á cần tiếp tục nghiên cứu và ban

hành các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời về nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho việc thực hiện cho vay tại Chi nhánh được thuận tiện, chính xác và an toàn hơn. Khi NHNN ban hành các văn bản pháp luật có liên quan, Hội sở cần nhanh chóng đưa ra các hướng dẫn cụ thể để các Chi nhánh hoạt động hiệu quả.

Đồng thời quy trình tín dụng cũng phải được điều chỉnh sao cho thuận tiện cho cả Chi nhánh và khách hàng, tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay và cho vay ngắn hạn.

Về tổ chức nhân sự: Ngân hàng TMCP Bắc Á cần thực hiện tốt hơn nữa các

chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng rõ ràng. Ngân hàng cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp Hệ thống nhằm nghiên cứu và phổ biến các nghiệp vụ mới, công nghệ ngân hàng hiện đại. Công tác tuyển chọn nhân sự ngày càng trở nên quan trọng và cần được Ngân hàng quan tâm chú ý, lựa chọn những cán bộ theo đúng chuyên môn đào tạo, khả năng và phẩm chất. Cán bộ được tuyển chọn cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên môn, các kỹ năng và tư cách đạo đức. Trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng nên đưa ra các tình huống thực tế để kiểm tra trình độ của các ứng viên, kiểm tra cả về nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, tin học.

Về cơ cấu bộ máy tổ chức: Trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Bắc Á cần

tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức bộ phận Tín dụng để việc thực hiện quy trình tín dụng chưa được phân tách rõ ràng và đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của CBTD/CVQHKH và CBHTTD. Ngân hàng cần tách riêng bộ phận Hỗ trợ tín dụng, hoạt động độc lập với phòng QHKH để đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng được an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng.

Về công tác hiện đại hoá Ngân hàng: Hiện đại hóa Ngân hàng là yêu cầu tất

yếu trong bối cảnh hiện nay. Khi Ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại thì việc đánh giá khách hàng, các phương án đầu tư dựa vào các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chỉ số sẽ nhanh chóng và chính xác. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng cũng giúp giảm thiểu các khâu trung gian, chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó mở rộng và phát triển hoạt động cho vay. Trước đây, tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, hoạt động thu thập thông tin và giao dịch với khách hàng được tiến hành một cách đơn giản, chưa có sự hỗ trợ nhiều của máy móc cho nên hoạt động tín dụng và cho vay ngắn hạn chưa có điều kiện phát triển. Hiện tại, hệ thống BacABank đã áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, khoa học công nghệ không ngừng phát triển trong thời đại ngày nay. Vì thế, Ngân hàng TMCP Bắc Á cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này tại các Chi nhánh.

Có thể khẳng định, việc đưa những công nghệ ngân hàng hiện đại vào điều hành và quản lí hoạt động Ngân hàng nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng thật sự cần thiết để tiêu chuẩn hóa các tiêu thức quản lí, điều hành, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, mở ra điều kiện phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn.

Về hình ảnh và thương hiệu Ngân hàng: Việc củng cố, làm tôn vinh thêm

thương hiệu này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng TMCP Bắc Á nói chung và hệ thống các Chi nhánh nói riêng. Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng đã rất chủ động, tích cực trong việc xây dựng thương hiệu BacABank. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Ngân hàng cần tăng cường thêm nữa hoạt động Marketing để ngày càng gia tăng vị thế và uy tín của Ngân hàng, từ đó góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng và phát triển hoạt động cho Ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay ngắn hạn.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với các Ngân hàng thương mại, do đó, để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của Ngân hàng thương mại

nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần:

Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy

Việc Ngân hàng nhà nước không ngừng hoàn thiện các cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng sẽ tạo điều kiện giúp các Ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu

quả hơn. Các quyết định của Ngân hàng nhà nước cần được xây dựng hoàn chỉnh,

thống nhất, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, tháo gỡ các vướng mắc, giảm bớt các thủ tục rườm rà nhưng cũng phải đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng. Ngân hàng Nhà nước cũng cần ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện các quyết định trên đến các Ngân hàng thương mại một cách cụ thể, để các Ngân hàng kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với các quy định đã đề ra.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng

Như đã phân tích, đối với Ngân hàng thương mại, thông tin trong hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hoạt động tín dụng, trong đó có cho vay ngắn hạn muốn phát triển và đạt hiệu quả cao cần phải có hệ thống thông tin chính xác và cập nhập. Do vậy Ngân hàng nhà nước cũng cần hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng của ngành Ngân hàng, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho Ngân hàng và doanh nghiệp. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp thông tin cho các Ngân hàng thương mại để phục vụ cho công tác thẩm định. Phạm vi cung cấp thông tin của CIC cần được mở rộng hơn, đồng thời cung cấp thêm các thông tin kinh tế, kỹ thuật có liên quan cho công tác thẩm định của Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần quản lý và quy định bắt buộc về việc cung cấp thông tin tín dụng cuả các Ngân hàng thương mại về CIC phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời. Có như vậy CIC mới có thể trở thành một trung tâm tư vấn, cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, an toàn cho hệ thống Ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng, trong đó có cho vay ngắn hạn được an toàn, hiệu quả và phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w