Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu (Trang 92)

- Cho vay thấu chi:

3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố trung tâm và quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng. Sự phát triển của hoạt động tín dụng, trong đó có hoạt động cho vay ngắn hạn phụ thuộc rất

nhiều vào trình độ, khả năng phân tích, xem xét tình hình cũng như kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng.

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp cận các yêu cầu vay vốn, đại diện cho Ngân hàng tiến hành thẩm tra cho vay, đóng vai trò quan trọng đến quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát khoản vay cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ. Vì thế Chi nhánh cần có một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn giỏi, năng động, nắm bắt nhanh nhạy sự thay đổi của nền kinh tế; đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp tốt và lập trường tư tưởng vững vàng.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Để mở rộng, phát triển hoạt động cho vay

và cho vay ngắn hạn, trước hết toàn thể CBCNV, đặc biệt là CBTD của Chi nhánh phải không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ của bản thân. Bên cạnh đó, Chi nhánh phải không ngừng nâng cao kiến thức cho CBTD bằng cách định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ.

Tại Chi nhánh, không có bộ phận thẩm định riêng, CBTD đồng thời kiêm cán bộ thẩm định cho nên, ngoài trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cho vay, cán bộ tín dụng cần được bồi dưỡng các nghiệp vụ về chế độ kế toán mới, phương pháp kỹ thuật thẩm định dự án, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế và các kiến thức chuyên ngành. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, tồn tại tiêu cực là tất yếu, khó tránh khỏi khách hàng dùng thủ đoạn tinh vi lừa đảo, lập hồ sơ giả. Để phát hiện các hành vi sai trái này cán bộ cần có năng lực nghề nghiệp trong kiểm tra, thẩm định dự án.

Hoạt động tín dụng có liên quan hầu hết đến các ngành, các thành phần kinh tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn, chồng chéo đảm bảo vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, các CBTD cón phải am hiểu pháp luật một cách sâu sắc.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng thì một yêu cầu cần thiết nữa đối với các CBTD là trình độ ngoại ngữ và tin học. Đây là hai yếu tố quan trọng, trợ giúp nhiều cho công việc và tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng tiếp cận, học hỏi kiến thức mới. Vì thế Chi nhánh cần tạo điều kiện, khuyến khích CBTD nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho họ học tập và nghiên cứu.

Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Đội ngũ cán bộ vừa có năng lực tốt, vừa

có đạo đức nghề nghiệp tốt, cùng đồng sức vì sự phát triển của Ngân hàng là điều kiện đầu tiên mang lại thành công cho Chi nhánh, trong đó, có sự phát triển trong hoạt động cho vay ngắn hạn. Chi nhánh cần thường xuyên giáo dục về ý thức, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp cho các cán bộ để họ nhận thức được trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao đồng thời có ý thức trung thực, tự giác hơn trong công việc.

Chi nhánh cũng cần phát huy hơn nữa các phong trào nêu gương tốt tại đơn vị thông qua chính sách khen thưởng, khuyến khích xứng đáng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời kịp thời phát hiện ra những cán bộ có biểu hiện sa sút về đạo đức để điều chỉnh, uốn nắn và xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ có hành vi tiêu cực, cố ý làm trái các quy định chung dẫn đến những thiệt hại cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w