BẮC Á – CHI NHÁNH HÀNG ĐẬU
4. Xét duyệt, phê duyệt đề xuất cấp tín dụng
Sau khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, CBTD/CVQHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn có kèm theo danh mục hồ sơ, bao gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính, Hồ sơ phương án sử dụng vốn vay và Hồ sơ tài sản đảm bảo. CBTD/CVQHKH kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ mà khách hàng cung cấp, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm hồ sơ khác nếu thấy cần thiết.
Bước 3: Thẩm định tín dụng, lập và trình đề xuất cấp tín dụng
CBTD/CVQHKH tiến hành thẩm định tín dụng, bao gồm những nội dung sau:
- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng;
- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực hoạt động và năng lực tài chính của khách hàng;
- Thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư;
- Thẩm định tài sản đảm bảo và các biện pháp đảm bảo tiền vay.
Đối với các trường hợp cấp tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng, có tài sản cầm cố là Sổ tiết kiệm khách hàng không nhất thiết phải có phương án sử dụng vốn vay.
CBTD/CVQHKH lập và trình đề xuất cấp tín dụng:
Sau khi thẩm định khách hàng, CBTD/CVQHKH lập đề xuất cấp tín dụng trình Trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin trong đề xuất và ký duyệt đề xuất tín dụng.
Trình cấp có thẩm quyền xét duyệt tín dụng (tùy theo quy định về hạn mức phán quyết do Hội đồng quy định từng thời kỳ).
- Đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, sau khi trưởng phòng tín dụng ký duyệt đề xuất tín dụng, CBTD/CVQHKH trình Giám đốc Chi nhánh xét duyệt và phê duyệt đề xuất tín dụng.
- Đối với các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh thì phải tiến hành thêm bước tái thẩm định, chuyển hồ sơ và đề xuất tín dụng đến phòng Tái thẩm định. Sau khi có ý kiến của Giám đốc chi nhánh, CBTD/CVQHKH có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, bàn giao hồ sơ và đề xuất lên Phòng Tái thẩm định – Khối quản lý rủi ro tại Hội sở Bac A Bank.
Bước 4: Xét duyệt, phê duyệt đề xuất cấp tín dụng
Phê duyệt khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh:
Sau khi xem xét đề xuất tín dụng đã được Trưởng phòng tín dụng ký duyệt do CBTD/CVQHKH trình, Giám đốc Chi nhánh xem xét đề xuất, đối chiếu với quy định, quy chế cấp tín dụng của Bac A Bank và quyết định:
- Đồng ý cấp tín dụng: phê duyệt trực tiếp vào đề xuất tín dụng và chỉ đạo CBTD/CVQHKH hoàn thiện thủ tục, giải ngân cho khách hàng theo đúng quy định của Bac A Bank.
- Khụng đồng ý cấp tớn dụng: phờ duyệt trực tiếp vào đề xuất tớn dụng, nờu rừ lý do và những vấn đề khác với ý kiến của CBTD/CVQHKH (nếu có) và chỉ đạo CBTD/CVQHKH làm thông báo từ chối cấp tín dụng theo mẫu của Bac A Bank, gửi cho khách hàng.
Phê duyệt khoản vay vượt thẩm quyền phàn quyết của Giám đốc Chi nhánh:
Sau khi có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền tại Hội sở Bac A Bank, CBTD có trách nhiệm báo cáo kết quả với Trưởng phòng tín dụng và Giám đốc Chi nhánh.
- Đồng ý cấp tín dụng: Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo CBTD/CVQHKH hoàn thiện thủ tục, giải ngân cho khách hàng theo đúng quy định của Bac A Bank.
- Không đồng ý cấp tín dụng: Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo CBTD/CVQHKH làm thông báo từ chối cấp tín dụng theo mẫu của Bac A Bank, gửi cho khách hàng.
Bước 5: Thực hiện giải ngân
Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý cấp tín dụng, CBTD/CVQHKH chuyển toàn bộ hồ sơ khoản vay sang Bộ phận Hỗ trợ tín dụng (HTTD).
CVHTTD tiếp nhận hồ sơ và đề nghị khách hàng hoàn thiện hồ sơ để tiến hành giải ngân (Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, Khế ước nhận nợ, Giấy đề nghị giải ngân, Chứng từ làm căn cứ giải ngân). Tiến hành nhập kho Tài sản đảm bảo sau khi đã ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.
CVHTTD kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ, kiểm tra các chữ ký xác nhận của Phòng Quan hệ khách hàng và các cấp phê duyệt có thẩm quyền.
CVHTTD thực hiện giải ngân cho khách hàng: lập hợp đồng, giải ngân vào khế ước trên Hệ thống Corebanking của Ngân hàng và quản lý, lưu trữ toàn bộ hồ sơ.
Bước 6: Kiểm tra, giám sát sau giải ngân
CBTD/CVQHKH đề nghị khách hàng cung cấp định kỳ, thường xuyên Báo cáo tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay.
Tối đa 20 ngày sau lần giải ngân đầu tiên và định kỳ tối đa 03 tháng, CBTD/CVQHKH tiến hành kiểm tra, giám sát trực tiếp quá trình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tình hình hoạt động và thực trạng tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân, CBTD/CVQHKH cần nắm bắt rừ tỡnh hỡnh của khỏch hàng, kịp thời phỏt hiện những vấn đề phỏt sinh ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
Bước 7: Thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh
Định kỳ đến kỳ trả nợ gốc, nợ lãi, phí theo lịch trả nợ quy định tại Hợp đồng cấp tín dụng, CBTD/CVQHKH thông báo cho khách hàng bằng các hình thức như: gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi thông báo qua fax, email hoặc gặp trực tiếp khỏch hàng. CBTD theo dừi và đụn đốc khỏch hàng trả nợ đầy đủ và đỳng hạn.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tình huống: Trả nợ trước hạn; Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ; Chuyển nợ quá hạn; Xử lý thu nợ quá hạn; Xử lý tài sản bảo đảm; Giảm miễn lãi, xử lý nợ từ quỹ dự phòng rủi ro, khoanh nợ hoặc xoá nợ theo quy định.
CBHTTD thực hiện các bút toán thu nợ và điều chỉnh (nếu có) trên hệ thống Corebanking, thực hiện theo dừi, kiểm tra, giỏm sỏt giỏn tiếp khỏch hàng, thụng bỏo cho CBTD/CVQHKH về tình trạng của khách hàng để cảnh báo và xử lý kịp thời.
Bước 8: Tất toán Hợp đồng tín dụng
Sau khi khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, CBHTTD thực hiện tất toán Hợp đồng tín dụng, bao gồm:
- Kiểm tra, đối chiếu số dư nợ gốc, nợ lãi hoặc các loại phí phải nộp của khách hàng (nếu có) trên hệ thống Corebanking để chắc chắn rằng khách hàng đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ theo cam kết trong Hợp đồng tín dụng.
- Lập biên bản thanh lý Hợp đồng tín dụng, trình Trưởng phòng và Giám đốc chi nhánh ký.
- Làm các thủ tục giải tỏa tài sản đảm bảo cho khách hàng: Làm thông báo giải tỏa TSĐB, Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp,… để khách hàng đến các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục giải chấp.
- Tiến hành lưu trữ hồ sơ khách hàng theo quy định.
2.2.2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM có thể sử dụng hệ thống chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu là hoạt động cho vay ngắn hạn tại Bac A Bank Hàng Đậu trong giai đoạn 2011-2013, luận văn tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá nhóm các chỉ tiêu định lượng.
2.2.2.1. Về quy mô cho vay ngắn hạn a) Doanh số cho vay ngắn hạn:
Để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn, đồng thời phát triển hoạt động Ngân hàng, trong giai đoạn vừa qua Bac A Bank Hàng Đậu đã có những nỗ lực trong việc mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay ngắn hạn.
Điều này được thể hiện qua bảng số liệu về doanh số cho vay của Chi nhanh dưới đây:
Bảng 2.6. Doanh số cho vay ngắn hạn của Bac A Bank Hàng Đậu giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
DSCVNH KH 520 89,7 650 90,3 750 91,5
TH 530 91,7 673 91,9 761 92,1
Tổng doanh số
cho vay
KH 580 100 720 100 820 100
TH 578 100 732 100 826 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2011-2013 của Bac A Bank Hàng Đậu)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy doanh số cho vay đều tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng của năm 2013 có sự sụt giảm so với mức tăng của năm 2012 và doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể:
Năm 2013, tổng doanh số cho vay tại Chi nhánh đạt 826 tỷ đồng, tăng 94 tỷ đồng so với năm 2012, ứng với tốc độ tăng trưởng là 12,8%. Năm 2012, tổng doanh số cho vay là 732 tỷ đồng, tăng 26,6% so với con số 578 tỷ đồng của năm 2011. So với kế hoạch đề ra, kết quả thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 của chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số cho vay ngắn hạn đều cao hơn.
Xét về doanh số cho vay ngắn hạn, năm 2011 kế hoạch đề ra là 520 tỷ đồng, kết quả thực hiện của Chi nhánh là 530 tỷ đồng, đạt 101,9% kế hoạch. Năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn là 673 tỷ đồng, đạt 103,5% so với kế hoạch 650 tỷ đồng. Sang năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 761 tỷ đồng, tương ứng 101,5% kế hoạch 750 tỷ đồng.
Về cơ cấu, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ trên 90% tổng doanh số cho vay trong giai đoạn 2011-2013. Trong năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 761 tỷ đồng, chiếm 92,1% tổng doanh số cho vay. Còn doanh số cho vay trung, dài hạn của Bac A Bank Hàng Đậu là rất thấp, chỉ xấp xỉ 8,0% trong giai đoạn 2011-2013 vừa qua.
Cơ cấu tỷ trọng cho vay như vậy là chưa cân đối, tuy nhiên, việc doanh số cho vay ngắn hạn là chủ yếu cũng giúp Chi nhánh hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Cho vay ngắn hạn thì sẽ chịu ít tác động hơn từ những biến động của nền kinh tế, thị trường, chính sách, chủ trương của Nhà nước, … so với các khoản vay trung, dài hạn.
Vì các yếu tố này đều có một độ trễ thời gian nhất định, trong khi thời hạn cho vay ngắn hạn là từ 12 tháng trở xuống nên so với cho vay trung, dài hạn, cho vay ngắn hạn sẽ chịu ít tác động hơn. Bên cạnh đó, phần lớn khách hàng vay ngắn hạn là cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có chu kỳ sản xuất ngắn. Họ cần vốn ngắn hạn để trang trải những khoản chi phí trước mắt và sẽ hoàn trả vốn khi hết chu kỳ sản xuất kinh doanh do đó vốn được xoay vòng nhanh chóng nên khoản vay này ít rủi ro hơn.
Ngoài ra, vay ngắn hạn thường là để bù đắp những khoản chi phí thiếu hụt tạm thời
nên quy mô của các khoản vay thường nhỏ hơn nhiều so với trung, dài hạn. Nếu có xảy ra sự cố thì đối với các khoản cho vay ngắn hạn, Ngân hàng sẽ chịu ít tổn thất hơn.
Thực trạng tỷ trọng doanh số cho vay như trên là do Chính sách cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua là tập trung phát triển cho vay ngắn hạn, chủ yếu là các sản phẩm cho vay bổ sung vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn đối với các cá nhân. Thực tế này cũng phù hợp với đặc điểm dân cư và kinh tế tại địa bàn hoạt động của Chi nhánh. Đó là khu trung tâm phố cổ tập trung đông đúc các khách hàng cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2013 vừa qua dưới đõy sẽ cho thấy rừ hơn thực trạng của hoạt động này tại Chi nhánh:
Biểu đồ 2.2. Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn của Bac A Bank Hàng Đậu giai đoạn 2011-2013
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2011-2013 của Bac A Bank Hàng Đậu) Mặc dù tình hình kinh tế, tài chính – ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực không ngừng mở rộng công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, tạo được hình ảnh tốt, tạo niềm tin cho khách hàng, doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh cũng tăng qua các năm.
Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 là 530 tỷ đồng. Con số này trong năm 2012 là 673 tỷ đồng, ứng với mức tăng 27,0%. Sang năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh tăng thêm 88 tỷ đồng, đạt 761 tỷ đồng. Tuy tốc độ tăng trưởng
doanh số cho vay năm 2013 thấp hơn năm 2012, còn 13,1% nhưng đây cũng là một kết quả đáng khen ngợi của Bac A Bank Hàng Đậu. Trong tình hình nền kinh tế vĩ mô chưa thực sự có những chuyển biến tốt, các doanh nghiệp vẫn thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế nhu cầu vay vốn, thì việc doanh số cho vay ngắn hạn vẫn có sự tăng trưởng đã cho thấy cố gắng và nỗ lực của Chi nhánh trong việc phát triển hoạt động này.
b) Dư nợ cho vay ngắn hạn
Khi phân tích, đánh giá hoạt động cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng thì chỉ tiêu dư nợ cho vay chính là một chỉ tiêu cơ bản, quan trọng, không thể không xem xét. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện dự nợ cho vay và cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh trong những năm qua.
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ VNĐ)
Tỷ trọng (%)
DNCVNH KH 360 90,0 400 88,9 460 88,5
TT 378 90,4 423 89,6 473 89,1
Tổng dư nợ cho vay
KH 400 100 450 100 520 100
TT 418 100 472 100 531 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2011-2013 của Bac A Bank Hàng Đậu)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, cũng như tổng doanh số cho vay, tổng dư nợ cho vay của Bac A Bank Hàng Đậu đều tăng qua các năm và vượt kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2011-2013. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khoảng 90% tổng dư nợ cho vay. Cụ thể trong giai đoạn 2011-2013, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lần lượt là 90,4% - 89,6% - 89,1 % trong tổng dư nợ cho vay.
Điều này là do Chi nhánh tập trung chủ yếu vào Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp, cho vay kinh doanh hộ gia đình và cho vay phục vụ nhu cầu tiêu
dùng ngắn hạn của cá nhân. Ngoài ra, đa phần dư nợ cho vay của các PGD là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm với kỳ hạn ngắn. Còn cho vay trung và dài hạn chủ yếu là các khoản cho vay mua ô tô đối với cá nhân hay doanh nghiệp và cho vay mua nhà. Chi nhánh chưa có điều kiện triển khai khoản vay dự án đầu tư nên tỷ trọng cho vay trung, dài hạn là rất nhỏ.
Ngoài ra, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy cũng phù hợp với thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh, khi mà nguồn vốn huy động ngắn hạn của Bac A Bank Hàng Đậu cũng luôn chiếm tới trên 90% tổng nguồn vốn huy động qua các năm.
Xét tỷ lệ Dư nợ cho vay ngắn hạn/Nguồn vốn huy động ngắn hạn: tỷ lệ này trong các năm 2011-2013 lần lượt chỉ là 25,8% - 19,8% - 16,4%. Tỷ lệ này cho thấy hiện tại Bac A Bank Hàng Đậu thực hiện cho vay ngắn hạn còn ít so với nguồn vốn huy động ngắn hạn.
- Để thấy xem xột rừ hơn thực trạng dư nợ cho vay ngắn hạn tại Bac A Bank Hàng Đậu trong giai đoạn qua, luận văn đưa ra biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng của chỉ tiêu này qua các năm như sau:
Biểu đồ 2.3. Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn của Bac A Bank Hàng Đậu giai đoạn 2011-2013
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2011-2013 của Bac A Bank Hàng Đậu) Biểu đồ trên cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn trong thời gian qua tại Chi nhánh có sự tăng trưởng khá đều đặn. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 378 tỷ đồng qua năm 2012 tăng lên 423 tỷ đồng tương đương 11,9%, đến năm 2013 tiếp tục tăng
thêm 50 tỷ đồng đạt 473 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng trưởng 11,8%. Dư nợ tăng trưởng ổn định như vậy là nhờ doanh số cho vay của Chi nhánh đều tăng qua các năm như đã phân tích ở trên.
- Xét về phương thức cho vay: Hiện tại, Bac A Bank Hàng Đậu triển khai 3 phương thức cho vay ngắn hạn, bao gồm: cho vay từng lần, cho vay hạn mức và cho vay thấu chi.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013 phân chia theo phương thức cho vay.
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay ngắn hạn phân theo phương thức cho vay của Bac A Bank Hàng Đậu giai đoạn 2011-2013
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2011-2013 của Bac A Bank Hàng Đậu) Biểu đồ trờn thể hiện rừ tỡnh hỡnh dư nợ cho vay ngắn hạn tại Chi nhỏnh trong thời gian qua theo phương thức cho vay. Có thể thấy, dư nợ cho vay từng lần luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn. Trong khi đó, cho vay thấu chi chỉ đạt mức rất thấp, gần như không đáng kể.
Năm 2011, dư nợ cho vay từng lần là 282,5 tỷ đồng, chiếm 74,7% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay hạn mức là 89,0 tỷ đồng, chiếm 23,5%. Năm 2012, cho vay từng lần tiếp tục chiếm đến 74,8% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, đạt 316,4 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011. Dư nợ cho vay hạn mức tăng 9,8 tỷ đồng, đạt 98,8 tỷ đồng, chiếm 23,4% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn. Đến năm 2013, dư nợ cho vay