Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu (Trang 35)

- Cho vay thấu chi:

1.2.2.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn

a) Tỷ lệ nợ quá hạn

Hoạt động cho vay là hoạt động mang nhiều rủi ro, việc tồn tại các khoản cho vay có vấn đề, khách hàng không thực hiện hoàn trả gốc và lãi theo đúng cam kết với Ngân hàng là một thực tế không thể tránh khỏi. Vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng, một mặt không thể thiếu của sự phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam:

“Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi đã quá hạn”.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = x 100%

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn cho biết tỷ trọng của các khoản cho vay ngắn hạn đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi vay trong tổng dư nợ. Qua đó, phản ánh trực quan về chất lượng các khoản cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn càng lớn, chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng càng kém, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân bổ nguồn vốn và đối mặt với việc mất khả năng thanh toán. Ngược lại, tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng tốt. Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng có độ an toàn cao, ít rủi ro nhờ Ngân hàng thực hiện tốt công tác thẩm định thông tin trước khi cho vay, giám sát chặt chẽ khách hàng cả trong khi cho vay và sau khi cho vay hay thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ… Khi hoạt động cho vay ngắn hạn an toàn cao, hiệu quả cho vay ngắn hạn được đảm bảo, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung phát triển. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 5% là ngưỡng an toàn đối với các NHTM.

b) Tỷ lệ nợ xấu

Tỉ lệ nợ ngắn hạn xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn của NHTM.

Trên thực tế, không có một tiêu chuẩn quốc tế thống nhất được dùng để phân loại nợ xấu. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sửa dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng quy định có hai phương pháp để thực hiện phân loại nợ là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Nhưng hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam chỉ sử dụng các phương pháp định lượng để phân loại nợ của mình mà không quan tâm đến các yếu tố định tính, ví dụ như vị thế tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế không phản ánh được chất lượng thật sự của khoản vay của doanh nghiệp đó. Đây chính là điểm khác biệt khi thực hiện phân loại nợ tại Việt Nam so với nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam và Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam:

Các khoản nợ của NHTM được phân chia thành 5 nhóm, bao gồm: Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý), Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Trong đó:

“Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”.

Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 có điểm khác biệt cơ bản so với Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là: Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp, tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng. Trường hợp nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ được CIC cung cấp.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn xấu được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ ngắn hạn xấu = X 100%

Trong hoạt động Ngân hàng, càng hạn chế các khoản nợ xấu càng tốt. Nếu khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng theo thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng, lợi nhuận của Ngân hàng từ hoạt động cho vay ngắn hạn sẽ bị giảm sút. Việc này cũng có thể gây những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Và đương nhiên một Ngân hàng có tỷ lệ nợ ngắn hạn xấu cao thì hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đó không thể phát triển được. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu ở mức 3% là ngưỡng an toàn đối với các NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu (Trang 35)