Quy mô tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 34)

Quy mô tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng rõ đến công tác XHTD doanh nghiệp tại ngân hàng đó. Các ngân hàng có quy mô tín dụng lớn gồm: doanh nghiệp vay vốn có quy mô lớn, giá trị các khoản vay cao; mạng lưới hoạt động của ngân hàng rộng khắp. Các ngân hàng có quy mô tín dụng lớn thì mức độ yêu cầu và đòi hỏi về XHTD khác với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Đối với các khách hàng có quy mô lớn, nguồn thông tin mà ngân hàng có khả năng tiếp cận cũng nhiều hơn đối với các khách hàng có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, yêu cầu về bảo đảm tiền vay của các khách hàng quy mô lớn thường có phần ít hơn so với các khách hàng có quy mô nhỏ. Chính từ các đặc điểm như đã nêu trên, mức độ chi tiết và mức độ cập nhật về mức XHTD doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng có quy mô lớn thường đỏi hỏi chi tiết hơn.

1.3.1.5. Năng lực cán b thực hin xếp hạng tín dng

Nhân tố con người luôn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác XHTD. Một hệ thống chi tiêu đánh giá dù tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được những nội dụng cơ bản cho phần lớn các trường hợp XHTD doanh nghiệp vay vốn. Trong quá trình thao tác thực tế, người thực hiện công tác XHTD phải hiểu được bản chất của vấn đề phân tích và nhận biết được tình huống trong từng điều kiện cụ thể, không máy móc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá.

CBTD là người trực tiếp tiến hành thực hiện các bước XHTD từ thu thập thông tin, thẩm định thông tin đến việc phân tích, chấm điểm. Do đó trình độ

CBTD là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác này. Nếu CBTD có trình độ chuyên môn vững hiểu biết về các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính để đánh giá doanh nghiệp chính xác, xem xét báo cáo của doanh nghiệp có vấn đề gì không, có kinh nghiệm trong phân tích, nhận định thì kết quả xếp hạng sẽ rất đáng tin cậy.

Không những CBTD đòi hỏi chuyên môn vững mà đạo đức nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng. Ở nhiều ngân hàng có ra quy định về việc CBTD không được nhận hoa hồng của khách hàng cũng là e ngại vấn đề đạo đức nghề nghiệp có thể CBTD biết sai mà không sửa hoặc cố tình làm sai để có lợi cho doanh nghiệp.

1.3.1.6. Trình độ công ngh ngân hàng

Công nghệ sử dụng hiện đại và đạt tiêu chuẩn hay không rõ ràng quyết định đến chất lượng công tác XHTD. Chất lượng công tác chấm điểm tín dụng không thể cao khi mà công tác này vẫn được tiến hành một cách thủ công tuỳ theo trình độ đánh giá chủ quan của CBTD. Khi được tiến hành theo quy trình trên phần mềm chấm điểm và định hạng thì kết quả thu được sẽ cao hơn. Khi sử dụng phần mềm chấm điểm tự động sẽ hạn chế được sai sót do lỗi chủ quan của cán bộ, rút ngắn được thời gian chấm điểm dó đó nâng cao chất lượng công tác này.

1.3.2. Các nhân tố ngoài ngân hàng thương mại

Trong khi các nhân tố bên trong NHTM thuộc về chủ quan của ngân hàng, các ngân hàng có thể kiểm soát, giới hạn được thì các nhân tố bên ngoài là nhân tố tác động mang tính khách quan, ảnh hưởng đến công tác XHTD khách hàng doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài đó bao gồm:

1.3.2.1. Quy định, chính sách của Nhà nước

Để áp dụng được phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống XHTD với các bước của quy trình chấm điểm tín dụng, hệ thống các chỉ tiêu dùng để chấm điểm và cách cho điểm các chỉ tiêu đó đều phải phù hợp với thực tiễn và những quy định do Nhà nước ban hành. Một hệ thống cơ chế chính sách thông suốt, đồng bộ sẽ giúp thực hiện công tác chấm điểm tín dụng được áp dụng rộng rãi và đồng bộ.

Quy định pháp luật về doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp:

- Mỗi loại hình doanh nghiệp có một đặc điểm riêng khác nhau. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn XHTD cũng có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp này. Nhìn chung, các quy định về doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp của Việt Nam ngày

càng được quy định cụ thể, rõ ràng theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp việc phân loại doanh nghiệp theo từng loại hình trở nên dễ dàng hơn.

- Quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cơ sở cho việc xác định quy mô doanh nghiệp và điều kiện phân tích, so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp với nhau.

Tại Việt Nam hiện nay, theo quyết định số 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ, ngành nghề kinh tế của Việt Nam được phân thành 20 ngành kinh tế cấp I. Căn cứ vào các ngành kinh tế cấp I, Tổng cục Thống kê có Quyết định số 143 TCKT/PPCĐ ngày 22/12/1993 quy định phân ngành chi tiết từ cấp I đến IV. Còn theo thông tư liên tịch Bộ Lao động. Thương binh xã hội và Bộ tài chính số 17/1998/TTLT – BLĐTBXH – BTC ngày 31/12/1998 thì các ngành kinh tế của Việt Nam được chia thành 50 ngành kinh doanh để phân tích xếp hạng doanh nghiệp. Các quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề của doanh nghiệp như trên là cơ sở để mỗi ngân hàng phân chia nhóm ngành nghề doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình triển khai công tác XHTD.

- Các quy định và hướng dẫn trực tiếp của nhà nước liên quan đến XHTD.

Các quy định và hướng dẫn này vừa là đòi hỏi bắt buộc của nhà nước đối với việc sử dụng XHTD như một công cụ quản lý rủi ro tại các NHTM, vừa mang nội dung hỗ trợ về kỹ thuật đối với phân tích xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại NHTM. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN có quy định trong vòng 03 năm kể từ khi quyết định có hiệu lực thì TCTD phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Ngày 21/06/2006, NHNN mới có quyết định số 1253/QĐ – NHNN thay Quyết định 473/QĐ – NHNN ngày 28/04/2004 – phê duyệt đề án phân tích, XHTD doanh nghiệp. Theo đó, NHNN cho phép CIC thực hiện chính thức nghiệp vụ phân tích, XHTD doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý RRTD trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp.

1.3.2.2. Chun mc kế toán

Thực tế cho thấy các nước áp dụng cùng phương pháp phân tích và xếp hạng thì kết quả đánh giá vẫn không thể thống nhất, nếu áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau. Doanh nghiệp đang áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia hay quốc tế? Nếu là chuẩn mực kế toán quốc gia thì mỗi quốc gia có một chuẩn mực kế toán

riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người sử dụng báo cáo tài chính ở quốc gia đó. Ví dụ, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho ở từng nước có sự khác nhau dẫn đến giá trị hàng tồn kho khác nhau, các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hàng tồn kho khác nhau nên XHTD khác nhau.

1.3.2.3. Ngun thông tin v ngành ngh, thông tin tài chính ca khách hàng

Thông tin về ngành kinh tế là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cũng như trọng số của các chỉ tiêu của mỗi một đơn vị kinh tế trong từng ngành kinh tế. Thông tin tài chính của tổ chức kinh tế cần xếp hạng là căn cứ để đánh giá năng lực tài chính của đơn vị thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính trong hệ thống xếp hạng.

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn. Thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai và minh bạch là điều kiện để phân tích và XHTD doanh nghiệp thuận lợi, chính xác và ngược lại.

Khi tiến hành thu thập thông tin, CBTD vấp phải nhiều khó khăn từ phía doanh nghiệp do đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vấn đề bảo mật thông tin mang tính quan trọng hàng đầu. Họ không muốn tiết lộ nhiều thông tin mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc những thông tin mật về phương thức và bí quyết kinh doanh. Vì thế những tài liệu họ cung cấp cho ngân hàng thường không thực sự chính xác và đầy đủ. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp của CBTD gặp nhiều khó khăn.

1.4. KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1.4.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu trước đây

Trước đây, để đánh giá mức độ tín nhiệm, các tổ chức tài chính thường sử dụng phương pháp “chuyên gia” trong hệ thống đánh giá RRTD của các doanh nghiệp. Các chuyên gia đánh giá dựa trên các thông tin về đặc điểm của doanh nghiệp, danh tiếng, vốn, độ bất ổn của lợi suất và các tiêu chí liên quan khác. Đồng thời, họ phối hợp những biến kế toán và các biến định tính để đi đến việc đánh giá RRTD của khách hàng. Phần lớn, sự đánh giá này đều mang tính chủ quan của các chuyên gia. Từ kết quả đánh giá này, người ta sẽ quyết định cấp hay không cấp các khoản tín dụng. Trong bài báo của Sommerville và Taffer (1995) đưa ra một số nhận định về việc các tổ chức đầu tư tài chính XHTD dựa vào phương pháp chuyên gia như sau:

Thứ nhất, các chuyên gia thường hướng tới tình trạng bi quan và không thích mạo hiểm với rủi ro.

Thứ hai, hầu hết hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng chỉ bao gồm ý kiến chủ quan của các chuyên gia.

Vì vậy, Sommerville và Taffer cho rằng các tổ chức tài chính thường không sử dụng phương pháp chuyên gia một cách thường xuyên, mà hướng tới những phương pháp có cơ sở khách quan hơn. Với các biến tài chính được sử dụng là cơ sở của hệ thống cho điểm tín dụng. Các tổ chức đầu tư thường so sánh những chỉ tiêu tài chính của những người đi vay với ngành hoặc nhóm của người đi vay đang hoạt động. Khi sử dụng mô hình nhiều biến, các biến tài chính được kết hợp với trọng số tương ứng tạo thành một thủ tục cho điểm RRTD hoặc đo lường xác suất vỡ nợ tương ứng. Nếu điểm số RRTD hoặc xác suất vỡ nợ tương ứng với một giá trị cụ thể nào đó theo tiêu chuẩn đánh giá, người đi vay sẽ bị từ chối hoặc cần phải có những đánh giá kỹ càng hơn.

Trong nhiều công trình nghiên cứu và bài viết trên tạp chí của JBF (Journal of Banking Finance 1984, 1988) nhiều mô hình đo lường RRTD đã được công bố. Các kết quả này đã được sử dụng làm cơ sở cho việc phát triển các mô hình ở hơn 25 quốc gia.

Theo Altman và Narayanan thực tế có bốn phương pháp tiếp cận trong việc phát triển hệ thống cho điểm tín dụng, đó là:

 Mô hình xác suất tuyến tính

 Mô hình Logit

 Mô hình Probit

 Mô hình phân tích phân biệt (DA)

Đã có rất nhiều những phân tích chuyên sâu về phương pháp luận đã được công bố trên tạp chí JBF, như DA tiếp đó là phân tích bằng mô hình Logit. Trong bài viết của Altman trên tạp chí JBF vào tháng 6 năm 1997 đã phát triển mô hình phân biệt và được coi như cơ sở cho các mô hình tiếp cận theo phương pháp này. Phân tích phân biệt tìm một hàm tuyến tính của các biến tài chính và thị trường để có thể phân biệt một cách tốt nhất giữa hai lớp doanh nghiệp vỡ nợ và không vỡ nợ. Tương tự, phân tích Logit sử dụng các biến tài chính dự báo xác suất vỡ nợ của người đi vay. Với giả thuyết khả năng vỡ nợ có phân phối Logistic, hàm mật độ xác suất vỡ nợ được gọi là hàm logistic. Bởi vậy, giá trị của nó nằm trong khoảng (0,1).

Điều đáng chú ý nhất từ các nghiên cứu trước đây cho thấy, các biến số tài chính là cơ sở của mô hình cho điểm tín dụng cũng là cơ sở của mô hình phân tích phân biệt.

Ví dụ, trên cơ sở số liệu của các doanh nghiệp bị phá sản từ năm 1946-1965 ở Mỹ và thu được hàm phân biệt sau đây:

Z 1,2X11,4X2 3,3X3 0,6X4 1,0X5

Trong đó:

1

X = Vốn lưu động / Tổng tài sản

2

X = Lợi nhuận chưa phân phối / Tổng tài sản

3

X = Lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản

4

X = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị hoạch toán của tổng nợ

5

X = Hệ số doanh thu / Tổng tài sản Nhận xét:

Nếu Z 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,81Z 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Nếu Z 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao. Hàm phân biệt Z có thể dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự khác nhau khá lớn của biến X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra khỏi mô hình và Altman đã đề xuất mô hình điều chỉnh như sau:

Z'6,56X13,26X2 6,72X3 1,05X4

Nhận xét:

Nếu Z'2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,2 Z'2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Nếu Z'1,2: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao.

Trên cơ sở của mô hình DA và Logit rất nhiều mô hình XHTD đã được phát triển ở một số quốc gia như Arindam Bandyopadhyay (2005) XHTD trái phiếu các công ty ở Ấn Độ, Cindy Yoshiko Shirata (1998) phát triển mô hình XHTD ở Nhật Bản, sử dụng số liệu của 686 doanh nghiệp bị phá sản và 300 doanh nghiệp không bị phá sản từ năm 1986 đến 1996.

Trong nhiều trường hợp các chỉ số tài chính được sử dụng làm biến cơ sở của những mô hình cho điểm tín dụng đã được sử dụng khá tốt ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế:

Thứ nhất, vì chỉ sử dụng cơ sở dữ liệu trong sổ sách kế toán, được báo cáo ở các giai đoạn khác nhau, nên những mô hình này có thể bỏ qua những thông tin ở bên ngoài như các thông tin thị trường trên các thị trường tài chính, thông tin của các chuyên gia, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ khách hàng, nhà cung cấp,…

Thứ hai, mô hình DA và Logit, khó có thể dự báo một cách chính xác vỡ nợ, khi các biến giải thích không thỏa mãn giả thuyết “ giữa các biến giải thích không có quan hệ tuyến tính” hoặc giả thuyết về “ phân phối chuẩn của các biến này”.

Vì vậy, đã có rất nhiều phương pháp mới được đưa ra nhằm thay thế những phương pháp chuyên gia trước đây. Một lớp những mô hình đo lường RRTD mới được ra đời bởi Wilcox (1973) và Scott (1981). Như sự nhận xét của Scott thì mô hình RRTD này là trường hợp đặc biệt của mô hình định giá quyền chọn (OPM) của Black và Scholes, Merton (1974). Trong mô hình định giá quyền chọn thì xác suất để một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phụ thuộc vào giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp tại thời điểm ban đầu và mức độ bấp bênh của giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 34)