Hoàn thiện nội dung, quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 148)

Th nht, hoàn thin phương pháp phân tích

Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, ngoài việc thu thập BCTC tích luỹ sau nhiều năm thì Chi nhánh nên sử dụng phương pháp chủ yếu trong lĩnh vực này đó là phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Bảng điểm chuẩn cho các ngành phải được thay đổi định kỳ hàng năm. Để làm được việc này, hàng năm Chi nhánh phải nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó kết hợp các yếu tố cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho ngành kinh tế.

Th hai, b sung h thng ch tiêu phân tích

Với hệ thống chỉ tiêu phân tích còn thiếu và mang tính thời điểm, Chi nhánh cần đưa vào một số chỉ tiều phù hợp để kết quả XHTD chính xác hơn.

Đối với nhóm chỉ tiêu tài chính

tham khảo bổ sung thêm 2 nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp và nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng).

- Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp: Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá sức tăng trưởng của doanh nghiệp giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp.

- Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường: Đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng cần phải được phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường. Trong đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần quan tâm là:

+ Tỷ giá cả trên thu nhập một cổ phần (P/E) P/E =

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá trên thu nhập một cổ phần càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao, bởi P/E không chỉ phản ánh mức sinh lời hiện tại mà còn cho thấy khả năng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, P/E cũng thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh.

+ Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (P/B) P/B =

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Nếu giá trị này <1 thì có khả năng doanh nghiệp đang có vấn đề trong hoạt động.

Đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính

Ở nhóm chỉ tiêu này, ngân hàng cần đưa thêm việc đánh giá tài sản đảm bảo, hay mức độ bảo đảm tín dụng bằng tài sản bảo đảm, đánh giá khả năng trả nợ bổ sung và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.

- Mức độ đảm bảo tín dụng bằng tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo có tác động rất lớn đến việc XHTD doanh nghiệp. Việc đưa ra các chỉ tiêu tài sản đảm bảo đối với những khoản vay là rất cần thiết và quan trọng. Việc này cho ngân hàng thấy được nếu khách hàng mất khả năng thanh toán thì ngân hàng còn thu lại được từ nguồn

Giá cổ phiếu

Thu nhập mỗi cổ phiếu

Giá cổ phiếu

nào. Việc đánh giá tài sản bảo đảm có thể dựa trên các chỉ tiêu: + Loại tài sản

+ Khả năng phát mại tài sản + Giá trị TSĐB

+ Tỷ lệ giá trị TSĐB trên dư nợ

+ Tỷ lệ dư nợ có TSĐB trên tổng dư nợ

- Khả năng trả nợ bổ sung: Ngoài việc xem xét giá trị tài sản bảo đảm, ngân hàng cần đánh giá các khả năng trả nợ bổ sung từ tài khoản được bảo lãnh, từ sự hỗ trợ của công ty mẹ… Các nguồn trả nợ này đều có thể tăng khả năng trả nợ ngân hàng, và có thể là căn cứ điều chỉnh mức hạng của doanh nghiệp.

Ngoài ra Chi nhánh có thể so sánh kết quả xếp hạng nội bộ với xếp hạng của các cơ quan xếp hạng bên ngoài. Mục đích của bước này không phải để XHTD doanh nghiệp vay vốn theo cách xếp hạng của cơ quan bên ngoài, mà chỉ để đưa ra một sự so sánh nhằm mục đích kiểm tra lại quy trình xếp hạng đã thực hiện mà thôi, nếu có sự khác biệt thì cần phải giải thích lại. Từ đó mà hoàn thiện quy trình cũng như hệ thống chỉ tiêu của ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 148)