Xác định ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 83)

Có tất cả 3 nhóm ngành cơ bản là được áp dụng trong công tác XHTD của NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc: nông- lâm- thuỷ sản, công nghiệp- xây dựng, thương mại- dịch vụ. Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng. Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì Chi nhánh được quyền chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng hoạt động để chấm điểm và xếp hạng.

Tại NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc, tỷ lệ cơ cấu ngành nghề cho vay chuyển dịch qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tủ trọng ngành nông- lâm- thủy sản chiếm 45.6%, ngành công nghiệp- xây dựng là 23% và ngành thương mại- dịch vụ chiếm 31.4%. Riêng trong 2 năm 2011-2012, tỷ trọng ngành nông- lâm- thủy sản đã giảm từ 37% xuống 31.8%, ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 29.1% lên 32,7%, ngành thương mại- dịch vụ tăng từ 33,9% lên 35,5%.

Chuyển dịch cơ cấu ngành vay vốn tại NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0%

Nông- lâm- thủy sản Công nghiệp- xây dựng Thương mại- dịch vụ

Nông- lâm- thủy sản 45.6% 37.0% 31.8%

Công nghiệp- xây dựng

23.0% 29.1% 22.9%

Thương mại- dịch vụ 31.4% 33.9% 35.5%

2010 2011 2012

Hình 2.8. Chuyển dịch cơ cấu ngành vay vốn Chi nhánh Huyện Đại Lộc

Nguyên nhân của sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu ngành nghề vay vốn tại Chi nhánh là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn huyện. Cùng với sự phát triển kinh tế địa phương là sự ra đời các ngân hàng như NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Đông Á, NHCSXH,… đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân cũng như các doanh nghiệp. Sự ra đời của các TCTD này đã tạo nên sự cạnh tranh về lãi suất vay vốn, sự đa dạng sản phẩm dịch vụ, về quy trình vay vốn và các chính sách ưu đãi khách hàng,…Cụ thể, trước khi có NHCSXH thì các hộ nông sản xuất kinh doanh sẽ vay của Chi nhánh vì khi đó chỉ có Chi nhánh đáp ứng được nhu cầu của họ nhưng sự xuất hiện của ngân hàng này đã làm cơ cấu ngành nông- lâm- thủy sản giảm vì ngân hàng này cho vay với lãi suất ưu đãi, ân hạn thời gian trả nợ. Bên cạnh đó, vì mục tiêu lợi nhuận Chi nhánh phải đổi mới cơ cấu vay vốn theo hướng gia tăng cho vay đối với các doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghiêp- xây dựng và thương mại- dịch vụ. Những doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực trên thường có nhu cầu vốn lớn với lãi suất vay thay đổi linh hoạt đã đảm bảo được mục tiêu của Chi nhánh đề ra, vì vậy cơ cấu hai ngành này có xu hướng tăng qua hai năm 2011, 2012.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 83)