Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 124)

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhận thức về XHTD chưa cao

Đây là lần đầu tiên Chi nhánh xây dựng, ban hành và áp dụng hệ thống XHTD khách hàng trong nội bộ ngân hàng. Hệ thống xếp hạng ban hành vào ngày 31/12/2003, cho đến nay môi trường kinh doanh cũng đã có nhiều thay đổi, tư duy quản lý rủi ro cũng đã khác trước chính vì vậy phương pháp XHTD khách hàng của Chi nhánh chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế, cần phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung trong thời gian tới.

Mặt khác khi ban hành hệ thống XHTD khách hàng, ban lãnh đạo của Chi nhánh chưa đánh giá đúng mức lợi ích của hệ thống XHTD trong hoạt động tín dụng đặc biệt là trong phòng ngừa và quản lý RRTD chính vì vậy nội dung chủ yếu của quyết định này là phân loại khách hàng để từ đó thực hiện chính sách khách hàng, biện pháp đối sử với từng khách hàng và nhóm khách hàng cho phù hợp như chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiền vay, chính sách dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của Chi nhánh.

Hai là, trình độ cán bộ tín dụng chưa đồng đều

Việc XHTD khách hàng do CBTD thực hiện, ngoài các chỉ tiêu tài chính còn có các chỉ tiêu phi tài chính là những chỉ tiêu phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá, thu thập thông tin của người xếp hạng. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của người xếp hạng sẽ quyết định chất lượng xếp hạng.

Hiện nay đội ngũ CBTD tại Chi nhánh không đồng đều, nhiều CBTD còn mới, chưa có đủ kinh nghiệm mặc dù đều được đào tạo bài bản tại các trường đại

học. Tuy nhiên do chế độ đãi ngộ chưa bằng các TCTD khác cho nên rất nhiều cán bộ có kinh nghiệm đã rời bỏ Chi nhánh.

Ba là, ngân hàng chưa có cơ sở dữ liệu riêng

Xếp hạng khách hàng đòi phải xử dụng thông tin nhiều thời điểm, nếu không có cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin khách hàng thì khi đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay tại NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc chưa có cơ sở dữ liệu riêng để phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng chính vì vậy nguồn dữ liệu tại Chi nhánh rất thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc đánh giá xếp hạng.

Tóm lại, hệ thống XHTD khách hàng có ích lợi rất lớn trong công tác quản lý và phòng ngừa RRTD, tuy nhiên sau khi ban hành hệ thống xếp hạng vẫn chưa được thực thi một cách triệt để.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một là, thông tin phục vụ cho xếp hạng không đầyđủ

Khi XHTD khách hàng thì nguồn thông tin duy nhất mà ngân hàng có được là dựa trên các BCTC của doanh nghiệp gửi đến ngân hàng. Tuy nhiên để XHTD khách hàng được đầy đủ, phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp thì nguồn thông tin từ BCTC chưa đủ, đòi hỏi phải có nhiều nguồn thông tin khác như từ các cơ quan thuế, hải quan, thông tin quan hệ với các TCTD, các thông tin về tranh chấp kinh tế... nhưng những thông tin này rất khó thu thập, có liên hệ với các cơ quan quản lý nguồn thông tin này cũng rất khó lấy do không được cung cấp.

Thông tin trên các BCTC của doannh nghiệp hiện nay chưa thực sự đáng tin cậy, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vì vậy đã ảnh hưởng đến kết quả XHTD. Theo quy định hiện nay BCTC doanh nghiệp gửi đến ngân hàng không bắt buộc phải được kiểm toán, nếu được kiểm toán thì nguồn thông tin sẽ đáng tin cậy hơn.

Chính nguồn thông tin để XHTD khách hàng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng đã ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng, không phản ánh chính xác mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp.

Hai là, thị trường chưa có nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng để có thể cung cấp kết quả xếp hạng tín dụng cho ngân hàng tham khảo

Tại thị trường Việt Nam hiện nay chưa có nhiều các tổ chức XHTD độc lập, cung cấp kết quả XHTD cho thị trường. Kết quả xếp hạng của các tổ chức khác là

một nguồn thông tin cho các NHTM khi thực hiện xếp hạng, đồng thời có thể dùng làm cơ sở để so sánh kết quả xếp hạng với ngân hàng.

Ba là, ứng dụng công nghệ tin học trong hệ thống ngân hàng Việt nam còn chưa

đồng bộ nên cũng ảnh hưởng đến công tác thu thập thông tin phục vụ cho xếp hạng

tín dụng

Việc ứng dụng công nghệ của các ngân hàng ở các mức độ khác nhau, tạo sự chênh lệch khá cao về trình độ công nghệ ở một số ngân hàng nên việc liên kết trao đổi thông tin giữa các ngân hàng không cao. Khi cần có sự trao đổi thông tin khách hàng giữa các ngân hàng thì chưa được thuận tiện, việc liên kết trao đổi thông tin giữa các ngân hàng còn chậm, kém hiệu quả do một số ngân hàng vẫn còn thực hiện bán thủ công trong việc lưu trữ, cập nhập tìm kiếm thông tin.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả tập trung nghiên cứu:

- Giới thiệu chung về NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ. Sau đó, tác giả đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012 ở tất cả các hoạt động: huy động vốn, cho vay, đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.

- Đi sâu vào phân tích thực trạng công tác XHTD tại NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc trong 3 năm 2010, 2011, 2012 trên nhiều phương diện: mục đích xây dựng hệ thống XHTD, các phương pháp XHTD doanh nghiệp hiện đang được áp dụng tại Chi nhánh, quy trình công tác XHTD khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh, quá trình kiểm tra đánh giá kết quả xếp hạng, đưa ra ví dụ minh họa cụ thể làm rõ công tác XHTD tại Chi nhánh.

- Từ đó, tác giả đánh giá công tác XHTD tại Chi nhánh về những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên.

Những nội dung tổng kết, phân tích và đánh giá ở chương 2 về thực trạng công tác XHTD khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao công tác XHTD tại Chi nhánh sẽ được trình bài ở chương 3.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH HUYỆN ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG

TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT- CHI NHÁNH HUYỆN ĐẠI LỘC

- Định hướng hot động tín dng

Mục tiêu của Chi nhánh là tiếp tục chủ động kiểm soát tăng trưởng kết hợp với cơ cấu tín dụng nên nguyên tắc kiên trì thực hiện chiến lược, nâng cao chất lượng tài sản. Đạt mục tiêu cơ cấu tín dụng chuẩn mực theo thông lệ, nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Các mục tiêu tín dụng cụ thể như sau:

Mức tăng trưởng tín dụng: Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn, tranh thủ thời cơ phát triển của nền kinh tế và yêu cầu cơ cấu lại tài sản của NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc, định hướng mức tăng trưởng tín dụng bình quân 20% giai đoạn từ năm 2011 – 2014.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: Chi nhánh tiếp tục thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo yêu cầu theo điều 7 quy định 493, phấn đấu đến năm 2014 đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép của NHTM theo thông lệ < 3 %.

Cơ cấu tín dụng: Tăng cường kiểm soát quy mô tín dụng trung và dài hạn, phấn đầu đến năm 2014 cơ cấu tín dụng trung và dài hạn đạt 50% trong đó kiểm soát tín dụng dài hạn <35%. Thực hiện tăng cường cho vay tài sản đảm bảo, nâng cao chất lượng tín dụng, tính thanh khoản của tài sản đảm bảo, phấn đầu tỉ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm đến năm 2014 tối thiểu là 83%. Đẩy mạnh cho vay thành phần kinh tế phi Nhà nước, mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chi nhánh cũng chủ trương giảm đầu tư tập trung quá lớn vào một số ngành, ưu tiên đầu tư nhưng ngành đánh giá là tiềm năng, ổn định, ít rủi ro.

- Định hướng công tác xếp hạng tín dụng

Trong những năm tới, NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc sẽ áp dụng những chính sách cho vay thận trọng kết hợp với hệ thống XHTD nội bộ trong quá trình cho vay nhằm ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Công tác XHTD, quản lý tín dụng sẽ được thực hiện

chi tiết đến từng ngành nghề kinh doanh, từng vùng, từng loại hình sản phẩm. Tuân thủ tuyệt đối quy trình, quy chế, nâng cao chất lượng thông tin cho công tác XHTD. Tiếp tục căn cứ vào kết quả XHTD để ra quyết định cho vay với chủ trương: lựa chọn khách hàng có loại A trở lên, kiên quyết không tăng thêm dư nợ với khách hàng loại BBB trở xuống. Thường xuyên nghiên cứu biến động kinh tế, môi trường kinh doanh để điều chỉnh các chỉ tiêu, cơ cấu điểm cho phù hợp điều kiện thực tiễn từng giai đoạn.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT- CHI NHÁNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT- CHI NHÁNH HUYỆN ĐẠI LỘC

3.2.1. Đề xuất xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT- Chi nhánh Huyện Đại Lộc theo mô hình Logit

3.2.1.1. Lựa chọn biến trong mô hình

Để áp dụng mô hình hồi quy Logit, trong quá trình xây dựng mô hình cần phải xác định biến nào là biến độc lập và biến nào là biến phụ thuộc.

Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc có nhiều phạm trù, mỗi phạm trù đại diện cho một nhóm và biến này có khả năng phân biệt hồi quy tốt nhất và duy nhất trên cơ sở tập hợp biến độc lập được lựa chọn, nói cách khác là mỗi quan sát phải được sắp xếp vào một nhóm duy nhất.

Biến phụ thuộc của mô hình là Y, thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp: Y = 0: Không có nợ xấu hay khả năng trả nợ cao.

Y = 1: Có nợ xấu (quá hạn trên 90 ngày) hay khả năng trả nợ thấp.

Biến độc lập

Sau khi lựa chọn được biến phụ thuộc, bước tiếp theo phải xác định biến độc lập trong phân tích. Việc lựa chọn biến độc lập thường được tiến hành theo hai cách. Cách tiếp cận đầu tiên là dựa trên cơ sở và những nghiên cứu từ trước. Cách tiếp cận thứ hai là trực giác trên cơ sở kiến thức của các chuyên gia và trực giác lựa chọn những biến chưa có những nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết hợp lý. Trong cả hai cách, những biến độc lập được lựa chọn là những biến có ảnh hưởng đến khả năng phân biệt giữa các nhóm của biến phụ thuộc. Trong đồ án này, biến độc lập được lựa chọn là:

Bảng 3.1. Các biến phụ thuộc áp dụng trong mô hình đề xuất

STT Ký hiệu Chỉ tiêu Ý nghĩa kỳ vọng

Quy mô của doanh nghiệp

Q = 0: Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ

1 Q

Q = 1: Nếu doanh nghiệp có quy mô không nhỏ

Lợi thế về quy mô doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 X2 Khả năng thanh toán ngắn hạn

3 X3 Khả năng thanh toán nhanh Tỷ số khả năng thanh toán 4 X4 Nợ phải trả/ Tổng tài sản

5 X5 Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

Cơ cấu nợ, quy mô tài chính của doanh nghiệp

6 X6 Lợi nhuận gộp/ Nợ phải trả Hiệu quả hoạt động 7 X7 Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

8 X8 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 9 X9 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận

10 X10 Doanh thu thuần/ Tổng tài sản Hiệu quả hoạt động 11 X11 Kỳ thu tiền bình quân Hiệu quả thu hồi nợ

12 X12 Vòng quay hàng tồn kho Hiệu quả quản trị ngân quỹ

*Khả năng thanh toán ngắn hạn (X2):

Khả năng thanh toán

ngắn hạn =

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tài sản nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết quy mô những khoản phải trả ngắn hạn được bù đắp bởi những tài sản có dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn.

Chỉ tiêu này dùng để kiểm tra trạng thái vốn lưu động và tính thanh khoản, xem xét mức độ bảo vệ người cho vay trong trường hợp doanh nghiệp vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động, thể hiện sự an toàn của người cho vay ngắn hạn.

Đối với chỉ tiêu này:

- Khoảng giá trị từ 1 → 4 là chấp nhận được.

- Nếu khả năng thanh toán ngắn hạn < 1: dùng vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định => rủi ro trong thanh tán ngắn hạn.

- Nếu khả năng thanh toán ngắn hạn > 4: không tốt, có thể vì sử dụng không tốt khoản tiền đi vay, quỹ tiền mặt tồn đọng nhiều…

*Khả năng thanh toán nhanh (X3):

Khả năng

thanh toán nhanh =

TSCĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho bình quân

Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản có của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh toán cấp thiết cho các khoản nợ.

Giá trị của tỷ lệ này càng cao chứng tỏ độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, điều này cũng có ý nghĩa rằng hiệu quả quản lý tài sản lưu động chưa tốt vì những tài sản này có tỷ lệ sinh lời thấp đối với doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nhỏ thì khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn kém. Giá trị có thể chấp nhận được là 1 – 2.

*Nợ phải trả / tổng tài sản (X4):

Nợ phải trả Tỷ số nợ trên tổng tài sản =

Tổng tài sản

Thông thường các ngân hàng muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các ngân hàng nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Nợ phải trả / vốn chủ sở hữu (X5):

Nợ phải trả Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

*Lợi nhuận gộp trên nợ phải trả (X6):

Lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp trên nợ phải trả =

Nợ phải trả

Tỷ số này phản ánh khả năng dùng doanh thu bù đắp các khoản nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp lớn thì khả năng trả nợ càng cao.

*Tổng lợi nhận sau thuế trên doanh thu thuần (X7):

Tổng lợi nhuận sau thuế trên

doanh thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp lớn thì tiềm năng sinh lợi càng lớn.

*Tỉ suất lợi nhuận/vốn –ROE(X8)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng so với vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 124)