Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 153)

Như đã nêu ra tại phần nguyên nhân của những hạn chế, một trong những nguyên làm cho hệ thống xếp hạng của Chi nhánh còn nhiều hạn chế trong thực hiện quản lý RRTD là do nhận thức của Chi nhánh chưa cao về hệ thống XHTD nội bộ.

Trong bất kỳ một hoạt động, để đạt kết quả tốt thì việc trước tiên là những người thực hiện phải có nhận thức rõ về vấn đề. Chi nhánh cần phải nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của hệ thống XHTD. Để thực hiện điều này, Chi nhánh phải tăng cường bồi dưỡng, đạo tạo, cập nhật kiến thức cho cán bộ có liên quan đến việc xếp loại.

Chất lượng cán bộ thực hiện xếp hạng sẽ quyết định chất lượng kết quả xếp hạng, chính vì vậy để cho kết quả xếp hạng phản ánh đúng thực chất tình hình doanh nghiệp, Chi nhánh phải tăng cường công tác giáo dục đào tạo cán bộ:

- Giáo dục về đạo đức, ý trí vững vàng, không bị cám dỗ bởi vật chất, ý thức luôn tuân thủ pháp luật trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Đào tào kiến thức nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến tín dụng ngân hàng như kế toán, tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, thẩm định dự án,…

Việc tổ chức đào tạo có thể thực hiện bằng cử cán bộ đi học, mời chuyên gia, giảng viên về dạy, hoặc tự đào tạo trong nội bộ ngân hàng.

Trong XHTD, CBTD là nhân tố quyết định chất lượng cho công tác này. Vì thế cần phải đào tạo bồi dưỡng để xây dựng cho được một đội ngũ chuyên gia thạo về XHTD khách hàng doanh nghiệp ở Chi nhánh.

Để làm tốt công tác XHTD, các cán bộ quản lý cũng như CBTD không chỉ có năng lực chuyên môn cao mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, trung thực và có khả năng làm việc dưới nhiều áp lực. Họ phải là những người có kỹ năng phân tích, có sự am hiểu tường tận về nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nắm bắt được luật pháp, tập quán, thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra được những đánh giá chính xác về doanh nghiệp, tạo điều kiện để đưa ra các quyết định tín dụng nhằm đem lại lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Trong những năm qua, đã có những đổi mới trong nhân sự, tạo ra cho mình một đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên tín dụng trẻ. Ưu thế của nhân viên trẻ này là rất năng động, nhiệt tình, tinh thần sáng tạo và ham học hỏi cao, khả năng nắm

bắt công việc nhanh nên dễ đào tạo. Tuy nhiên, đây cũng là những người chưa có kinh nghiệm nhiều về công việc, kiến thức mọi mặt về kinh tế xã hội còn hạn chế đòi hỏi ngân hàng phải mất thời gian và chi phí đào tạo. Do vậy, để phát triển những lợi thế cũng như hạn chế, khắc phục những tồn tại trên, Chi nhánh cần thực hiện những biện pháp sau:

Th nht, ngân hàng cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng nhân viên, xây dựng một chính sách tuyển dụng hợp lý, phải đặt ra các điều kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ và kinh nghiệm nhằm tuyển được những ứng viên có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức để đảm nhiệm tốt công việc được giao.

Th hai, Chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại CBTD, hướng dẫn và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cử cán bộ đi học các lớp về nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo có uy tín nhằm giúp các CBTD nắm bắt kỹ hơn về kiến thức cơ bản và kiến thức phân tích tài chính một cách đầy đủ, vững chắc. Ngoài ra, phải tạo điều kiện cho họ tự nâng cao trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc. Trong quá trình làm việc phải thường xuyên đánh giá khả năng làm việc của nhân viên và kiên quyết sàng lọc những nhân viên không đủ năng lực và tư cách để đáp ứng nhu cầu công việc. Ngoài những biện pháp nêu trên, cũng phải thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong, giữa các Chi nhánh với các chi nhánh ở ngân hàng khác, tổ chức cuộc thi CBTD giỏi…

Th ba, cũng cần thực hiện công tác phân công công việc theo năng lực và sở trường của từng cán bộ để phát huy hết khả năng của từng cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Những cán bộ có trình độ cao, làm việc lâu năm được phân công đảm nhiệm những khoản vay khó, có giá trị lớn, có thời hạn dài và rủi ro cao, còn những cán bộ trẻ đảm nhiệm những khoản vay nhỏ, độ rủi ro thấp. Để thực hiện phân công công việc hợp lý thì ngân hàng cần tìm hiểu về năng lực, sở trường của từng CBTD, thực hiện đề bạt những cán bộ giỏi. Đồng thời, ngân hàng cũng cử những cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm hướng dẫn kèm cặp những cán bộ trẻ để từng bước nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ.

Th tư, Chi nhánh nên quy định nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng cho từng nhân viên và cán bộ ngân hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của họ để có biện pháp kịp thời phát hiện những sai sót và có biện pháp xử lý. Những trường hợp vi phạm quy định, không hoàn thành công việc được giao phải kiên quyết xử lý, thưởng phạt phân minh. Chính điều này sẽ kích thích cán bộ phấn đấu hoàn thành

công việc được giao.

Th năm, Chi nhánh cần có chính sách giữ và thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi thông qua chính sách lương bổng, trợ cấp, tạo môi trường làm việc thoải mái, cởi mở cũng như tạo điều kiện thăng tiến cho họ.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng XHTD doanh nghiệp nói riêng, trong thời gian tới, Chi nhánh cần có chính sách bồi dưỡng chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức cho CBTD cả về chất và lượng. Tăng cường và tuyển dụng CBTD trẻ vì đây là đội ngũ nhân viên chủ yếu trong ngân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đại Lộc, Quảng Nam (Trang 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)