- bến bãi, vận tải, truyền
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI TECHCOMBANK.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.
• NHNN cần tạo ra cơ chế khuyến khích các ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng bán lẻ trong đó có cho vay mua nhà.
NHNN cần có định nghĩa cụ thể và những quy định rõ ràng về kinh doanh bất động sản, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, những quy chế CVMN một cách thống nhất nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.
Ngoài ra cần có những biện pháp giỳp cỏc NHTM tăng cường nguồn vốn cho vay đặc biệt là vốn trung dài hạn như các biện pháp về dự trữ bắt buộc hay các quy định về mức sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn.
• Trước tình hình khủng khoảng tín dụng nhà ở tại Mỹ và các nước khác. NHNN cần tăng cường thanh tra, theo dõi các hoạt động cho vay bất động sản của các NHTM.
NHNN yêu cầu các NHTM phải thống kê, theo dõi chặt chẽ các hoạt động cho vay bất động sản, diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường, yêu cầu các NHTM rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản cho vay bất động sản để có biện pháp xử lý, thu hồi nợ vay đúng hạn và khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản.
Xem xét tỷ lệ cho vay của hệ thống ngân hàng cho thị trường bất động sản trên tổng dư nợ của hệ thống, rà soát lại các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với thị trường bất động sản. Nếu có hiện tượng cho vay dưới chuẩn cần có những biện pháp điều chỉnh tích cực. Xem xét tỷ lệ dư nợ của hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp có cùng nguồn gốc đang kinh doanh bất động sản, trên tổng dư nợ của thị trường bất động sản. Nếu có hiện tượng đầu tư tay trong, cần có những biện pháp loại bỏ để tránh những vấn đề có tính hệ thống.
Bất động sản tiếp tục “sốt”, NHNN vào cuộc “siết” cho vay là điều đã và đang thể hiện rõ nét trên thị trường tài chính, tuy nhiên NHNN cần có sự xem xét và phân loại đối với từng sản phẩm tín dụng cho vay bất động sản, NHNN cần tạo điều kiện mở rộng CVMN với các đối tượng có mức thu nhập ổn định cần nhà ở thực sự.
• Cần nghiên cứu và đưa vào vận hành mô hình “Quỹ đầu tư bất động sản ” để tăng cường nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Nhanh chóng hình thành và phát triển hệ thống thế chấp thứ cấp, để tăng cường nguồn tiền cho thị trường bất động sản.
Hình thành thị trường trái phiếu, cổ phiếu bất động sản. Cần chứng khoán hóa cỏc dự án đầu tư kinh doanh bất động sản. Chứng khoán bất động sản la một loại chứng khoán đặc biệt, kết hợp giữa hình thức đầu tư chứng khoán và đầu tư bất động sản, được đảm bảo bằng bất động sản mà nó đại diện, đồng thời cho phép nhà đầu tư kiếm lời trên biến động giá trị bất động sản này, nhưng không nhất thiết nắm giữ quyền sở hữu trực tiếp một phần hay toàn bộ bất động sản đó trong suốt quá trình sở hữu chứng khoán.
Vì vậy, cần xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến việc hình thành hoạt động chứng khoán tại Việt Nam để làm lỏng hóa cỏc khoản vay liên quan đến tín chấp bất động sản.
NHNN thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động, linh hoạt và phối hợp đồng bộ. NHNN nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các NHTM và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hợp lý dư nợ tín dụng, khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ sung các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ.
• Tăng cường nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.
Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN là thực hiện việc cung cấp thông tin tín dụng, đáp ứng yêu cầu trong việc đánh giá khả năng trả nợ của ngân hàng. Tuy nhiên CIC mới chủ yếu cập nhật thông tin về các doanh nghiệp còn cá nhân thì hầu như không có. Hơn nữa thông tin của trung tâm này chỉ dừng lại ở mức tham khảo cho các NHTM. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của hoạt động CVMN, cho vay tiêu dùng trong thời gian tới thì nhu cầu thông tin về khách hàng là rất lớn. Vì vậy CIC cần tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa, cập nhật các thông tin về khách hàng đặc biệt là các khách hàng cá nhân về tiền sử bản thân, tình trạng dư nợ, nợ xấu, các nguồn thu nhập.
NHNN cần quy định cụ thể và chặt chẽ, bắt buộc các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin như tình hình dư nợ, khả năng trả nợ, nợ xấu của khách hàng tại các ngân hàng cho CIC.
Nên thành lập cỏc kờnh thông tin về thị trường bất động sản, trong đó cung cấp các thông tin về nhà đất, cập nhật thông tin về các chủ trương, văn bản pháp lý có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tìm hiểu và nâng cao khả năng hiểu biết về thị trường bất động sản, đồng thời tạo cơ sở cho việc thẩm định các dự án kinh doanh, định giá bất động sản, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.