Xõy dựng các chính sách cho vay mua nhà phù hợp hơn:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại ngân hàng TCB (Trang 79)

- bến bãi, vận tải, truyền

3.2.6.Xõy dựng các chính sách cho vay mua nhà phù hợp hơn:

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI TECHCOMBANK.

3.2.6.Xõy dựng các chính sách cho vay mua nhà phù hợp hơn:

Chính sách hay cơ chế cho vay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình mở rộng và phát triển của hoạt động CVMN. Ngân hàng cần phải xác định được các mục tiêu trước mắt và lâu dài sao cho phù hợp với nguồn lực của ngân hàng (về vốn, công nghệ, nhân lực…), từ đó xây dựng được cơ chế CVMN phù hợp với mục tiêu đặt ra. Cơ chế cho vay bao gồm các quy định về mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay tối đa, số tiền được vay trên tài sản đảm bảo. Tất cả các yếu tố đó sẽ tạo nên đặc tính cho sản phẩm CVMN của ngân hàng, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc mở rộng tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần xây dựng cho mình một cơ chế CVMN phù hợp với cả ngân hàng và khách hàng, mang tính cạnh tranh và linh hoạt với những biến động của thị trường. Ngân hàng phải nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động CVMN đối với sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng.

chặt chẽ giữa các bước thực hiện công việc. Quy trình nghiệp vụ cho vay có hai giai đoạn quan trọng nhất là: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thẩm định hồ sơ tín dụng. Quá trình lập cũng như các thủ tục cần thiết của hồ sơ phải đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo theo đúng quy định. Sau đó là quy trình thẩm định không quá phức tạp, khó khăn, không nên định giá tài sản đảm bảo của khách hàng quá thấp so với giá thị trường. Quy trình thẩm định của ngân hàng được thiết lập phải quan tâm đến hai mặt: giảm thiểu rủi ro và tạo sự tiện ích, nhanh chóng cho khách hàng. Ngân hàng cần phải có những cán bộ thẩm định có chuyên môn nghiệp vụ cao cũng như kinh nghiệm, hoặc các chuyên gia thẩm định trong lĩnh vực bất động sản am hiểu tình hình thực tế thị trường nhà đất, có khả năng dự báo sẽ đảm bảo thẩm định một cách chính xác hơn và rút ngắn thời gian thẩm định. Còn đối với các giai đoạn còn lại ngân hàng cũng phải thiết lập một cách phù hợp, tối thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng trong khâu giải ngân và có lịch trả nợ gốc và lãi sao cho phù hợp với khả năng của khách hàng giúp làm giảm áp lực cho khách hàng.

Quy trình nghiệp vụ phải rất cụ thể hướng dẫn thủ tục, hồ sơ, quy trình giao dịch đến chính sách giá (lãi suất, phí). Một quy trình tín dụng hiệu quả và không rườm rà là một trong những phương thức rất hiệu quả để lôi kéo, thu hút khách hàng. Đồng thời quy trình cho vay phải phù hợp với các điều kiện nguồn lực của ngân hàng, rõ ràng, dễ thực hiện giúp cho cán bộ tín dụng có thể hiểu rõ, thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

• Xây dựng cơ chế lãi suất phù hợp: Một trong các yếu tố được quan tâm hàng đầu của khách hàng khi tìm hiểu về sản phẩm của ngân hàng đó là về lãi suất – giá cả của món vay. Lãi suất cho vay cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng. Các quyết định về lãi suất của một ngân hàng cần được xem xét đến các khía cạnh: + Lãi suất phải đảm bảo bù đắp mọi chi phí hoạt động của ngân hàng, lãi suất phải tính đến mức lạm phát dự tính và mức lợi nhuận dự kiến.

+ Lãi suất cú yếu tố cạnh tranh thị trường.

Lãi suất là một công cụ quan trọng để thu hút khách hàng. Vì vậy mà chính sách lãi suất phải hết sức linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn. Với những khách hàng truyền thống, có quan hệ tốt với ngân hàng và có khả năng về tài chính thì có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi thấp hơn. Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng đưa ra những ưu đãi về lãi suất cùng với

những ưu đãi khác nhằm khuyến khích khách hàng tham gia sử dụng sản phẩm của ngân hàng nhiều hơn.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể như khách hàng đến vay vốn lần đầu tiên hoặc là khách hàng thứ 1000 thì ngân hàng có thể áp dụng các ưu đãi về lãi suất kèm theo một số hình thức khuyến mại khác, có thể giảm lãi cho những khách hàng đã sử dụng thêm nhiều sản phẩm của ngân hàng như trả lương qua tài khoản, có tài khoản thanh toán, gửi tiền tại ngân hàng … Ngân hàng cần đa dạng hóa các loại hình lãi suất tương ứng với từng thời hạn vay và tổng giá trị món vay. Đồng thời chính sách lãi suất phải mang tính cạnh tranh trên thị trường sao cho vẫn phù hợp với các nguồn lực của ngân hàng và phù hợp với cả khách hàng.

Hiện nay trên thị trường các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất: tính lãi suất trên dư nợ thực tế hoặc tính lãi suất trên cơ sở số dư ban đầu. Hai cách tính này rất phổ biến trên thế giới và thực tế nó là một hình thức Marketing của các ngân hàng.

Cùng lãi suất, các yếu tố như điều kiện bắt buộc đối với người vay, thời hạn cho vay, hạn mức cho vay… là yếu tố cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính với nhau, khách hàng sẽ lựa chọn hình thức nào là có lợi cho họ nhất.

• Tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi vay vốn với các thủ tục vay cần phải đơn giản, gọn nhẹ, không rườm rà và giao dịch nhanh chóng. Ngân hàng cần linh hoạt trong việc chấp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Trong điều kiện nước ta hiện nay thì việc chứng minh thu nhập chính xác của khách hàng là rất khó bởi việc thanh toán bằng tiền mặt chiếm chủ yếu trong các giao dịch mua bán, nhiều khoản thu nhập, luồng tiền của người dân không được thực hiện qua tài khoản ngân hàng một cách tuyệt đối. Ngân hàng chỉ có thể xác định được các khoản thu nhập chính thức cảu khách hàng như là lương mà thôi, một thực tế là các thu nhập ngoài lương của khách hàng thường cao hơn lương chính thức. Vì vậy ngân hàng cũng nên dễ dàng hơn trong việc chấp nhập hồ sơ vay vốn của các đối tượng khách hàng có khả năng về tài chính nhưng khó có thể chứng minh nguồn thu nhập chính xác của họ.

• Kéo dài thời gian CVMN: Ngân hàng cần đưa ra thời gian CVMN một cách linh hoạt hơn tùy vào từng đối tượng khách hàng khác nhau. Khi tiền gốc trả trong thời gian dài, thì số tiền gốc phải trả hàng kỳ sẻ nhỏ đi, nhiều người chó mức thu nhập trung bình cũng có thể vay được tiền của ngân hàng để mua nhà. Điều này giúp làm giảm áp lực cho

khách hàng khi vay vốn và giúp ngân hàng mở rộng phạm vi cho vay. Việc tăng thời gian CVMN cũng là một yếu tố giỳp cỏc ngân hàng Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, trong khi thời gian CVMN của họ thường kéo dài từ 25- 30 năm.

• Ngân hàng cần đưa ra các điều kiện vay dễ dàng hơn để có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng vay vốn hơn. Ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong điều kiện khách hàng phải có hộ khẩu thường trú tại những địa bàn ma Techcombank có trụ sở, chi nhánh hay phòng giao dịch. Ngân hàng nên áp dụng cho các đối tượng vay tuy không có đủ điều kiện về hộ khẩu nhưng ngân hàng chứng minh được các điều kiện tốt về tư cách pháp nhân, công ăn việc làm ổn định, về nguồn tài trợ cũng như về tài sản đảm bảo. Hơn nữa ngân hàng cần mở rộng phạm vi cho vay không chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các đô thị mà nên mở rộng tới các khu vực ngoại thành, các thị trấn ở vùng nông thôn, những nơi mà nhu cầu mua nhà cũng rất lớn.

• Đa dạng hóa các phương thức CVMN, từ việc liên kết với các công ty kinh doanh bất động sản, các chủ đầu tư xây dựng đến việc tiếp cận trực tiếp khách hàng, giới thiệu các đặc điểm và tiện ích của sản phẩm nhăm gia tăng số lượng khách hàng và cũng giúp ngân hàng có thể đánh giá chính xác hơn về khách hàng, về khả năng trả nợ và hạn chế rủi ro.

• Tăng cường sử dụng các biện pháp Marketing khai thác thị trường, quảng bá trên hệ thống tờ rơi, cẩm nang dịch vụ để giới thiệu về sản phẩm, giúp khách hàng có thể tiếp cận và hiểu rõ về sản phẩm CVMN một cách thuận tiện nhất. Kèm theo là hoạt động xúc tiến, lập kênh bán hàng, chăm sóc khách hàng bài bản.

Trong hoạt động CVMN ngân hàng cần phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề an toàn vì hoạt động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, ngân hàng cần đưa ra các điều kiện về đảm bảo tiền vay phù hợp, đa dạng các tài sản đảm bảo có chất lượng và giá trị cao sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại ngân hàng TCB (Trang 79)