Tổng quan về các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM của Agribank Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (Trang 32)

Mô hình nghiên cứu của Phó giáo sư: Tiến sĩ Lê Thế Giới và Thạc sĩ Lê Văn Huy về “ Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam” được tiến hành vào năm 2005. Mô hình nghiên cứu theo phương pháp xây dựng một bảng câu hỏi thông qua thang đo lường thái độ (attitudes scales) bằng thang điểm Likert với 5 sự lựa chọn để đo lường những nhân tố tác động: ý định (YDSD) và quyết định sử dụng thẻ ATM (QDSD). Địa bàn tiến hành thu thập dữ liệu là dân cư thuộc TP Đà Nẵng và Quảng Nam, người tham gia trả lời bảng câu hỏi có độ tuổi từ 18 đến 60. Số bảng câu hỏi được phát ra là 500, kết quả thu được gồm 419 bảng câu hỏi có trả lời hợp lệ. Mô hình hồi quy tuyến tính cho ra các kết quả như sau:

- Nhóm các nhân tố: pháp luật, hạ tầng công nghệ, nhận thức, vai trò của thẻ, độ tuổi, khả năng sẵn sàng của ngân hàng, tiện ích sử dụng, chính sách marketing có ảnh hưởng đến việc hình thành ý định sử dụng thẻ ATM của người dân Việt Nam.

- Các nhân tố: ý định sử dụng thẻ, khả năng sẵn sàng, chính sách marketing, tiện ích sử dụng lại có mối quan hệ tác động đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ của khách hàng (bao gồm lựa chọn về ngân hàng phát hành và loại thẻ).

Đỗ Tiến Hòa (2007) nghiên cứu “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với sản phẩm dịch vụ Ngân hàng HSBC chi nhánh Tp.HCM” qua 550 mẫu khảo sát khách hàng tác giả đã đưa ra mô hình nghiên

cứu đề xuất ban đầu gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Nhưng sau kết quả phát triển của Ngân hàng với 28 biến quan sát. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy sự hài lòng của khách hàng chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố và thứ tự tầm ảnh hưởng của các yếu tố được sắp xếp từ cao đến thấp dần là: Tính cạnh tranh về giá (β’= 0,309), Hình ảnh doanh nghiệp (β’= 0,296), Sự tín nhiệm (β’= 0,286), Sự thuận tiện (β’= 0,275), Phong cách phục vụ (β’= 0,272), và Sự hữu hình (β’= 0,245).

Hoàng Xuân Bích Loan (2008) nghiên cứu “Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại Chi nhánh Tp. HCM” của người lao động tại Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar”. Từ 6 yếu tố đưa ra của mô hình nghiên cứu đề nghị, kết quả hồi quy tuyến tính cuối cùng cho thấy cả 6 yếu tố để ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đó là: (1) Độ tin cậy, (2) Độ phản hồi, (3) Kỹ năng, (4) Độ tiếp cận, (5) Thông tin, (6) Chất lượng sản phẩm dịch vụ. Và thứ tự mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được xếp lần lượt từ cao đến thấp là: Chất lượng sản phẩm dịch vụ, độ tin cây, kỹ năng, thông tin, độ tiếp cận.

Kết quả phân tích Anova để xem xét mối quan hệ giữa thời gian sử dụng dịch vụ và số lượng ngân hàng giao dịch có tác động như thế nào đến việc doanh nghiệp xem BIDV là ngân hàng chính, cho thấy sự khác biệt về việc doanh nghiệp xem BIDV là ngân hàng chính giữa các nhóm khách hàng có thời gian sử dụng và số lượng ngân hàng giao dịch khách nhau.

Nguyễn Thị Kim Ánh (2010) nghiên cứu “Đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar” Tác giả đã đo lường mức độ hài lòng của người lao động trong công việc.

(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Ánh, 2010).

Hình 1.5: Mô hình đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar

Ngoài những nghiên cứu trong và ngoài nước mà tác giả vừa trình bày ở trên còn có nhiều nghiên cứu khác về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong phạm vi hạn hẹp của luận văn nên chưa thể trình bày đầy đủ các nghiên cứu liên quan đến luận văn.

Đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM của Agribank Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” được tiến hành vào năm 2013 với phạm vi hẹp hơn, cụ thể hơn ở chỗ: tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi lựa chọn sử dụng thẻ ATM của Agribank tại huyện Diên Khánh. Vì vậy, các nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu cũng cụ thể hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng. Đồng thời, mô hình được đưa vào nghiên cứu cũng sử dụng thang điểm 5 Likert để đo lường nhưng chỉ dừng ở mức thống kê mô tả để phản ánh thực trạng vấn đề. Tuy nhiên, đề tài cũng sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường khả năng khách hàng chọn dùng thẻ ATM của Agribank Diên Khánh thông qua các nhân tố được đưa vào mô hình.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM của Agribank Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)