KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của công ty cổ phần giống cây trồng miền nam (Trang 35)

4.1. Tổng quan thị trường hạt giống cây trồng Việt Nam4.1.1. Thị trường hạt giống cây trồng nói chung 4.1.1. Thị trường hạt giống cây trồng nói chung

Một trong những đặc trưng nổi bật của ngành giống cây trồng Việt Nam đó là sự đa dạng về số lượng và chủng loại giống. Giai đoạn từ 2000 đến 2007, ngành giống của nước ta được hỗ trợ từ nhiều chương trình, dự án. Ở cấp độ Trung ương, Chương trình giống và Chương trình KHCN về chọn tạo giống đã đầu tư một số dự án với mục tiêu là tăng cường nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chọn tạo, khảo nghiệm công nhận và phát triển giống mới.

Ở nước ta hiện nay có 18 viện nghiên cứu và 6 trường Đại học đang tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển giống cây trồng. Ngoài ra, một số DN cũng đầu tư đáng kể vào công tác này. Các DN tư nhân đã trở thành bộ phận năng động nhất trong ngành giống, chuyên kinh doanh những mặt hàng giống có lợi nhuận cao - hạt giống lai. Phần lớn hạt giống phục vụ thương mại có nguồn gốc từ nông hộ theo hình thức hợp đồng sản xuất, ngoại trừ các cấp giống đời đầu và giống lai do các CT tự sản xuất hoặc nhập khẩu. Giống được phân phối tới nông dân bằng một số cách khác nhau. Trong khi các CT giống Nhà nước phân phối thông qua các cơ quan Nhà nước (ví dụ các trạm khuyến nông, các HTX) thì một số DN năng động (ví dụ CT CPGCT Miền Nam và các CT tư nhân) đã thực hiện cách phân phối hiệu quả, đó là thông qua hệ thống các đại lý tư nhân do họ xây dựng.

Trong 10 năm qua, các DN nước ngoài đã tham gia tích cực trong việc phát triển thị trường giống ở Việt Nam. Cùng với các CT tư nhân trong nước, các DN này đã đóng góp rất lớn trong việc tăng thị phần hạt giống tại Việt Nam. Tham gia thị trường giống còn có 2 hội, hiệp hội giống cây trồng. Trong đó, Hiệp hội thương mại

giống cây trồng Việt Nam (VSTA) mới được thành lập với tư cách là đại diện cho các DN giống cây trồng.

Hầu hết các DN Nhà nước (hoặc Trung tâm giống cây trồng), kể cả các DN đã cổ phần hoá đều có chủng loại mặt hàng nghèo nàn do chủ yếu tập trung vào các SP giống thụ phấn tự do và có lợi nhuận thấp. Vì vậy, ngoài những giống truyền thống, các DN này cần đa dạng hoá SP với các giống ưu thế lai hoặc các giống có thế mạnh cạnh tranh của địa phương. Hơn nữa, trong thời kỳ hội nhập, mở cửa thị trường, họ cần tham khảo kinh nghiệm của những DN tư nhân và một số CT cổ phần. Quan trọng hơn, các DN giống cây trồng cần xây dựng một chiến lược Marketing “4P” đồng bộ, có hiệu quả.

4.1.2. Thị trường hạt giống cỏa) Nhu cầu a) Nhu cầu

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi luôn được Nhà nước khuyến khích, tạo mọi điều kiện phát triển phát triển với mục đích ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp đã được khẳng định trong nhiều văn kiện đại hội Đảng, chủ trương chính sách của Chính phủ và trong các chương trình phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay không phải là hình thức sản xuất tự cung tự cấp mà còn trở thành một ngành sản xuất hàng hoá. Đặc biệt trong việc chăn nuôi gia súc lớn như trâu bò để cung cấp hàng hoá thịt, sữa lại càng được quan tâm. Đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc là điều hết sức cần thiết để duy trì và phát triển ngành chăn nuôi gia súc theo định hướng đã được đề ra.

Thực tế chăn nuôi gia súc cho thấy, chất lượng đàn gia súc phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn thô xanh. Chăn nuôi theo phương thức truyền thống (quảng canh) chỉ dựa vào đồng cỏ tự nhiên vừa không đủ, không đều quanh năm, vừa không đảm bảo chất lượng, không cân đối các chất dinh dưỡng nên năng suất chất lượng con giống kém. Thức ăn thô xanh chiếm 70 – 95% số lượng khẩu phần ăn hàng ngày của đại gia súc. Trong khi đó, số lượng đàn gia súc ngày càng gia tăng nhanh chóng, vì vậy, việc trồng cỏ, đặc biệt là cỏ cao sản là rất cần thiết để đảm bảo lượng thức ăn tươi và chế biến dự trữ quanh năm. Việc làm này trở nên cấp bách khi tình trạng đô thị hoá và hoang mạc hoá như hiện nay đã làm giảm đáng kể diện tích cỏ tự nhiên, diễn biến

thất thường của thời tiết đã làm chết không ít số gia súc như năm 2007 (52.000 con), gia súc không những chết rét mà còn chết đói.

Bảng 4.1. Nhu Cầu Phát Triển Diện Tích Trồng Cỏ Trong Tương Lai

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2010 Năm 2020

Số lượng gia súc ăn cỏ (tr.con) 11,5 18 25

Diện tích trồng cỏ cao sản (ha) 45.000 290.000 500.000 Diện tích đồng cỏ tự nhiên(ha) 2.210.000 2.000.000 600.000

Mức độ đáp ứng nhu cầu (%) 7,6 80 95

Nguồn tin: Phân Tích Tổng

Hợp

Số liệu thống kê cho thấy khoảng trên 70% lượng gia súc hiện được nuôi ở nước ta là ở hộ gia đình, mô hình trang trại chăn nuôi chưa phổ biến. Lượng thức ăn thô xanh chỉ mới đáp ứng được dưới 7,6% nhu cầu cho gia súc ăn cỏ, còn vào mùa khô thì tình trạng thiếu thức ăn cho gia súc càng trở nên trầm trọng. “Mục tiêu đưa diện tích diện tích trồng cỏ từ 45.000 ha hiện nay lên 290.000 ha vào năm 2010 và 500.000 ha vào năm 2020” (Bộ truởng Bộ NN và PTNT. Cao Đức Phát, 2007).

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của công ty cổ phần giống cây trồng miền nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w