Môi trường Marketing Môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của công ty cổ phần giống cây trồng miền nam (Trang 32)

Môi trường vĩ mô:

- Môi trường kinh tế: Kinh tế có thể là yếu tố môi trường có ảnh hưởng hiển nhiên nhất đến tất cả các thành viên của HTPP. Do đó, người quản lý HTPP phải biết về ảnh hưởng của các biến số kinh tế đến mọi thành viên trong HTPP. Các yếu tố chủ yếu trong nền kinh tế là hoạt động của nền kinh tế và mức độ tin tưởng của NTD.

- Môi trường chính trị và pháp luật: Đây là yếu tố môi trường phức tạp nhất, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, mức độ ổn định hay biến động của thể chế chính trị có khả năng tác động đến HTPP của CT.

- Môi trường văn hoá xã hội: Liên quan đến tất cả các mặt của xã hội. Người quản lý HTPP phải có nhận thức về môi trường văn hoá xã hội ảnh hưởng đến HTPP khi các HTPP hoạt động ở các nền văn hoá khác nhau bao gồm những phong tục, tập quán, sự thay đổi dân số các vùng…

- Môi trường công nghệ kỹ thuật: Công nghệ đang thay đổi liên tục và nhanh chóng, đặc biệt có những xã hội đã được CNH. Đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ như vậy, người quản lý HTPP phải chỉ ra được những sự phát triển này

Thị trường mục tiêu

Marketing-mix

có liên quan đến CT của họ và những thành viên trong HTPP như thế nào và sau đó xác định những sự thay đổi đó ảnh hưởng đến người tham gia HTPP như thế nào.

- Môi trường tự nhiên: Trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nói chung, hạt giống cây trồng nói riêng thì yếu tố môi trường tự nhiên có ảnh huởng rất lớn đến HTPP, đòi hỏi người quản lý HTPP phải nắm thật rõ về đặc điểm về thời tiết, khí hậu, đất đai của từng vùng.

Môi trường vi mô

+ Những người cung ứng: Quá trình kinh doanh của DN có mối liên hệ mật thiết với nguồn cung ứng, các yếu tố đầu vào cơ bản như nguyên vật liệu, tài chính, lao động. công nghệ,…Vì vậy nhà cung ứng có những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN và nguy cơ có thể gặp phải từ nhà cung ứng họ đòi lên giá hoặc giảm số lượng cung cấp, do đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của DN.

+ Môi giới Marketing: Nhà môi giới Marketing là những người hỗ trợ cho CT đi lên, tiêu thụ và phổ biến hàng hoá của CT trong giới KH như các nhà bán sỉ, bán lẻ, đại lý. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các CT cần thiết lập và giữ mối liên hệ tốt với nhà môi giới Marketing.

+ Khách hàng: KH là người thực hiện công đoạn cuối cùng quá trình tái sản xuất của CT, là yếu tố cực kì quan trọng chi phối mạnh mẽ đến DT và lợi nhuận của CT. KH có thể mua mọi thứ họ cần mà không mua mọi thứ mà DN cung ứng. Vì vậy nếu DN không cung ứng những thứ mà KH mong muốn, họ sẽ tìm kiếm những DN khác mà có thể mang lại cho họ cái mà họ đang tìm.

+ Đối thủ cạnh tranh: Là các DN có mặt trong ngành và các DN tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớn thì mức độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là một khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt, các dữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích và dự báo hướng phát triển cuả vấn đề cần nghiên cứu.

Thu thập thông tin thứ cấp. Qua tìm hiểu thực tế, học hỏi và thu thập số liệu

SSC tại khu vực Miền Nam, cùng với sự kết hợp và tham khảo các tài liệu, sách báo, internet, các luận văn của khoá trước, sau đó là suy nghĩ, tìm tòi trên cơ sở lý luận có được qua quá trình học tập.

Thu thập thông tin sơ cấp. Cùng với các anh chị trong phòng kinh doanh tiến

hành phỏng vấn trực tiếp 50 KH (là những đại lý, trung tâm khuyến nông, công ty kinh doanh giống) bằng bảng câu hỏi đã soạn sẵn tại Hội Nghị Khách Hàng được CT tổ chức vào từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 3 năm 2008 ở Thành phố Cần Thơ, đồng thời phỏng vấn ngẫu nhiên một số nhân viên phụ trách từng địa bàn, nhằm thu thập những thông tin liên quan đến chủ điểm nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập xong số liệu thứ cấp và sơ cấp, tôi sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu và viết báo cáo bằng Word. Với những thông tin đã xử lý và kết quả tính toán được, tôi tiến hành so sánh và phân tích để thể hiện rõ mục đích nghiên cứu chính.

Phương pháp thống kê mô tả. Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu

nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài, phương pháp này được sử dụng ở hầu hết tất cả các phần, các bảng biểu, số liệu cũng được trình bày theo trình tự năm để thấy được những xu hướng và nguyên nhân của vấn đề, hay phương pháp này cũng được dùng để trình bày về những đánh giá của KH và đại lý về SP hạt giống cỏ lai và HTPP của nó.

Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối được sử

dụng hầu hết các bảng biểu so sánh giữa các năm, đặc biệt là ở phần phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các KPP. Nhờ phương pháp này cho thấy tình hình tăng giảm của hoạt động kinh doanh qua các năm cũng như sự biến động về sản lượng tiêu thụ hạt giống cỏ giữa các khu vực hay giữa các tháng trong năm.

Phương pháp suy luận. Từ những thông tin có được từ việc học hỏi các anh

chị tại phòng kinh doanh của CT cũng như việc tham khảo sách báo, internet về tình hình kinh doanh hạt giống cỏ, thị trường hạt giống cỏ, nhu cầu thức ăn thô xanh cho chăn nuôi trâu bò,…tôi đã suy luận và phân tích kỹ để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân phối SP hạt giống cỏ, xu hướng phát triển ngành này trong tương lai, đồng thời từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất giúp nâng cao hiệu quả PP.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của công ty cổ phần giống cây trồng miền nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w