Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại Việt-Trung

Một phần của tài liệu Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc tình hình và giải pháp (Trang 84)

1990 1995 2000 2005 2008 Tổng kim ngạch (triệu USD) 53345 132084 225094 659950 113

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại Việt-Trung

2.2.2.1. Tác động của tự do hố thương mại

Việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới và Khu vực mậu dịch tự

do ASEAN-Trung Quốc cĩ tác động lớn tới hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

a) Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới:

Đầu năm 2007, nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các cam kết của Việt Nam, tương tự như cam kết của các nước mới gia nhập, nhằm xĩa bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và nhập khẩu, hoặc giữa đầu tư trong và ngồi nước, và minh bạch hĩa.

Việt Nam thực hiện cam kết sau khi gia nhập WTO đã khiến hàng hĩa Trung Quốc càng cĩ sức cạnh tranh ở Việt Nam. Theo quy định, từ 5 đến 7 năm sau khi gia nhập WTO phải giảm thuế đối với 3800 loại sản phẩm, để mức thuế

bình quân sẽ giảm từ 17,4 % xuống 13,4 %. Trong đĩ thuế tiêu thụ mặt hàng rượu giảm 20%, sản phẩm nhựa gia dụng giảm 20 %, hàng dệt may giảm 63%, giầy da giảm 20%. Cũng bắt đầu từ tháng 1/2007 đã thực hiện giảm thuế nhập khẩu đợt đầu tiên của 1800 mặt hàng như gỗ sản phẩm, ơtơ, xe máy, thuốc hĩa học, nhựa sản phẩm, trang phục v.v. [52]

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cĩ những điều kiện ưu đãi liên quan cho Trung Quốc như các thành viên khác, bên cạnh đĩ việc Trung Quốc nhập khẩu hàng hĩa của Việt Nam sẽ càng cĩ lợi hơn và nếu phát sinh mâu thuẫn thì cĩ thể giải quyết trong khuơn khổ WTO. Những hiệp định liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm của hai nước như kiểm dịch thủy sản, lúa gạo và quy định an tồn vệ sinh thực phẩm sẽ được ký kết, đĩ là những căn cứ pháp lý cho hàng hĩa xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế và nhu cầu trong nước của Trung Quốc, cộng thêm ưu thế là láng giềng gần gũi, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục tăng.

b) Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc

Hiệp định khung về hợp tác kinh tế tồn diện giữa các nước ASEAN và Trung Quốc được ký kết ngày 4/12/2002. Các nước ASEAN, trong đĩ cĩ Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán và ký kết Hiệp định về thương mại hàng hĩa tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc tháng 11/2004 tại Viêng Chăn (Lào) để thành lập Khu vực mậu dịch tự do đối với hàng hĩa (ACFTA) vào năm 2010 đối với Trung Quốc và 6 nước ASEAN cũ và vào năm 2015 đối với 4 nước ASEAN mới.

Ngay từ 1/1/2004, ASEAN và Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện "Chương trình thu hoạch sớm” để cùng cắt giảm thuế quan nhanh đối với các mặt hàng nơng sản từ Chương I đến VIII của Biểu thuế HS. Từ đầu năm 2004, Trung Quốc sẽ cắt giảm dần 206 dịng thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống thuế suất 0% trước 1/1/2006. Các nhĩm mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc cĩ thuế suất hơn 15% sẽ được giảm xuống 10%, nhĩm 5-10% xuống 5% và nhĩm dưới 5% được hưởng thuế suất bằng 0%. Ngược lại, Việt Nam cắt giảm dần 88 dịng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc xuống bằng 0% trước 1/1/2008 [52].

Theo cam kết từ 1/1/2010, các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc và các nước ASEAN 6 đã được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0-

5%. Việt Nam được thực hiện cam kết muộn hơn 5 năm bắt đầu từ năm 2015. Bởi vậy đây là cơ hội rất lớn cho hàng hĩa Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian 5 năm tới.

Bắt đầu từ năm 2015, theo quy định của cam kết trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc, Việt Nam cũng phải thực hiện đầy đủ lộ trình giảm thuế đầy đủ, khi đĩ Việt Nam sẽ phải giảm thuế cho rất nhiều dịng thuế, đồng thời nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng

được giảm thuế. Do đĩ, ngay từ bây giờ, các Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kế hoạch, chiến lược, lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh đối với thị

trường Trung Quốc để cĩ thể tận dụng được hết những cơ hội giảm thuế của Trung Quốc trong 5 năm tới, tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

để tiến tới giảm dần nhập siêu.

2.2.2.2. Cơ cấu hàng hố xuất nhập khẩu giữa hai nước

Nếu doanh nghiệp Việt Nam xem Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tiềm năng thì ngược lại hàng Trung Quốc cũng khơng bỏ qua thị trường Việt Nam. Và thậm chí họ cịn khai thác tốt hơn. Nguyên nhân chính là cơ cấu hàng hĩa xuất nhập khẩu: Việt Nam chuyên xuất khẩu sản phẩm thơ, nhưng lại nhập các sản phẩm chế biến từ Trung Quốc.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chúng ta cịn chưa hợp lý, chủng loại hàng hĩa xuất khẩu đơn điệu, ít cĩ mặt hàng cĩ giá trị gia tăng cao, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn. Xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào những mặt hàng nguyên liệu thơ, giá trị thấp như khống sản (dầu thơ, than đá), nơng, lâm, thủy sản, trong khi các mặt hàng cơng nghiệp như dệt may, da giày, điện tử, linh kiện máy tính... mang nặng tính chất gia cơng, hiệu quả kinh tế thấp.

Trong cơng nghiệp, hiện nay nước ta đã cĩ một số mặt hàng cơng nghiệp

đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, dây điện và cáp điện. Song trong cơ cấu xuất khẩu

tỷ lệ hàng cơng nghiệp cĩ giá trị xuất khẩu cao, chứa đựng nhiều hàm lượng tri thức vẫn nhỏ, tỷ lệ hàng chế biến mới chiếm 30/70 vì năng lực, trình độ của ngành cơng nghiệp chế tạo của nước ta cịn thấp. Việc sản xuất nhiều sản phẩm

đang bị lệ thuộc nhiều vào nước ngồi từ nguyên liệu đến thiết kế và tiêu thụ sản phẩm, nên hàng gia cơng đang chiếm tỷ trọng cao, từ đĩ dẫn đến hiệu quả kinh tế

thu được thấp. Ví dụ, các doanh nghiệp trong ngành dệt may cịn phải nhập khẩu khoảng 70% nguyên phụ liệu nước ngồi, cịn các doanh nghiệp sản xuất giày dép khơng những chưa cĩ đủ trình độ để sáng tác những mẫu mốt mới, đa dạng,

đẹp, đáp ứng nhu cầu thị trường, mà cũng rất phụ thuộc vào các đơn đặt hàng xuất khẩu của đối tác. Thêm nữa, do các ngành cơng nghiệp phụ trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu chưa được phát triển vì thiếu đầu tư, gặp nhiều khĩ khăn khi triển khai thực hiện; tỷ lệ nội địa hĩa của sản phẩm chưa cao; việc ứng dụng cơng nghệ tiên tiến và khả năng đổi mới sản xuất, kinh doanh chậm nên sức cạnh tranh của sản phẩm cơng nghiệp của chúng ta nếu đánh giá đúng mức thì cịn kém so với ngay các nước trong khu vực.

Trong nơng nghiệp, Việt Nam đã cĩ rất nhiều sản phẩm nơng nghiệp xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đĩ, những bất cập thể hiện ở chỗ tỷ trọng của hàng nơng sản trong cơ cấu xuất khẩu giảm cũng đang chứa đựng khả năng hạn chế gia tăng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Nguyên nhân của tình hình đĩ là do ngành nơng nghiệp cịn rất nhiều hạn chế bởi phần lớn nơng sản xuất khẩu dưới dạng thơ, giá trị gia tăng thấp, nhiều lơ hàng khơng đạt được chất lượng cao do sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, thị

trường xuất khẩu lại thiếu ổn định, các nhà sản xuất chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình, hoặc nếu đã cĩ lại khơng giữ gìn được uy tín lâu dài, mở rộng uy tín đã đạt được. Cơng tác dự báo, thơng tin thị trường, giá cả yếu kém. Vì thế, trước sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã khơng thể trụ vững được, cộng thêm diễn biến giá cả loại mặt hàng

này thường rất thay đổi, khĩ đạt được giá cao so với hàng cơng nghiệp nên tỷ

trọng kim ngạch xuất khẩu nơng sản giảm là điều khĩ tránh khỏi.

Năng lực cạnh tranh thấp, giá trị tăng thêm khơng lớn khiến kim ngạch xuất khẩu khơng cao và khơng tăng mạnh, bên cạnh đĩ xuất khẩu dựa vào nhập khẩu nên kim ngạch nhập khẩu nĩi chung và kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu, vật tư, máy mĩc chủ yếu là từ Trung Quốc tăng mạnh qua các năm. Như vậy, cơ cấu hàng hĩa xuất nhập khẩu nĩi chung và cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hĩa với Trung Quốc nĩi riêng chính là bất lợi gây ra tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam hiện nay.

2.2.2.3. Luồng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam

Tính đến ngày 22/10/2009, Trung Quốc (chưa kể Đài Loan, Hồng Kơng, Ma Cao) cĩ 657 dự án đầu tư tại Việt Nam cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 2,67 tỷ USD. Trung Quốc hiện đứng thứ 15 trong số 89 quốc gia và vùng lãnh thổđã cĩ đầu tư tại Việt Nam.

Phân theo ngành:

Các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo với 501 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,77 tỷ USD, chiếm 76,3% số dự án và 66,4% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất

động sản, chiếm 14,66% tổng vốn đầu tư. Cịn lại là các dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác.

Phân theo hình thức đầu tư:

Vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngồi với 441 dự án, tổng vốn đầu tư 1,71 tỷ USD, chiếm 67,12% số dự án và 64% tổng vốn đăng ký; tiếp theo là hình thức liên doanh với 169 dự án, tổng vốn đầu tư 849,8 triệu USD, chiếm 25,7% số dự án và 31,7% tổng vốn đầu tư; theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh cĩ 38 dự án với tổng vốn đầu tư

79,9 triệu USD, chiếm 5,7% số dự án và 2,9% tổng vốn đầu tư; 9 dự án cịn lại là cơng ty cổ phần (Cục Đầu tư nước ngồi – Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Phân theo địa phương.

Các nhà đầu tư Trung Quốc đã cĩ mặt tại 52/64 tỉnh, thành phố của cả

nước nhưng chủ yếu tập trung vào các địa phương cĩ điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, gần biên giới Việt Nam -Trung Quốc và cĩ nhiều người Hoa sinh sống (Lào Cai, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phịng). Hải Phịng cĩ số

vốn đầu tư của Trung Quốc cao nhất, với 349,8 triệu USD chiếm 13,08% tổng vốn đầu tư; Lào Cai đứng thứ hai với 26 dự án và tổng vốn đăng ký trên 307,4 triệu USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư; Bà Rịa Vũng Tàu đứng thứ 3 với 7 dự

án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 189,8 triệu USD, chiếm 7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang và các địa phương khác [53].

Dự án tiêu biểu của Trung Quốc tại Việt Nam:

Dự án lớn nhất của Trung Quốc đang đầu tư tại Việt Nam hiện nay là Cơng ty TNHH thép Fuco tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 180 triệu USD. Tiếp theo là dự án Cơng ty TNHH khống sản và luyện kim Việt – Trung với tổng vốn đầu tư 175 triệu USD tại Lào Cai và dự án Cơng ty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm Việt tại Hải Phịng với tổng vốn đầu tư 175 triệu USD.

Trong số các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, dự án khu chế

xuất Sài Gịn Linh Trung do China United Electric Import and Export Corporation liên doanh với Khu chế xuất Sài gịn (SEPZONE) là một trong các dự án thành cơng nhất của Trung Quốc tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tư 56 triệu USD, vốn điều lệ là 17 triệu USD, tỷ lệ đĩng gĩp của mỗi bên là 50%. Khu chế

xuất Linh Trung gồm 3 khu (I, II và III) tổng diện tích là 326, 37 ha. Hiện nay cả ba khu đều đi vào hoạt động.

Khu chế xuất Sài Gịn Linh Trung, được xem là một trong những khu cơng nghiệp thành cơng nhất tại Việt Nam và cĩ danh tiếng trong giới đầu tư khu vực châu Á. Hàng năm các dự án trong Khu chế xuất này cĩ kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo 1/10 tổng số cơ

hội việc làm cho khu vực các doanh nghiệp cĩ vốn FDI. Tính trên bình quân héc ta đất thì Khu chế xuất Sài Gịn -Linh Trung cĩ tỷ lệ vốn đầu tư, kim ngạch xuất khẩu và số lượng lao động cao nhất cả nước. Ngồi ra một số dự án khác như: dự

án sản xuất thức ăn chăn nuơi của Tập đồn Tân Hy Vọng (Newhope), Tập đồn chế tạo xe máy Li Fan, nhà máy sản xuất đồđiện và điện tử gia dụng của cơng ty TCL và cơng ty Media.

Như vậy, trong thời gian qua, tình hình thu hút đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt được những thành cơng đáng kể. Tuy nhiên đi kèm với luồng vốn đầu tư là sự gia tăng về kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc. Đặc biệt, lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tới 76,3% số dự án và 66,4% tổng vốn

đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã giải thích phần nào sự tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn của các mặt hàng như máy mĩc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và các loại nguyên vật liệu sản xuất trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ đối tác này.

2.2.2.4. Tỷ giá giữa Việt Nam Đồng và Nhân dân tệ

Từ năm 1994 lại đây, để khắc phục các khĩ khăn do thị trường tự phát gây nên và thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung Quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện từ

ngày 01/01/1994. Trung quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD.

Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã gĩp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Trước năm 1994, Trung Quốc luơn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ năm 2003 lại đây, cán cân thương mại Trung Quốc luơn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức.

Sau khi khủng hoảng tài chính tồn cầu nổ ra năm 2008, Trung Quốc đã duy trì tỷ giá thấp với mục tiêu hỗ trợ hoạt động thương mại nhằm giảm bớt ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Đến cuối năm 2009, Trung Quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ. Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm liên tục, tính đến cuối năm 2008 đã vươn lên vị trí thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật, năm 2009 vẫn đạt tỷ

lệ tăng trưởng GDP trên 8%. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng đầu thế

giới…

Các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chính sách tỷ giá thấp nhân tạo để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm với giá rẻ hơn sang các nước, làm mất cân đối nghiêm trọng thị trường vốn, tài chính quốc tế,

đây là nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng. Ngày càng nhiều nước phản đối chính sách tỷ giá của Trung Quốc.

Tương tự như Trung Quốc, Việt Nam cũng thực hiện cơ chế tỷ giá cốđịnh gắn với đồng USD. Cơ chế điều hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ

liên ngân hàng được thực hiện theo Quyết định số 64/1999/QĐ/NHNN và Quyết

định số 65/1999/QĐ/NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Trong đĩ Tỷ

giá bình quân liên ngân hàng của ngày hơm trước được áp dụng để các ngân hàng thương mại làm cơ sở xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hơm sau. Ngân

Một phần của tài liệu Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc tình hình và giải pháp (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)