(Đơn vị: triệu USD)

Một phần của tài liệu Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc tình hình và giải pháp (Trang 52)

Giai đoạn 2001 đến 2009, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc khơng ngừng tăng trưởng. Trong giai đoạn này cĩ hai năm, kim ngạch tăng trưởng theo

đường dốc đứng là 2004 và 2008 với kim ngạch năm sau cao hơn năm trước khoảng 1 tỷ USD, cụ thể lần lượt là 988 và 1179 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn này là 16,8%, thấp nhất trong cả ba giai đoạn. Tuy

nhiên, tăng trưởng về tuyệt đối thì rất lớn, từ khoảng 1,4 tỷ USD năm 2001 lên trên 4,9 tỷ USD năm 2009, tức tăng khoảng 3,5 tỷ USD.

Do xuất phát điểm năm 1991 rất thấp, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đến năm 2009 đã tăng gấp hơn 490 lần so với năm 1991, khiến tốc độ tăng trưởng chung cho cả giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2009 là 41,1%/năm.

Từ đồ thị cĩ thể thấy 1 điểm khá đặc biệt là từ năm 1998 sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc gần như là tuần hồn theo chu trình: một vài năm đầu tiên chững lại, rồi bứt phá, rồi lại chững lại và lại bứt phá…

(Nguồn:Số liệu thống kê tài liệu tham khảo từ [29] đến [39])

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc so với tổng kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam (1991-2009) (Đơn vị tính:%)

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khơng chỉ cĩ sự tăng trưởng về tuyệt đối, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng nhanh chĩng, từ mức 0,48% năm 1991 lên mức 8,6% năm 2009.

Trong giai đoạn từ năm 1991 đến 1994, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cĩ sự tăng trưởng nhanh và đều đặn.

Từ năm 1994 đến năm 2001, tỷ trọng này cĩ sự tăng giảm thất thường. Tương tự như giá trị tuyệt đối của kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, giá trị

tương đối tức tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1998 cũng sụt giảm mạnh, tạo thành vùng trũng trên đồ thị phía trên. Như vậy, cĩ thể nĩi rằng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm này khơng chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, chỉ kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc bị suy giảm vì đây là thị trường chịu ảnh hưởng khá lớn của cuộc khủng hoảng dẫn đến sức mua của thị trường sụt giảm.

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dần ổn định. Đỉnh của đồ thị là mức 10,33% đạt được năm 2004, năm này cũng là năm đỉnh của vịng tuần hồn tăng trưởng thứ hai của kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Cĩ lẽ do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc của năm 2004 lớn hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước đã tạo nên mức

đỉnh này. Từ năm 2006 trở về đây, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cĩ phần giảm và đi vào ổn

định, dao động xung quanh mức từ 7 đến 8%.

Qua các thời kỳ, xếp hạng của thị trường Trung Quốc trong các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam cũng cĩ nhiều thay đổi.

1991 2001 2008 Xếp hạng Xếp hạng

Nước % XK Nước % XK Nước % XK 1 Nhật Bản 36,31 Nhật Bản 16,7 Hoa Kỳ 18,93 2 Singapore 21,45 Trung Quốc 9,4 Nhật Bản 13,62 3 Hongkong 11,27 Hoa Kỳ 7,1 Trung Quốc 7,24

4 Nga 10,83 Singapore 6,9 Australia 6,74

5 Pháp 4,19 Đức 4,8 Singapore 4,24

6 Đài Loan 2,94 Anh 3,4 Đức 3,31

7 Thái Lan 2,91 Pháp 3,1 Malaysia 3,12

8 Hàn Quốc 2,59 Hàn Quốc 2,7 Philippinnes 2,91 9 Indonesia 0,83 Iraq 2,7 Hàn Quốc 2,85 10 Hà Lan 0,82 Philippinnes 2,5 Hà Lan 2,45 11 Malayxia 0,73 Hà Lan 2,4 Đài Loan 2,24

12 Angery 0,67 Bỉ 2,3 Campuchia 2,28

13 Trung Quốc 0,48 Malaysia 2,2 Thái Lan 2,15

14 Đức 0,34 Hongkong 2,1 Ý 1,6

15 Campuchia 0,32 Thái Lan 2,1 Pháp 1,55

(Nguồn: Số liệu thống kê tài liệu tham khảo [29], [37] và [39])

Những năm đầu của thập niên 90, sau khi 2 nước mới bình thường hĩa quan hệ, với tỷ trọng khá nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Trung Quốc khơng nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu chính. Sang đến đầu thế

kỷ 21, quan hệ thương mại của 2 quốc gia được đã được bình thường hĩa trong 1 thời gian khá dài và đi vào ổn định, trở thành 1 nước láng giềng thân thiết, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam sau Nhật Bản. Hiện nay, sau khi Việt Nam đã đạt được 1 số thành cơng trong việc phát triển quan hệ thương mại song phương với Mỹ, xuất khẩu sang Trung Quốc ổn định ở

vị trí 3 sau Mỹ và Nhật Bản.

Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là dầu thơ, than đá, cao su thiên nhiên, gạo, hạt điều, giày dép, điện và dây cáp điện, thủy sản, rau quả, quặng các loại, chè các loại, vi tính và linh kiện điện tử, dầu thực vật, sắn lát và tinh bột, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa. Trải qua các giai đoạn khác nhau, kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng sang Trung Quốc cĩ những sự thay đổi đáng kể.

Giai đoạn 1991-1994, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc các loại nơng sản, khống sản, dầu thơ, cao su…

Giai đoạn 1994-2001, bên cạnh những mặt hàng chính như cà phê, cao su… các mặt hàng như hải sản, hàng dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, điện tử, vi tính và linh kiện của Việt Nam bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Giai đoạn 2001-nay, một số mặt hàng của Việt Nam đã khẳng định được thị phần cũng như sức cạnh tranh ở Trung Quốc như giày dép, đồ gỗ, máy tính và linh kiện máy tính. Với tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc này đều đã vượt mức 100 triệu USD.

Đến năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 100 mặt hàng, gồm 4 nhĩm mặt hàng chính như:

(i) Hàng nhiên nguyên liệu: cao su, than đá, dầu thơ, quặng kim loại, các loại hạt cĩ dầu, dược liệu (cây làm thuốc)…

(ii) Hàng nơng sản: lương thực (gạo, sắn khơ), rau-củ-quả (đặc biệt là các loại hoa quả nhiệt đới như: chuối, xồi, chơm chơm, thanh long…), chè, hạt điều. (iii) Hàng thủy sản: thủy sản tươi sống, thủy sản đơng lạnh, một số loại mang tính đặc sản như: rắn, rùa, ba ba… tự nhiên được nuơi thả.

(iv) Hàng tiêu dùng: hàng thủ cơng mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp, bột giặt, bánh kẹo…

Sau khi gia nhập WTO, do nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng quá nhanh, “quá nĩng”, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu từ

Việt Nam dể phục vụ nhu cầu sản xuất cơng nghiệp của Trung Quốc cĩ xu hướng tăng mạnh. Từ năm 2001 đến nay, các mặt hàng than đá, cao su và dầu thơ đã duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.

(Nguồn:Số liệu thống kê tài liệu tham khảo [37])

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2008 Cao su: Cao su là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 431 nghìn tấn cao su với kim ngạch 1,057 tỷ USD, tăng 0,7% về lượng và 22% về giá trị so với năm 2007, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này rất cao, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2001-2008 là 54% về kim ngạch và 24% về lượng. Nhằm hạn chế nhập khẩu cao su, Trung Quốc đã thí điểm trồng cao su tại đảo Hải Nam

và tại tỉnh Vân Nam giáp Lào Cai. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khơng hợp với cây cao su nên chi phí trồng cao, năng suất thấp, Nhà nước phải hỗ trợ nhiều, vì vậy nhập khẩu vẫn là biện pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt trước tình hình ngành cơng nghiệp ơtơ của Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ rất cao trong những năm gần đây. Như vậy, khả năng kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Than đá: Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 14,6 triệu tấn than đá với kim ngạch là 743 triệu USD, giảm gần ½ về lượng nhưng tăng 14,6% về giá trị so với năm trước, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam. Trên thực tế, Trung Quốc cũng là 1 quốc gia xuất khẩu than lớn trên thế giới. Tuy nhiên, các mỏ than của Trung Quốc đều tập trung tại vùng Đơng Bắc, vì vậy, việc khai thác vận chuyển cung cấp cho các tỉnh phía nam nhất là Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đơng và Hà Nam rất khĩ khăn và chi phí cao. Do vậy, việc nhập khẩu từ Việt Nam sẽ đem lại những hiệu ích về kinh tế, đĩ là giá thành rẻ, cung cấp nhanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, than đá khơng phải là mặt hàng nên khuyến khích tăng cường khai thác và xuất khẩu.

Dầu thơ: Sau nhiều năm chiếm trọng áp đảo trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (trong các năm từ 2000 đến 2004, kim ngạch dầu thơ luơn chiếm tỷ trọng xấp xỉ trên dưới 50%), năm 2008 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu dầu thơ đạt 603,5 triệu USD tương đương với 837 nghìn tấn, tăng gần gấp đơi về kim ngạch và 46,5% về lượng so với năm trước nhưng chỉ

chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu dầu thơ đã gĩp phần vào việc thu hẹp mức

độ nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 2009, với việc dần vận hành ổn định nhà máy lọc dầu Dung Quất, kim ngạch xuất khẩu dầu thơ sang Trung Quốc sẽ giảm dần.

Ngồi ra, các mặt hàng như hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính và linh kiện điện tử, giày dép các loại cũng đang chiếm chỗ đứng quan trọng trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc đều đạt trên 100 triệu USD. Bên cạnh đĩ, Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ quan trọng một số

sản phẩm xuất khẩu khác của Việt Nam như hàng rau quả, dây điện và dây cáp

điện…

2.1.1.3. Nhận xét chung

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cĩ sự

phát triển khá lớn và bền vững thể hiện qua tốc độ tăng trưởng qua các năm. Cơ cấu xuất khẩu cũng cĩ nhiều sự thay đổi tích cực. Các mặt hàng nguyên liệu khống sản thơ chưa qua sơ chế giảm dần tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Thay vào đĩ, rất nhiều mặt hàng đã qua chế

biến như dây điện và dây cáp điện, máy vi tính và linh kiện điện tử, gỗ và sản phẩm gỗ… xuất hiện và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu xuất khẩu. Tuy nhiên, sự chuyển biến này mất 1 thời gian khá dài. Trong thời gian tới, cần

đẩy mạnh hơn nữa việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu sang Trung Quốc nĩi riêng và sang các nước khác nĩi chung để đảm bảo sự phát triển bền vững của xuất khẩu Việt Nam.

Bảng 2.2 Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Một phần của tài liệu Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc tình hình và giải pháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)