Giải pháp cải thiện cán cân thương mại của Ác-hen-ti-na:

Một phần của tài liệu Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc tình hình và giải pháp (Trang 44)

Nhìn lại nền kinh tế của Ác-hen-ti-na, đất nước này đã trải qua nhiều giai

đoạn thăng trầm trong lịch sử và đã phải đương đầu với vấn đề nhập siêu, nợ

nước ngồi quá lớn và lạm phát, khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào cuối năm 2001. Khi một đất nước thiếu ngoại tệ, nợ nước ngồi quá lớn, nĩ đã bao gồm nhiều vấn đề về kinh tế, bao gồm cả nhập siêu, để giải quyết vấn đề này Ác-hen- ti-na đã thực hiện hàng loạt các biện pháp vĩ mơ, trong một thời gian tương đối dài.

Tương tự như Việt Nam, khi xảy ra tình trạng nhập siêu, chủ trương của Chính phủ Ác-hen-ti-na là “Tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu”, tuy nhiên, cịn kèm thêm một nội dung nữa là “Phát triển các ngành sản xuất trong nước” [52]. Chủ trương đĩ nhanh chĩng được cụ thể hĩa bằng các biện pháp cụ

thể.

Chính sách đồng Peso yếu và thúc đẩy xuất khẩu là một trong những biện pháp trọng tâm. Bên cạnh đĩ, Chính phủ cũng ưu tiên, khuyến khích, củng cố và phát triển tư bản dân tộc với chính sách đẩy mạnh sản xuất và tăng cường hỗ trợ

các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, từng bước nới lỏng các hạn chế về tài chính, liên tục giảm lãi suất tiền vay. Duy trì tới mức tối đa giá các dịch vụ cơ bản như điện, nước, nhiên liệu. Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ trong việc chống trốn thuế.

Ác-hen-ti-na đã phát động một chiến dịch “Nhãn hiệu Ác-hen-ti-na” để

thúc đẩy phát triển các mặt hàng xuất khẩu cĩ tên tuổi của Ác-hen-ti-na trên nhiều thị trường các nước như: Patagonia, Tango, Iguazu, Malbec, Polo hoặc Bariloche… Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại thương, các Phịng thương mại mặt hàng của Ác-hen-ti-na đã tổ chức nhiều đợt, nhiều chiến dịch quảng cáo, triển lãm, hội chợ quốc tế, các cuộc hội đàm thương mại quốc tế, hội nghị, hội thảo… để xúc tiến thương mại và trao đổi thơng tin với các khách hành trên tồn thế giới, do

đĩ, cĩ rất nhiều nước xa xơi hoặc trước kia khơng biết đến Ác-hen-ti-na thì nay

đã bắt đầu buơn bán và phát triển quan hệ thương mại với Ác-hen-ti-na.

Về hạn chế nhập khẩu, ngày 17/8/2007, Tổng cục Hải quan Ác-hen-ti-na

đã cơng bố một quyết định số 57/2007 về kiểm tra hàng hĩa nhập khẩu để tránh hiện tượng gian lận thuế đối với hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc đối với những sản phẩm khơng được hưởng ưu đãi thương mại xuất xứ từ Trung Quốc và các nước bao gồm: Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Philippin, Hồng Kơng, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Đài Loan, Thái Lan, Singapore và Việt Nam với mục đích ngăn chặn hàng hĩa nhập khẩu từ các nước này vào Ác-hen-ti-na. Việc

hạn chế nhập khẩu bao gồm các mặt hàng như: Dệt may, đồ chơi, túi xách, cặp, ví bằng vải hoặc nhựa, xe đạp và phụ tùng, lốp xe, bánh xe, mũi giày, hàng cơng nghệ thơng tin, đồ điện tử, đồng hồ, hàng kim khí và dụng cụ, sẽ phải chịu sự

kiểm sốt hai lần. Người được hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định trên của Chính phủ là các nhà sản xuất trong nước thuộc các nhĩm hàng đĩ. Theo đánh giá chung của các nhà nhập khẩu, với những quyết định nêu trên, Chính phủ thực sự đã tạo ra rào cản trên danh nghĩa chống giảm giá, kiểm sốt chặt chẽ bán phá giá, nhưng mục đích chính là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng thuộc các nhĩm đã nêu trên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước vì đây đều là những lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm trên diện rộng. Hàng loạt các biện pháp nhằm kìm hãm việc nhập khẩu khác cũng được tuyên bố, đặc biệt là các hàng hĩa xuất xứ từ Trung Quốc

để bảo về nền cơng nghiệp trong nước, cĩ thể nguy hại cho nền kinh tế trong nước và sức khỏe của nhân dân, các mặt hàng trong các lĩnh vực nhạy cảm, cũng như địi hỏi nâng cao các yêu cầu về chất lượng và độ an tồn của các mặt hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc tình hình và giải pháp (Trang 44)