Lễ hội Bồng Châu (Xã Phú Cườn g– Kim Động).

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 104)

2. Một số lễ hội tiêu biểu:

2.2. Lễ hội Bồng Châu (Xã Phú Cườn g– Kim Động).

Xã Phú Cường (còn gọi là Bãi Giữa) xưa thuộc Phủ Khoái Châu, nay thuộc huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên. Đây là một xã nằm ngoài đê Sông Hồng. Nằm trên một vùng gò đất bồi cao ở ngoài sông rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ đi Thái Bình – Hà Tây – Hà Nam – Hà Nội. Cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng màu và cày cấy vì đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ được bồi đắp hàng năm bởi dòng Sông Hồng. Nơi đây cũng gắn bó với danh tướng Hồng Nương và Phổ Hộ – Lang Lôi có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc.

con trai đặt tên là Phổ Hộ và Linh Lôi.

Ngày Êy, nước ta bị nhà Hán cai trị, Viên thái thú Tô Định khét tiếng tàn bạo nên lòng người ai nấy đều căm giận. Thù nhà, nợ nước, Hai Bà Trưng bèn dựng cờ khởi nghĩa và gửi thư đi các châu huyện kêu gọi mọi người tham gia nghĩa quân. Hai Bà viết: “Thủ Châu huyện, mộ văn võ khi tài, anh hùng khả dĩ cự chỉ. Nam tướng, nam binh, nữ tướng, nữ binh hãy về ứng tuyển, dĩ thạ kì quan tước”. Được tin Bà Trưng khởi nghĩa, Bà Hồng Nương gọi các con lại và bảo:

- Việc cứu nước là việc của mọi người, chớ để ai gánh vác một mình. Nay nghe Hai Bà Trưng ở Châu Phong đã phất cờ khởi nghĩa ba mẹ con ta cùng nhau đi chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn vương, thành lập đội dân binh rồi đến xin với Hai Bà Trưng cùng đi đánh giặc. Mẹ tuy cao tuổi nhưng còn khoẻ mạnh, mẹ sẽ cải trang thành nam giới cùng hai con chiến đấu đánh đuổi giặc Hán. ý các con thế nào?.

Phổ Hộ và Lang Lôi đều nói: - Chóng con xin vâng theo ý mẹ.

Đội nghĩa binh do mẹ con bà tuyển mộ đông tới 2000 người. Sau một thời gian luyện tập võ nghệ, Hồng Nương liền kéo quân về Hát môn ra mắt Hai Bà. Trưng Trắc thấy ba mẹ con oai phong lẫm liệt, khí phách cương cường liền phong cho Phổ Hộ là Đô chỉ huy sứ tả tướng quân, phong cho Lang Lôi chức Đô chỉ huy sứ thừa tướng quân, phong cho Hồng Nương là nội thị phu nhân và giữ đại bản danh cùng bàn bạc việc nước.

Sau khi chấn chỉnh quân ngũ, Bà Trưng liền cử Phổ Hộ và Lang Lôi phụ trách hai đội thuyền chiến đi tuần tiễu trên các sông lớn phòng quân Hán đánh úp sau lưng. Theo Sông Cái, thuyền hai ông đến địa phận phủ Khoái Châu thấy một bãi bồi rộng nổi giữa con sông lớn. Ông Hộ liền hỏi một nhà chài đang đánh cá gần đó.

- Thưa cô, bãi này được gọi là bãi gì?

- Thưa tướng quân, dân chúng tôi gọi là bãi Bông Cời, hay còn gọi là Bãi Bồng cũng được(dân gian còn gọi là Bãi Giữa).

ông liền cho tuyển mộ thêm quân, tổ chức luyện tập, cắt cử người cai quản hương thôn, vừa sản xuất, vừa canh gác chuẩn bị đánh Định.

Một hôm đang ngồi ở Bãi Giữa, nhân dân Bồng Cời có tới vài chục người kéo đến yết kiến hai ông. Một cụ già tiến lên thưa: Thưa hai tướng quân, chúng tôi là dân bản xã, biết hai ngài một lòng vì dân vì nước, sau này tại doanh trại hai ngài đóng quân, xin cho phép dân xã chúng tôi được lập hành cung để thờ hai tướng quân. Mong hai ngài đồng ý cho.

Nghe xong, hai ông cho gọi gia thần đến, tướng quân Phổ Hộ thưa với cụ già rằng: - Dân làng đã quý trọng anh em chúng tôi, chúng tôi xin cảm tạ lòng tốt của dân làng. Chúng tôi đồng ý. Song anh em ta còn từ mẫu, hiện đang giúp việc cho quân doanh nơi Hai Bà. Trong khi thờ tế, dân làng nhớ cung thỉnh thêm phụ mẫu của ta đúng kì phôi giã.

Phổ Công sai gia thần đến và dặn:

- Ta xin gửi cụ và dân làng năm nén vàng này để mua ruộng, làm ruộng hương hoả sau này.

Ngay hôm sau, hai ông về triều, theo lệnh của Hai Bà, cùng hội quân tấn công Tô Định tại Luy Lâu, một trận kịch chiến, quân ta thắng, thu lại 65 thành trì. Hai Bà Trưng lên ngôi vua, hiệu là Trưng Vương. Sau chiến thắng, Hai Bà Trưng tổ chức khảo thưởng quân sĩ. Ba mẹ con bà Hồng Nương được Hai Bà ban cho đạo Nam Định, làm thực Êp.

Một hôm mẹ con bà Hồng Nương ngự trên chiếc thuyền rồng về quê xem xét điền Êp của mình. Thuyền chạy dọc theo bờ sông đến Êp An Từ thì trời bỗng nhiên nổi lên một trận cuồng phong, mưa nh trút nước. Bỗng nhiên từ trên cao, một dải mây vàng giáng thẳng xuống ngự giá. Ba mẹ con Bà Hồng Nương theo mây bay về thiên giới.

Từ đó nhân dân địa phương thờ phụng ba vị tướng quân.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w