Môtip về sự sinh nở thần kì.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 55)

1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, các môtíp sử dụng trong truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên.

1.2.1. Môtip về sự sinh nở thần kì.

Trong 21 truyền thuyết mà chúng tôi sưu tầm được thì có tới 12 được tác giả dân gian truyền kể là được sinh ra do người mẹ có sự thụ thai lạ kì. Trong số này còn có thể chia ra làm 3 mô tip nhá:

- Mô tip thô thai do có sự kết hợp giữa thần và người - Mô tip thô thai do có thần đầu thai

- Mô tip thô thai sau giấc mộng điềm báo.

1 Sĩ Nhiếp Sỹ Khang nằm mơ thấy mình cưỡi rồng lên trời bắt lấy ngôi sao thái bạch rồi xuống. Từ đó, Hoài Thị có thai.

2 Chuyện về: Ngọ Ngải Đại Vương và Nguyệt Nga công chúa

- Một đêm Ngô Công nằm mơ thấy một vị thần bảo: “ Tôi là vị Công thần Ngọ Sơn! Hoàng Thiên cho tôi xuống làm con cái nhà ăn ở phúc hậu. Tôi xin đầu thai vào làm con ông.

- Còn Phạm Công: Vợ ông cũng chiêm bao thấy mình bay lên cung trăng được bà Nương mẫu cho một gói lụa bằng khăn hồng, phu nhân lạy tạ mở

ra xem, thấy hai con ngài bay vào lòng phu nhân”. 3 Tướng quân Trần

Lữu và các thuỷ thần

- Bà Nghiêm mộng thấy một cụ già trao cho mình một đôi râu rồng, sinh ra Trần Lữu.

- Một hôm bà xuống sông tắm mát…..bỗng có một con Giao Long mình dài hơn 3 trượng quấn lấy bà vài vòng. Đêm về, ông chồng mơ thấy một Tiên Ông đi hài, đầu đội mũ trắng và bảo: Thiên đình đã cho 6 vị thuỷ thần đầu thai vào làm con để cứu nước.

4 Chuyện về cậu Cả Trực và cậu Cả Minh

- Một đêm nằm mơ thấy 2 con rồng đen rồi hoá thành vị thần tướng, đưa cho 2 đứa trẻ con và bảo…… và bỗng nhiên có tiếng sét nổ bên tai, giật mình ông tỉnh dậy. Từ đó Bà Đào Thị mang thai.

5 Chuyện về tướng quân Nguyễn Trung

- Vợ Nguyễn Thanh thấy có một con rết từ trên trời lao xuống, Nguyễn Phúc Nhân có thai.

6 Sự tích thần Tam Giang

- Mét con thuồng luồng bơi đến quấn lấy bên bà và Bà nằm mơ nuốt vầng trăng vào bụng.

7 Sự tích Bến nước Đại vương, Đình Đại vương

- ông chiêm bao thấy trên chùa có ánh hào quang rực rỡ. Đức Phật tặng ông bốn câu thơ:

Cứu dân, hộ quốc, lõng danh xa gần.

Sau đó bà mẹ đã mang thai và sinh ra hai người con đạt tên là Bến và Đình.

8 Chuyện về: Mẹ con bà Ngọc Chi

- Một hôm bà nằm mộng thấy 2 con Kì Lân vờn trước cổng đường. Bà mang thai.

9 Truyền thuyết về Hùng Dũng Trấn Quốc

- Bà mẹ nằm mơ thấy một con Gấu nhịp nhàng múa may ở trước sân. Sau đó bà mang thai và sinh ra một chàng trai khôi ngô tuấn tú.

10 Tướng quân Trần Thị Mã Châu

- Một hôm, thấy một nữ Nương áo quần sáng loáng, đầu đội kim thoa, từ trên không trung bay thẳng xuống Miếu. Từ đó bà mang thai.

11 Sự tích Bát Nàn công chúa

Một hôm, có tiếng người mời vợ chồng Vũ công ra bến sông cho một cây gỗ, trong cây gỗ có người nói: Trời cho cây gỗ xuống báo đáp công lao của hai ông bà. Rồi bà có mang.

12 Chuyện về Động Tần Lang Công chúa

-Mơ thấy thần đem một bông hoa xuống, bà ngửi được và mang thai.

Các nhân vật trong các truyền thuyết thường xuất xứ kì lạ. Dường nh không phải là con người của trần thế mà là một đấng siêu nhiên gửi tại trần gian, hoặc là con của sự giao phối giữa đấng tự nhiên và con người. Có lẽ là kiểu tư duy sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ dân gian ám ảnh bởi khả năng huyền diệu của tự nhiên và trong đó gửi gắm cả khát vọng, ước mơ con người sẽ chế ngự, cải tạo tự nhiên. Hình ảnh các anh hùng chiến trận được sinh nở một cách thần kì như báo trước sự khác thường ở nhân vật và là bước đầu của quá trình “thiêng vật hoá”. Mô típ này có các biến dạng sau:

1.2.1.1. Dạng thứ nhất là việc kể trực tiếp hôn phối giữa người – vật, người – thần.

Một đêm, vợ Nguyễn Thanh thấy một con Rết từ trên trời lao xuống người bà, bà thô thai (Trung Quốc Hiển ứng Đại Vương). Tướng quân Trần Thị Mã Châu cũng được sinh ra trong một đêm thấy Nữ Nương áo quần sáng loáng, đầu đội Kim thoa, từ trên không bay thẳng xuống Miếu, từ đó bà có mang. Bát nàn công chúa thì

thần được bắt nguồn từ con Giao Long mình dài hơn 3 trượng quấn lấy bà vài vòng.

Với mô tip mang thai kì lạ trên, nhân dân muốn tạo dựng lên hình tượng người anh hùng có nguồn gốc xuất thân từ thần linh……..Chính nhờ gốc gác thiêng này mà những tướng lĩnh có những hành động phi thường, đáp ứng nhu cầu đánh giặc ngoại xâm của thời đại. Tuy nhiên, môtip này trong các truyền thuyết về các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ở Hưng Yên kể không nhiều mà chủ yếu kể về sự thụ thai thần kì bắt nguồn từ những giấc mơ mà ông bố, bà mẹ của các tướng lĩnh nằm mộng thấy.

1.2.1.2. Dạng thứ hai kể việc thụ thai thông qua một giấc mơ của bà mẹ.

Trong các truyền thuyết trên, giấc mơ có giá trị nh một điềm báo, mỗi bà mẹ trước khi mang thai lại có những giấc mộng khác nhau nh báo trước về sự ra đời của những đứa con mình. Sỹ Khang nằm mơ thấy mình cưỡi Rồng lên trời bắt lấy ngôi sao Thái Bạch rồi xuống. Từ đó Hoài Thị có mang (Sĩ Nhiếp). Một đêm Ngô Công nằm mơ thấy một vị thần bảo: “Tôi là vị Long thần Ngọ Sơn ! Hoàng Thiên cho tôi xuống làm con cái nhà ăn ở phúc hậu, tôi xin đầu thai làm con ông” còn bà vợ Phạm Công cũng chiêm bao thấy mình bay lên cung trăng, được bà Vương Mẫu cho một gói lụa bằng khăn hồng, phu nhân mở ra xem thấy 2 con ngài bay vào lòng phu nhân, từ đó bà mang thai (Chuyện về Ngọ Ngải Đại Vương và Nguyệt Nga công chúa). Bà Nghiêm mộng thấy cụ già trao cho đôi râu Rồng (Trần Lữu), mơ thấy ông tiên đi hài, đội mũ (các thuỷ thần). Bà mẹ nằm mơ thấy 2 con Rồng đen (Cậu Cả Trực và cậu Cả Minh).Bà mẹ nằm mơ nuốt vầng trăng vào bụng (thần Tam Giang). Ông bố chiêm bao thấy trên chùa có ánh hào quang rực rỡ (sự tích bến nước đại vương, Bình Đại Vương). Bà mẹ nằm mộng thấy một con gấu (Hùng Dũng Trấn Quốc và ả Nàng công chúa). Trần Thị Mã Châu cũng bắt nguồn từ một giấc mơ thấy nữ Nương. Bà mẹ nằm mơ thấy thần đem đến một bông hoa và bà ngửi được (chuyện về Động Tần Lang công chúa)…..

Mô tip giấc mơ điềm báo trong các truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên có ý nghĩa nh một điềm báo thiêng. Nó mang trong mình nhiều lớp ý

những con vật linh thiêng như: Rồng, Kì Lân, Giao Long……) đặc biệt là những con vật luôn sống ở dưới nước, mà vùng Hưng Yên lại là địa bàn cư trú của bộ lạc Trâu (loài vật vốn quen sống ở vùng đầm nước), thờ vật tổ (con Rồng) là biểu tượng thiêng liêng. Vì vậy, chóng ta có thể thấy rằng, những anh hùng trong truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên đa số có nguồn gốc thuỷ thần là vì thế. Cũng theo sự phân chia của các nhà ngoại cảm, phân tâm học thì dạng giấc mơ trong truyền thuyết được coi là “chiêm mộng có tính tư và có sức mạnh tự trên trời (34, 164). Môtip này khẳng định sự ra đời của các anh hùng nh có một sự sắp đặt trước, một sự lựa chọn tất yếu của lịch sử.

Nh vậy, với môtip sinh nở thần kì này, các truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên đã cho chóng ta thấy được sự phong phó, đa dạng trong trí tưởng tượng của các tác giả dân gian. Mặc dù những sự tưởng tượng, kì ảo đó là không có thực, nhưng với tình cảm của con người đối với các bậc kì tài của quê hương thì nghệ thuật tưởng tượng đó hoàn toàn chấp nhận được. Bởi lẽ thời đại đã sinh ra các anh hùng, các anh hùng đã xuất hiện đúng lúc và là niềm mong mỏi của cả dân tộc đang trong lúc nước nhà gặp nguy nan.

Có thể nói, với kiểu tư duy sáng tạo nghệ thuật này chính là một kiểu thi pháp nổi trội của tiểu loại truyền thuyết khi xây dựng hình tượng người anh hùng và càng gia tăng tính đa nghĩa của hình tượng, khơi dậy tính đồng sáng tạo khi tiếp nhận cho người đọc, người nghe.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w