2. Một số lễ hội tiêu biểu:
2.1.1. Một số hành động lễ tiêu biểu diễn ra tại lễ hội.
Cũng như nhiều đình, đền khác của làng xã Việt Nam, hàng năm vào dịp mùa xuân, nhân dân Bảo Châu lại nô nức tổ chức trẩy hội truyền thống từ 1-3/3 âm lịch. Tục truyền ngày 3/3 âm lịch được coi là ngày trọng hội tại đền Bảo Châu
Chuẩn bị lễ hội:
Bao giờ cũng vậy, mang tính chất chuẩn bị, hội đồng hương lý mời đại biểu 20 giáp ra đình Mặn vào ngày 30/2 âm lịch để họp bàn và thống nhất công việc trong những ngày lễ hội. Cả làng gồm 20 giáp được chia làm 4 phe: Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi phe có 5 giáp (từ ngũ đến nhất). Sau khi phân công các giáp phải có quần áo, đồ rước, chuẩn bị người đóng giá kiệu(16 người) chi làm 2 kíp để đổi vai cho nhau. Tại các đền, đình, chùa đều có lệ bao sái tượng, đồ thờ và rước chân nhang về đền chính Mã Châu, gọi chung là lễ Yếu. Lễ vật gồm: hoa quả, xôi, gà, lợn quay…… Những người tham gia đóng kiệu phải thực hiện trai giới một tuần. Chuẩn bị tàu, thuyền ngoài bãi sông để làm lễ rước nước.
chủ yếu bằng đường sông, nên trong các lễ hội của mình, người dân Hưng Yên không quên làm lễ rước nước. Đây là một đặc điểm nổi bật của lễ hội ở Hưng Yên so với các vùng khác.
Mặc dù trong các truyền thuyết liên quan đến các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ở Hưng Yên, Ýt có truyền thuyết nói về công tác trị thuỷ. Nhưng do đặc điểm của vùng miền mà các lễ hội về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sau này vẫn không bỏ qua được nghi thức đầu tiên đó là lễ rước nước.
Lễ hội đầu tiên từ khi tiếng trống làng giòn giã vang lên giữa sân đền, cờ hoa lộng lẫy, trang phục được sắm sanh chỉnh tề của trai tráng trong làng. Một hàng cờ đi trước, tiếp đến là phường bát âm. Họ khênh kiệu Long Đình từ đền ra, bên trên là một chiếc choé lớn sẽ đựng nước Thánh. Một cụ già cao tuổi nhất trong làng, sống đức độ, mặc áo lễ phục, đầu đội mũ quan đi trước cùng đoàn người xuống thuyền rồng ra giữa sông Hồng lấy nước.
Thuyền rồng được cắm cờ thần, trang hoàng lộng lẫy, tiếng chuông trống nổi lên, đám rước chậm rãi lên đường. Thuyền rồng ra đến giữa sông, đúng dòng nước chảy xiết, thuyền dừng lại để già làng lấy gáo múc nước trong nhất, sạch nhất giữa dòng sông. Nước này sẽ dùng để cúng và tắm cho tượng bà Trần Thị Mã Châu.
Sau khi lấy được nước sạch từ giữa sông, đoàn thuyền rồng đã trở vào bờ, và đoàn người rước nước về đền Mặn(đền chính) để làm lễ Mộc dục. Bốn cô gái đồng chinh được làng chọn sẽ làm lễ tắm tượng tại đền chính. Mọi hành lễ sau chỉ bắt đầu khi đã xong phần lễ mộc dục và trang điểm lại trang phục của Bà.
Lễ rước nước cho thấy, trong thế giới tâm linh của người Hưng Yên, mẫu thoải(mẹ nước) là vị thần thiêng liêng, được nhân dân phụng thờ. Bởi lẽ, mảnh đất Hưng Yên có một nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, người dân quanh năm trồng lúa, trồng khoai.Nước là nguồn sinh sống chủ yếu, vì vậy tục thờ nước đã có ở đây từ bao đời nay. Tục lệ truyền thống văn hoá Êy đem lại cho người dân địa phương phúc bạch rồi rào.
Thứ nhất: Khâu chuẩn bị người và trang phục rất công phu, những nam thanh, nữ tú khoẻ mạnh, cân đối được chọn để rước kiệu.
Thứ hai: Trong qúa trình rước, đi đứng phải đều nhau vừa thể hiện sự trang nghiêm, vừa cộng động hợp sức cho cân đối để đỡ dồn sức khoẻ vào một số người và kiệu không được rung, tránh làm ảnh hưởng đến sự oai nghiêm của Thánh. Trong lễ hội tại đền Bảo Châu, lễ rước kiệu diễn ra trong hai ngày, ngày mồng 1 và ngày mồng 3.
Ngày đầu của lễ hội, trong lễ rước nước có lễ rước kiệu. Đây cũng là nghi lễ đáng chú ý bởi nó tái hiện một phần của truyền thuyết thời xưa. Đi đầu đám rước là hội múa sênh tiền đều là con gái. Cỗ đi đầu đặt trên vai một bầu nước và đầu đội một đĩa trầu cau. Những cỗ kiệu Thánh đi len lỏi khắp các bờ sông, kiệu rước xuống thuyền Rồng ra giữa sông và sau đó lại rước về đền Mặn để làm lễ Mộc dục.
Ngày 3/3 là ngày đại lễ, đây là ngày rước chính trong lễ hội. Kiệu được rước truyền thống vùng quanh làng với mục đích rước Bà đi thăm các di tích khác trong làng để thăm chùa thờ Phật, thăm đền thờ bà Liễu Hạnh…… Đồng thời là để thăm dân làng để chứng kiến cảnh phát triển làm ăn và sinh sống của dân làng, nơi phủ Êp mà Bà đã cùng dân làng gắn bó, khi xưa đã từng sinh sống, lập Êp và cùng bà con chiến đấu đánh giặc Tô Định, còng là nơi Bà hoá về với dân làng.
Trình tự các đoàn rước gồm có đội Kỳ Lân và phường Bát âm dẫn đường, đi sau là kiệu rước Long đình, kiệu bát cống, kiệu vâng. Các khí tượng bát tửu, tinh kì đi thành hai hàng trang trọng. Đoàn người đi theo trình tự từ già tới trẻ lần lượt. Khi đoàn rước tới ngã 3 hoặc qua điểm miếu, đền thờ khác trong làng thường có nghi thức kiệu quay kèm theo bái vọng, pháo nổ ròn rã.
Đám rước đã thu hút đông đảo nhân dân gần xa tham gia tích cực, thể hiện sức mạnh của cộng đồng, thể hiện tinh hoa của ngày hội qua khâu chuẩn bị trang phục và vật rước….. Qua đó tình cảm cộng đồng thêm gắn bó chặt chẽ hơn.
Từ sáng sớm, các giáp đã đến đây lễ tại đền. Ban khánh tiết nhận lễ đặt vào bàn thờ và mời tiên chỉ đứng ra làm chủ tế. Mỗi kíp tế gồm 13 người.
- Chủ tế: - Thông tế: - Xướng tế: - Tuần: - Bồi tế: - Trống tế: - Chiêng tế: - 1 người - 1 người - 1 người - 4 người - 2 người -3 người - 1 người
- Làm nhiệm vụ bái chầu. - Làm nhiệm vụ chấp bái. - Làm nhiệm vụ bắt nhịp.
- Làm nhiệm vụ dâng: hương, rượu lễ. - Làm nhiệm vụ đứng vái.
- Làm nhiệm vụ Nhạc tế. - Làm nhiệm vụ Nhạc tế.
Thời gian tế theo điểm lễ là vào khoảng 2, 5 giê. Nghi thức tế đúng 5 tuần: Hương, Hoa, Rượu, Quả, Rượu. Khoảng giữa thời gian tế sẽ đọc chúc văn(do bồi tế đọc). Sau cùng mới hoá chúc và lễ tạ.
Văn tế tại đền Bà được đọc theo mẫu sau:
Duy Đại nam hoàng hiệu….. năm….tháng…ngày….tỉnh, phủ, huyện tổng xã kỳ Lý toàn nhị giáp thượng hạ đẳng kính cẩn dâng lễ cáo tế(trầu cau, xôi, rượu, thịt….)
Cảm chiêu cáo vu: Thần hiệu Hoàng Bà Trần Thị Mã Châu, Trinh tĩnh trung đẳng thần tiết xuân thiểu đúng ngày thần hoá, kính cẩn dâng lễ cáo tế.
Công chóa uy nghi tại thượng, hiển hách linh thiêng, có công giúp triều Trưng Vương đuổi giặc giữ nước, công lao sáng ngời.
Vì cô dũng lược anh tài lại âm phù giúp phúc cho triều Lê khôi phục cơ đồ. Nữ tướng anh linh, nay đúng ngày tháng(ngày giỗ) tại đình tế lễ tỏ tấm lòng thành, cầu thần chứng giám ban cho nước nhà thái bình, nhân dân yên Êm, mọi người bình yên vô sự, thực là nhờ cậy tấm lòng đại đức của người ban cho chóng sinh. Vậy kính cẩn cáo tế!
Thị nội các bộ văn võ tướng ban chủ tộc tiên tổ. Đương niên đại vương, bản xứ thổ địa, toàn hội tế điện, phóc chung thượng hưởng.
đến các tên Huý (tên riêng) của các vị Thánh. Trường hợp đặc biệt nh khi đọc chúc văn đến phần tên huý Thánh phải nổi trống, chiêng rầm rộ để át đi, người ngoài không nghe rõ được.
- Nhất thiết cấm màu xanh khi hành lễ.
- Nhất thiết sinh thần công chúa ngày 10 tháng giêng, lễ dùng bàn chay và lễ vật gồm đầy đủ rượu vàng, lợn đen và ca hát.
- Nhất thiết sắc phong theo lệ ngày 10 tháng 10, lễ dùng tam sinh(bò, lợn, dê) ca hát một ngày một đêm.
Cùng với lễ hội hàng năm, những phong tục, tập quán đó của quê hương Bảo Châu đã đi vào tâm thức của mỗi người. Bởi lẽ đó: “Người Việt tin rằng tất cả các vị thần linh đều có ảnh hưởng tới đời sống, vận mệnh của con người từ lúc đang còn là bào thai cho đến khi nhắm mắt đi vào lòng đất” Đó là“Lòng tin vào các thần lực – các lực lượng siêu nhiên Êy, chính là tinh thần tín ngưỡng của người Việt” (Nguyễn Minh Sơn – Tiếp cận tín ngưỡng dân gian Việt Nam – NXB văn hoá dân tộc Hà Nội – 1994 – Trang 48).