1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, các môtíp sử dụng trong truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên.
2.1. Thời gian mang màu sắc lịch sử – cụ thể:
Truyền thuyết nói chung, ngoài tính chất huyền ảo, thần bí, bao giê trong nó cũng bám sát các mốc lịch sử của dân tộc. Trong nã mang một cái cốt lõi lịch sử. Chính vì vậy mà trong các truyền thuyết về cuộc sống khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Hưng Yên cũng có một cái mốc lịch sử cụ thể, đó là thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Tuy nhiên điều chúng ta phải hiểu là: Mốc thời gian lịch sử cụ thể này chỉ là sự cụ thể của ký ức nhân dân chứ không biểu thị sự xác thực lịch sử. Nó nh một ước lệ nghệ thuật để biểu thị ý đồ của tác giả dân gian.
Trong mỗi đơn vị thời gian quá khứ xác định thường được sử dụng trong mỗi truyền thuyết như: “Ngày Êy, nước ta bị nhà Hán, tên Thái Thú Tô Định khét tiếng tàn bạo….” (Chuyện về mẹ con Bà Hồng Nương), “Thời nước ta lệ thuộc vào nhà Đông Hán, nhân dân sống cơ cực lầm than thì ông Trần Quang gốc tích ở Long Châu…”(Tướng công Trần Lữu và các Thuỷ Thần), hay “Tương truyền, ngày xưa thuộc thời Tây Hán, có người con gái họ Phạm, ở trong Vân Mẫu…..”(Sự tích thần
Nguyệt Thai – Nguyệt Độ). Ngoài ra, một số truyền thuyết còn ghi thời gian cụ thể là sự kiện Mã Viện đem quân đánh nước ta lần thứ 2 thì truyền thuyết lại ghi lại: “Được vài năm, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang đánh nước ta….” hoặc “Ba năm sau……mùa xuân Quý Mão(43)….(Tướng quân Hương Thảo)… Có lẽ để cho người nghe có thể tin hơn, tác giả dân gian đã dùng các dấu Ên lịch sử, mốc thời gian lịch sử cụ thể. Những dấu Ên vẻ vang của thời đại Hai Bà Trưng là một sự đảm bảo để người ta tin những câu chuyện đó là có thực. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được ghi chép một cách Ýt ái trong chính sử nhưng trong ký ức người dân Việt thì đó là một thời đại vinh quang, một mốc son chói lọi vì vậy trong thời đại đó thì một điều kì yếu đều có thể xảy ra. Với giao diện ở nhiều tỉnh, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở đất Hưng Yên chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng chúng tôi đã tìm thấy rất nhiều câu chuyện ở vào thời điểm Hai Bà Trưng khởi nghĩa đầu công nguyên những năm (40 – 43 sau công nguyên) và người dân nơi đây đã lưu truyền và kể lại như một niềm tự hào của quê hương mình.
Trước đó, ở thời kỳ Hùng Vương dựng nước, người ta đã tìm thấy được hơn 40 truyền thuyết về thời Hùng Vương ở tỉnh Hưng Yên với nhiều chủ đề khác nhau. Nhưng trong các truyền thuyết về thời Hùng Vương ở tỉnh Hưng Yên, chúng tôi thấy rằng, thời gian trong các truyền thuyết là rất mơ hồ “Thời Hùng Vương thứ mấy….” Hoặc các sự kiện không có thật như: Giặc Ân, Ma Na hay Mũi Đỏ….(Lịch sử khó lòng kiểm nghiệm được các sự kiện lịch sử này). Bởi lẽ, theo quan niệm của dân gian, thì các cụm từ chỉ thời gian nã mang ý nghĩa biểu tượng chứ không tồn tại theo nghĩa đen. Nó không hàm ý chỉ một thời điểm, một thời gian xác thực mà chỉ tượng trưng cho một quá khứ rất xa xôi, rất kì diệu. Vì vậy, mà các tác giả dân gian đã thoả sức tượng tượng, tô điểm cho những câu chuyện đó một yếu tố “thơ và mộng”, chắp cho nó một đôi cánh huyền ảo nên những câu chuyện đó vẫn mang dáng dấp của các yếu tố nhân vật thần thoại. Nhưng đến “Truyền thuyết Trưng Vương và các tướng lĩnh của Hai Bà” nói chung và truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà ở tỉnh Hưng Yên nói riêng thì thời gian lịch sử đã được tác giả dân gian giảm bớt hơn so với thời kỳ trước đó.Bỏi lẽ, do tình hình lịch sử hiện tại
với con người thực hơn trước. Hơn nữa, còng do yếu tố niềm tin của nhân dân về các vị anh hùng thời kì vàng son này, cộng với mốc thời gian lịch sử cụ thể và mốc thời gian thiêng trong kí ức của nhân dân mà tác giả dân gian có thể kể hàng loạt các truyền thuyết vì thời kì này mà luôn luôn có sức thuyết phục: Thời gian nghệ thuật trong 20 truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà ở tỉnh Hưng Yên, chúng tôi nhận thấy rằng, các tác giả dân gian đã miêu tả các biến cố lớn về các vị anh hùng đó là biến cố mang tầm vóc dân tộc và biến cố gia đình. Nhưng 2 biến cố này lại có mối quan hệ khăng khít với nhau xoay quanh vấn đề “Đền nợ nước và trả thù nhà”
2.2.Thời gian vĩnh cửu.
Xét yếu tố thời gian vĩnh cửu trong các thể loại tự sự của văn học dân gian, ta thấy yếu tố thời gian vĩnh cửu trong thể loại truyền thuyết có nhiều yếu tố khác biệt hơn cả. Nếu trong thần thoại, thần có sẵn và không bao giờ chết, trong cổ tích, cái chết của nhân vật là sự chuyển sang một kiếp khác theo tinh thần phán xét về mặt đạo đức thì nhân vật trong truyền thuyết lại thật với đời sống hơn cả. Cũng như nói ở trên, do đặc trưng riêng của truyền thuyết, truyền thuyết luôn có một cái lõi lịch sử cố định, khi miêu tả nhân vật theo một trục thời gian nên tác giả dân gian cũng biết rằng không một phép màu nào có thể làm cho người anh hùng của họ sống lại được. Vì vậy, trong truyền thuyết, tác giả dân gian đã đưa người anh hùng của họ vào một thời gian vĩnh cửu. Trong niềm tin của nhân dân, các vị anh hùng của họ là bất tử, họ tồn tại như một sức mạnh huyền bí có thể chi phối đời sống của nhân dân. Các nhân vật trong thần thoại, các vị thần Ýt được thờ cúng trong tâm thức của nhân dân, có sự tôn thờ nhưng coi đó như những nhân vật siêu nhân, trong cổ tích các nhân vật nhớ tới bởi họ có một nét đẹp trong tâm hồn. Còn nhân vật trong tiểu thuyết lại luôn luôn sống trong đời sống tâm linh. Các nhân vật như Hùng Vương, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Bát Nàn công chúa, Triệu Quang Phục…..đều âm phù và giúp đỡ đời sau như một vị Thánh, Thần che trở cho dân, cho nước.
Trong các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trng và tướng lĩnh của Hai Bà ở tỉnh Hưng Yên mà chúng tôi sưu tầm và khảo sát được thì có rất nhiều
“Đến đời Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa đánh giặc Minh xâm lược, hai ngài cùng hiển linh giúp nước. Vua Lê chuẩn y cho thôn An Khê, xã An Viên phụng sự và truy phong hiệu khai quốc tế thế chính trực đại vương và phụ quốc – an dân Đức Minh đại vương….” hay chuyện về “Trần Lữu và các thuỷ thần” có kể rằng: “ Thần đã âm phù cho Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc Nguyên Mông …. Rồi khi nhà Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung cướp ngôi, Thái sư Nguyễn Kim Kịch chiến với quân Mạc ở trang Đào Đầu. Nguyễn Kim đang núng thế thì trên trời bỗng nhiên có một tiếng sét lớn. Quân Mạc sợ hãi dày xéo lên nhau tháo chạy. Quân Lê thắng trận, Vua Trang Tông gia phong Trần Lữu hai chữ: “Đại thánh”…
Rõ ràng, trong tâm thức của nhân dân, họ luôn tin rằng, sau khi mất đi, các tướng lĩnh vẫn luôn dõi theo bước đi của lịch sử dân tộc, vẫn cứu giúp nhân dân đánh giặc, cứu nước và sống trong đời sống sinh hoạt của nhân dân (lễ cầu mưa..). Vì vậy các vị anh hùng vẫn hiển linh để âm phù cứu giúp và cùng nhân dân ta đánh giặc. Đó chính là thời gian vĩnh cửu mà các nhân vật trong truyền thuyết luôn sống mãi với niềm tin của nhân dân. Và cũng chỉ có niềm tin mãnh liệt đó thì truyền thuyết dân gian mới xây dựng nên những hình tượng nhân vật có sức sống bất diệt với thời gian và đi cùng năm tháng.
Ngày nay, quan niệm về thời gian vĩnh cửu đó còn thể hiện rất rõ trong đời sống tâm linh của nhân dân thông qua tục thờ cúng và các nghi lễ cổ truyền. Hàng năm, nhân dân vẫn khói hương thờ cúng và tổ chức lễ hội tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc. Và cũng qua đó như để nhớ lại một thời kì hào hùng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vừa là để tưởng nhớ, vừa là để giáo dục cho các thế hệ sau luôn hướng về truyền thống bất khuất đó mà Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà đã làm nên.