Môtip về chiến công.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 64)

1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, các môtíp sử dụng trong truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên.

1.2.3. Môtip về chiến công.

“Thời thế tạo anh hùng”, đúng vậy, ngay từ thời Hùng Vương, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm lại có những bậc kì tài xuất hiện để giúp dân, cứu nước. Đất nước bị quân Hán đô hộ, nợ nước, thù nhà đã đè nặng lên vai của những bậc anh hùng. Họ đã được nhân dân huyền thoại hoá ngay từ khi mới sinh ra, thì nay, cơ hội, thời khắc lịch sử đã đến lúc phải chờ vào các vị anh hùng. Trong hơn 20 truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở Hưng Yên thì có tới 16 truyện nói tới chiến công của các tướng lĩnh. Đây là môtip, là chủ đề chính của các truyền thuyết.

Bảng6: Bảng tổng hợp các truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hưng Yên có sử dụng môtip chiến công đánh giặc giữ nước.

STT Tên truyện Chiến công Địa chỉ

1 Chuyện về mẹ con Bà Hồng Nương

- Tuyển mộ binh lính đông tới 2000 người lập đồn thủy ở Bãi Bồng Cời để luyện tập võ nghệ giúp bà Trưng đại thắng quân Hán, thu lại 65 ………

Kim Động

2 Ngọ Ngải đại vương và Nguyệt Nga công chúa

- Tuyển quân, chiêu mé binh sĩ lên tới 1.200 người về yết kiến Trưng Vương đánh thắng Tô Định, đánh một trận, giết được Tô Định tại trận. Chặt được 5 đoạn, khôi phục được hơn 60 thành trì.

Yên Mỹ

3 Chuyện về Tướng quân Trần Lữu và

- Chiêu mộ binh sĩ, lập đồn binh, tích trữ lương thảo chuẩn bị khởi nghĩa.

Thành phố Hưng Yên

1000 đầu giặc, hạ thành Cổ Lôi. 4 Chính Trực Linh

ứng đại vương, Đức Minh Hiển Hựu đại vương.

Chiêu mộ hơn 500 người, 2 ông được Trưng nữ Vương đóng giả 2 cô bán dầu và giết chết được Tô Định thành 3 mảnh.

Khoái Châu

5 Sự tích thần Tam Giang

Chỉ huy tả sứ quân, cùng với Hai Bà đánh Tô Định tan vì trong một lúc

Văn Lâm 6 Nguyệt Thai –

Nguyệt Độ

- Giúp dân nghèo, bỏ tiền xây đình làng. Hai bà đứng lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chiêu mé 2000 quân. giúp 2 bà phá tan thành Yên Định. Cùng Lã Văn Êt đánh hạ thành Kênh Cầu, cùng tiến phá thành Luy Lâu

Khoái Châu

7 Sự tích Bến Nước đại vương, Đình đại vương

- Chiêu mộ binh mã, 2 ông được cử làm Tiền bộ đô đốc kiêm thuỷ tào - đại tướng quân và thống lĩnh nguyên soái. Đánh Tô Định bị thua to, phải vặt râu, đổi áo chạy chốn về Nam Hải.

Kim Động

8 Sự tích Bát Nàn công chúa

- Chiêu mộ binh sĩ, được Trưng Vương ban cho làm tướng đốc lĩnh tiền quân. Đánh bại Tô Định, giúp Trưng Vương khôi phục giang sơn đất Việt.

Tân La – Thành phố Hưng Yên

9 Tướng quân Hương Thảo

- Chiêu mộ dân binh, được hai bà giao cho trông coi toàn bộ voi ngựa chiến. Nhờ những trại cỏ của cô mà voi, ngựa của nghĩa quân đều khỏe, hai bà đánh đâu, thắng đấy. Bà và 2 ông cháu Già Bạch đã chất cỏ, phóng hoả nên cả trại giặc bị chất cháy.

Ân Thi

công chúa.

11 Tướng quân Trần Thị Mã Châu

-Tập hợp lực lượng, luyện tập võ nghệ được 1.300 người. Bà dẫn tả đạo quân, thị vệ nữ tướng đại cử binh 10 vạn tiến thẳng đến đồn Tô Định đánh một trận quyết liệt, chém được 50 tướng giặc, tàn quân Tô Định sống sót vội chạy về Bắc Quốc, thu hơn 60 thành trì, thống nhất đất nước

Thành phố Hưng Yên

12 Chuyện về tam tướng quân: Nguyễn Viết Quang, Nguyễn Viết Cư, Nguyễn Viết Võ,

- Đánh hàng trăm trận trên sông Bạch Đằng, Chi Lăng, tiêu diệt hàng vạn tướng quân của Định, đuổi quân Tô Định ra khỏi bờ cõi.

Phù Cừ

13 Chuyện bà Động Tần Loan công chúa

- Được phong là Động Tần Loan công chúa, đứng đầu quan nữ tướng thị nội kiêm chức tá mưu sự. Chiêu mộ binh sĩ được trên 1000 người. Đánh đuổi Tô Định ra khỏi bờ cõi nước ta.

Tiên Lữ

14 Tướng quân Nguyễn Trung

- Chiêu mộ dân chúng, giúp 2 Bà đánh tan giặc Tô Định, bình định được 65 thành trì.

Kim Động

15 Chuyện về mẹ con Bà Ngọc Chi

- Bà cùng Bà Thục Nương, Bà Hương Thảo bí mật tuyển quân. Giúp 2 Bà Trưng đánh tan giặc ngoại xâm

Ân Thi

16 Sự tích đền Ngò - ông Phụng Công đã chiêu tập binh sĩ đi theo 2 bà. Ông kêu gọi dân làng đem đuốc chờ đợi ở cánh cổng để tiếp quân lương. Hai Bà đã đặt tên cho dân làng ở đây là Phụng Công.

công tập hợp lực lượng dân chúng, binh sĩ, cùng yết kiến Hai Bà Trưng ở Hán môn, cùng đánh đuổi giặc Tô Định, bảo vệ bờ cõi.

Chiến công của các nhân vật trong các truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở Hưng Yên đều xảy ra trong cùng một thời điểm. Chỉ có 3 năm, nhưng lực lượng tướng lĩnh của Hai Bà Trưng đã có gần 20 người nh vậy. Chứng tỏ rằng, ảnh hưởng của cuộc khởi do Hai Bà Trưng đứng lên là rất lớn. Các bậc anh hùng đều có xuất thân khá kì lạ và có điểm khác người thường. Chính xuất thân đó, gắn với tướng lạ và các bậc anh hùng đã làm nên những chiến tích phi thường để cứu dân, cứu nước. Họ vừa đại diện cho cộng đồng dân tộc, vừa là biểu tượng văn hóa nên trong tâm linh và kí ức dân gian, chiến công của họ càng ngày càng lớn lao, sáng chói. Chiến công của họ còn tiêu biểu cho nhân dân anh hùng, đồng thời khẳng định tài năng, trí tuệ, tinh thần đoàn kết và ước mơ của nhân dân lao động. Những kì tích của họ khẳng định giá trị của lao động sáng tạo, đó là niềm tự hào và khí thế của nhân dân trong thời đại được coi là anh hùng Việt Nam.

Nhìn chung, chuỗi truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên chỉ có 2 chủ đề chính là đánh giặc và xây dựng quê hương đất nước. Nhưng chủ đề đánh giặc vẫn là chủ yếu, đây cũng là một truyền thống yêu nước lâu đời và bền vững của nhân dân ta. Truyền thống đó đã tạo nên sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, lớn mạnh đến nhường nào. Qua truyền thống dân gian, nhân dân đã thành kính dựng tượng đài bất tử cho người anh hùng cứu nước. Những truyền thuyết đó được gìn giữ trân trọng, bí mật truyền miệng trong dân chúng vượt qua hàng ngàn năm để đến với chúng ta hôm nay. Đó là công lao vĩ đại của bao thế hệ của người dân Việt Nam nhằm bảo lưu, tôn vinh thời kì anh hùng của dân tộc.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w