Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên.
1.1. Đặc điểm di tích lịch sử văn hoá Hưng Yên.
Hưng yên ngày nay là một vùng đất thuộc 3 xứ xưa kia gộp lại. Xứ Bắc có các huyện Văn Giang, Văn Lâm và một phần huyện Yên Mĩ. Xứ Đông có các huyện Mĩ Hào, Yên Mĩ; Xứ Nam có các huyện Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ - là vùng đất địa danh nhân kiệt. Nhà sử học Phan Huy Chú đã nhận xét về các xứ như sau: “Mạch đất tốt tụ vào đấy nên nhiều chỗ có dấu tích đẹp, tinh hoa hợp vào đấy nên sản sinh ra nhiều danh thần, vì là khí hồn trọng ở phương Bắc phát ra nên xác với mọi nơi”. Xứ Nam “Địa thế trấn này rộng, xa, người nhiều, cảnh tốt, là bậc thứ nhất trong bốn thừa tuyên… là đất tụ khí anh hoa, tục gọi là văn nhã, thực là cái bình phong phên chắn của Trung đô và là kho tàng của Nhà vua”. Xứ Đông “Là nơi giàu thịnh và xứng đáng là một xứ có danh tiếng”.
Hưng Yên có một đặc điểm nổi bật là một tỉnh thuộc vùng trũng của Đồng Bằng Bắc Bộ, có nhiều sông ngòi, ao hồ, đầm cừ, phía Tây giáp với Sông Hồng, Phía Nam có Sông Luộc, Phía Đông có Sông Cửu An. Những sông này đã tạo điều kiện cho Hưng Yên phát triển mạnh về giao thông đường thuỷ. Vì vậy Phố Hiến - Hưng Yên xưa được biết đến là một thương cảng lớn nhất Đàng ngoài, nơi buôn bán đông vui, sầm uất. Cũng nhờ những con sông này Phật giáo Hưng Yên phát triển mạnh và nhanh hơn.Vì vậy, mỗi làng ở Hưng Yên đều có một ngôi chùa thờ Phật nhưng phần lớn các làng đều thờ thần nên nhiều chùa là nơi Tiền Phật, hậu Thần; ngoài ra còn kèm thêm thờ Mẫu và thờ các vị trụ trì. Tính chất đa nguyên tín ngưỡng của người Hưng Yên cũng là một đặc điểm về tinh thần chủ động trong tiếp biến văn hoá của người Việt. Hưng Yên là vùng đất nằm ở trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ, lại gần kề trung tâm phật giáo Miền Bắc – Vũng Dâu(Bắc Ninh) nơi Khâu Đà La truyền đạo. Vì vậy, cũng như Bắc Ninh, người Hưng Yên luôn tôn thờ các
nước.
Sau các vị thần biểu tượng cho các hiện tượng thiên nhiên, thì đình, chùa, miếu ở Hưng Yên còn thờ các anh hùng dân tộc và những người có công với nước, với dân như: Chử Đồng Tử, Các tướng lĩnh và danh nhân thời Hùng Vương, Hai Bà Trưng và tướng lĩnh của Hai Bà, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Triệu Quang Phục, Đào Nương, Nguyễn Thiện Thuật……
Toàn tỉnh có 1210 di tích, trong đó có 153 di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp Quốc gia, điều đó đủ thấy Hưng Yên là vị thế trung tâm của văn hoá khu vực Sông Hồng.
Do điều kiện tự nhiên, không rừng, không biển nên trong suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển, người dân Hưng Yên chủ yếu sống bằng nghề nông, vì vậy Hưng Yên mang trong mình tầng dầy của nền văn hóa lúa nước và là một trong những trung tâm của nền văn minh châu thổ sông Hồng. Những dấu tích còn lại gồm có những truyền thuyết đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định được điều đó.
Đặc điểm của sự phân bố các di tích ở Hưng Yên là nằm trải dài theo các triền sông. Một địa điểm lịch sử hoặc mảnh đất thiêng liêng là thành một tích: Có thể là một nếp đình, một ngôi chùa, hoặc một ngôi đền, miếu mái cong mềm mại, cổ tích. Tất cả đều được chạm trổ tinh vi và giàu ý nghĩa để ca ngợi công đức vị thần linh của làng mình. Mỗi di tích lại gắn với một lễ hội với đủ lễ thức, nghi lễ, nghi tượng, cờ lọng, với các tục hèm, cả cảnh diễn xướng, các trò vui, cuộc đấu. Nếu phần lễ trang nghiêm bao nhiêu, tôn kính bao nhiêu thì phần hội lại vui nhén, cuốn hút bấy nhiêu cả “phần xác” và “phần hồn” đó hợp lại tạo thành hội làng, thành thuần phong mỹ tục, vừa thiêng liêng cao cả, vừa gần gũi thân thương, vừa gắn kết tình làng nghĩa xóm. Di tích, lễ hội Hưng Yên gắn liền với nghi lễ cầu cho âm dương hoà hợp, cầu phồn thực, cầu mưa thuận, gió hoà. Đó là nghi lễ cầu nước, cầu thần linh – các vị thần trung gian của trời đất mong được bình yên “Phong đăng hoà cốc”, “Nhân khang vật thịnh”.
Với dòng văn hoá tín ngưỡng thời Hai Bà Trưng, chúng tôi thấy mối quan hệ hữu cơ thống nhất và thể hiện qua rất nhiều thành tố. Sự thể hiện đậm nhạt ở mỗi
chất qua những hoạt động bề nổi, tập trung trong những khoảng thời gian được Ên định là thiêng liêng (lễ hội, tiệc, lệ) và qua toàn bộ cuộc sống của người dân trong suốt một năm theo chu kì sống. Tất cả những biểu hiện bề nổi và bề chìm của đời sống được tích lọc qua thời gian và không gian, tạo nên bề dày, bề rộng của tín ngưỡng Hai Bà Trưng.
1.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với nghi lễ và lễ hội. lễ và lễ hội.
Như chóng ta đã biết, lễ hội dân gian là một bộ phận đặc biệt của văn hoá dân gian nước nhà. Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hưng Yên cũng vậy, ta thấy không chỉ có chức năng phản ánh, ghi lại thái độ, tư tưởng tình cảm, chứa đựng những khát vọng thiết tha, mãnh liệt của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các cá nhân lịch sử. Trong các truyền thuyết đó nó còn chứa đựng một cốt lõi lịch sử có thật và sự thật đó đã được huyền thoại hoá. Qua đó nó đã dựng lên tầm vóc của sự kiện và nhân vật mà một thời “một đi không trở lại” Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên không chỉ sống trong lời kể mà còn sống cả trong các nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, tập tục sinh động, nhiều khi còn sống cả trong phong tục tập quán truyền thống lâu đời ở các địa phương. Hai Bà Trưng và các vị tướng lĩnh đã trở thành những vị phúc thần được ngưỡng mộ và thờ cúng ở các địa phương khác nhau trong toàn tỉnh.
Hơn thế nữa, lễ hội là một sinh hoạt văn hoá dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của các tầng lớp nhân dân diễn ra trong chu kỳ về không gian và thời gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng về sự kiện nhân vật được thờ cúng. ở mỗi địa phương mà nhân vật sinh sống và đi qua đều để lại dấu tích: Vì vậy ở mỗi địa phương đó có một truyền thuyết, một hình thức tế lễ với những quy định riêng về nghi thức, tập tục. Nhưng bên cạnh đó lại có những điểm chung về hình thức như (lễ rước nước, những trò chơi dân gian……)
Tuỳ vào từng địa phương với những tín ngưỡng và khả năng bảo tồn những lớp văn hoá cổ mà các lễ hội được tổ chức với những quy mô và nội dung khác nhau. Có những lễ hội chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng có lễ hội diễn ra trong vài
rõ những ước vọng của con người, để vui chơi, giải trí trong tính cộng đồng cao. Lễ hội là những hoạt động, những sinh hoạt văn hoá mà ở đó có sự gắn kết không thể tách rời của cả nội dung và hình thức của hai thành tố cơ bản là lễ và hội. Nhờ hợp thể độc đáo Êy, các nhân vật trong truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở Hưng Yên đã thuộc về quá khứ dường như vẫn sống trong hiện tại, tham gia tích cực vào lịch sử đang diễn ra trong thực tại.
Như đã nói ở trên, điểm đặc biệt về thời kỳ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trong lịch sử chỉ tập trung vào chủ đề đánh đuổi giặc Hán, giết Tô Định, Mã Viện để cứu nước, cứu nhà. Vì vậy các truyền thuyết về thời kì này chủ yếu tập trung vào chủ đề đánh giặc, trừ một vài truyền thuyết kể về các bậc anh hùng có công dạy nghề, dạy chữ cho dân như chuyện “Sĩ Nhiếp…”. Cũng từ đặc điểm đó mà qua khảo sát về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội thời kỳ này ở tỉnh Hưng Yên đều có những đặc điểm chung nhất định về nghi lễ và các trò chơi dân gian trong lễ hội.
Qua các truyền thuyết trong dân gian và các thần tích về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hưng Yên mà chúng tôi khảo sát được đều ca ngợi, miêu tả những nhân vật anh hùng có công với dân, với nước đã ngày càng được cũng cố và phát triển ở nhân dân lòng tự hào dân tộc. Và ngược lại, các nhân vật trong truyền thuyết khi đã biến thành thần thì lại có một sức mạnh huyền diệu, được dân làng tin tưởng và thờ phụng theo cách riêng của làng mình. Chính truyền thuyết và thần tích là cái sườn, cái khung để tổ chức lễ hội; Mở hội vào ngày nào ? Tại sao kéo dài từng Êy ngày, rước từ đâu đến đâu? lễ vật dâng cúng gồm những thứ gì, phải kiêng kị những thứ gì?
Như vậy, lễ hội trước hết mang tính tưởng niệm các bậc tiền nhân, tưởng niệm về các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, lịch sử, những người có công với dân, với nước và các lễ hội này bao giờ cũng gắn với các truyền thuyết dân gian. Lễ hội là một phương tiện để bảo lưu truyền thuyết. Có thể nói, mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng trên đất Hưng Yên cũng có mối quan hệ như vậy. Đến với các lễ
cảm thắm thiết, gần gũi với mảnh đất và con người Hưng Yên vốn thân thiện, giàu truyền thống văn hoá và càng tưởng nhớ đến những các bậc anh hùng đã một thời vì dân, vì nước, đã làm nên những kì tích phi thường.
1.3. Bảng thống kê những truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hưng Yên gắn với nghi lễ và lễ hội. Hưng Yên gắn với nghi lễ và lễ hội.
Bảng 8: Bảng thống kê những truyền thuyết gắn với nghi lễ và lễ hội ở địa phương.
STT Tên truyền thuyết Địa điểm Thời
gian
1 Tướng quân Trần Thị Mã Châu
Xã Bảo Châu – Thành phố. Hưng Yên
1/3-3/3 2 Sự tích Bát Nàn công chúa Đền Đoàn Thượng – Bảo Khê – tp.
Hưng Yên
16/6 3 Tướng quân Trần Lữu và
các thuỷ thần
Đào Đặng – Xã Trung Nghĩa – TP. Hưng Yên