Bản kể thông qua văn bản ghi chép (thần tích và thư tịch)

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 28)

người kể 1 Chuyện về mẹ

3.2.2. Bản kể thông qua văn bản ghi chép (thần tích và thư tịch)

Trong quá trình khảo sát, tuyển chọn tài liệu, ngoài việc tuyển chọn các bản của các nhà nghiên cứu khoa học(và các cuốn sách đã nêu ở mục 3.1), khảo sát truyền thuyết qua tư liệu truyền miệng của nhân dân, chúng tôi không thể bỏ qua các văn bản thần tích. Bởi lẽ, cũng chính từ cảm hứng thiêng hoá các nữ tướng của Hai Bà trong đời sống tâm linh của dân chúng, nên qua các thời đại các triều đại phong kiến coi những truyền thuyết dân gian này là cứ liệu quan trọng cho việc biên soạn thần tích với mục đích dùng thần quyền để củng cố vương quyền và thần tích đã trở thành môi trường ngôn ngôn từ của truyền thuyết dân gian. Tuy đây không phải là môi trường đặc trưng nhưng là môi trường quan trọng để các truyền thuyết dân gian về các nữ tướng của Hai bà tồn tại trong một thời gian dài. Khi mà nguồn tư liệu nơi bia miệng dễ bị mất mát lãng quên thì nguồn tư liệu bằng văn tự này lại có ưu thế của nó trong việc cố định các truyền thuyết và lưu giữ rất nhiều dấu vết của bầu khí quyển mà hơi thở của đời sống dân dã đã thổi vào. Các bản thần tích này được khai từ một số người có chức săc trong làng xã xưa. Do công thức bắt buộc của thần tích, do tình trạng " tam sao thất bản" do sù can thiệp của các triều đại và đời sống tín ngưỡng của nhân dân mà mức độ gần gũi với truyền thuyết dân gian không những Ýt nhiều

ảnh hưởng rất lớn đối với cách kể truyền thuyết về tướng lĩnh của hai bà trong dân gian, thậm chí đã trở thành áp lực trong việc thờ cúng là lưu truyền các truyền thuyết. Tuy nhiên, đời sống dân gian với tất cả sự mạnh mẽ và hồn nhiên của mình, lại một lần nữa dân gian hoá các văn bản thần tích về cuộc khởi nghĩa của hai bà và các tướng lĩnh theo đúng niềm tin và quan niệm của mình.

Như vậy, có thể khẳng định, gốc gác của thần tích là những truyền thuyết dân gian. Con đường đi từ truyền thuyết dân gian đến văn bản thần tích qua nhiều giai đoạn như vậy khiến cho thần tích không còn lưu giữ được nguyên dạng truyền thuyết nữa. Mặt khác, qua mỗi lần văn tự hoá truyền thuyết thì người ghi chép, biên soạn lại đưa vào một chi tiết của mình. Nhưng dù sao thì thần tích vẫn thoát thai từ truyền thuyết vì thế vẫn có những "gien" của người mẹ trong những đứa con của mình. Vì vậy mà nó vẫn có mối quan hệ giao thoa lẫn nhau, trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu chúng tôi vẫn phải sử dụng cả hai văn bản để đối chiếu, so sánh tìm ra điểm chung, và riêng giữa các văn bản đó.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w