3. Không gian nghệ thuật.
3.2. Không gian thiêng.
Ngoài không gian cụ thể, trong các truyền thuyết mà chúng tôi đã sưu tầm và khảo sát được về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên đã sử dụng rất nhiều không gian thiêng – Bởi lẽ, từ lâu trong tâm thức người Việt, đây vốn là một không gian thờ cúng linh thiêng, nơi có Thần, Phật vốn là đấng tối cao, là lực lượng siêu nhiên ngự trị.
mong gì được nấy. Không gian miếu mạo trở lên linh thiêng vì đây là nơi chứng giám và đáp ứng những lời thỉnh cầu, nguyện vọng của các bậc cha mẹ hiếm con. Vũ Công Thế ra đời làm nghề thầy thuốc nổi tiếng. Vũ Công Thường chu du khắp miền đất 16 châu thuộc miền sơn cước để hành nghề dược. Nơi đó, tại châu Đại Man có ngôi Miếu thờ công chúa Sơn Tinh có tiếng linh thiêng. Ngôi Miếu đã bị giặc Ai Lao tàn phá làm cho nó bị hoang tàn đổ nát. Từ đấy lại thêm mưa dập gió vùi, tượng thần bị hư hỏng. Vũ Công tự bỏ tiền ra để tu bổ, tô tượng thần giúp cho Miếu lại sầm uất như xưa. Có một lần, đang đêm có tiếng người mời vợ chồng Vũ Công ra bến sông có người muốn gặp, nhưng đến nơi chẳng thấy người nào, mà lại chỉ thấy một cây gỗ. Nghe trong cây gỗ có tiếng người nói:
“Công đức của Vũ Công cao như trời sâu, sâu như biển, không biết báo đáp thế nào cho phải. Nay mang cây gỗ tới báo đáp và xin làm con”. Từ đó, Phu nhân quả nhiên có thai và sinh ra Thục Nương…(Sự tích Bát Nàn công chúa). Rồi câu chuyện về nữ tướng Trần Thị Mã Châu cũng có kể rằng: Ngày Êy ở vùng Châu ái, phủ Thuận Thiên có một bộ chúa quan họ Trần, tên huý là Thành, lấy vợ là Trương Thị Loan được 6-7 năm mà vẫn chưa có con. Một hôm, Hoàng Thái bà nhân du nơi cung Miếu, phụng cầu Ngọc Hoàng thượng đế để cho thấy điềm lành trọn bề con cái. Ngay đêm đó, bà bỗng thấy một nữ Nương áo quần sáng loáng, đầu đội kim thoa, từ trên không trung bay thẳng xuống Miếu, đến trước mặt Thái Bà… Thái Bà có mang và sinh hạ được một người con gái, mắt phượng mày ngài và đặt tên cho người con gái Êy là Trần Thị Mã Châu…..
Qua những câu chuyện trên cho ta thấy quan niệm của nhân dân ta từ xa xưa rằng: Cuộc sống của con người luôn luôn có lực lượng thánh thần chi phối. Các thần luôn hiển hiện dõi theo bước chân của con cháu muôn đời. Quan niệm Êy vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong thế giới tâm linh của con người hiện đại.
Khác với Miếu, đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất lâu rồi, chính vùng Luy Lâu, dấu tích còn để lại trước thời Trương Nữ Vương, đạo Phật đã có ở Việt Nam. Ngôi nhà của đạo Phật chính là chùa chiền, là chèn tu hành ăn chay, niệm phật, người ta thường đến đây tu hành với mong muốn chốn tránh cuộc đời bể khổ, trầm
ở tỉnh Hưng yên thì chùa chiền vừa là nơi cầu tự để các anh hùng được sinh ra, vừa là nơi náu mình trước khi hành sự. Sĩ Nhiếp sinh ra là do ông bà cùng nhau đến làm lễ cầu đảo ở chùa Thiên Bảng. Tại bản chấn, đêm Êy Sĩ Khang nằm mơ thấy mình cưỡi rồng lên bắt lấy ngôi sao Thái Bạch rồi xuống và từ đó Hoài Thị có thai(Sĩ Nhiếp). Trong câu chuyện có sự tích thần Tam Giang có kể rằng: Một ngày, nàng đến chùa Pháp Vân ở quanh nhà dạo xem bốn phương, thấy nơi đây có vẻ là một cảnh vật phong quang, xin trụ trì ở đây để sớm chiều đèn hương thờ Phật. Một hôm, bà đi đến bến đò sông Nguyệt Đức thì bỗng thấy một con Thuồng Luồng bơi đến quấn lấy bà, bà thấy thất kinh nên đã bỏ chạy về chùa. Đêm hôm Êy, bà đã nằm mơ thấy mơ thấy mình nuốt trăng vào bụng, tỉnh dậy và bà đã mang thai…… Rồi còn nhiều câu chuyện khác nữa về sự linh thiêng, ơn đức Phật ban tặng để sinh ra các bậc anh tài. Nhưng đời thường, chùa chiền là nơi cũng đã được cứu giúp biết bao anh tài, là nơi náu mình để chờ hành sự việc lớn. Sau khi cha bị Tô Định sát hại, bản thân bà bị truy đuổi, Châu Nương âm mưu cắt tóc, giả làm ni cô hàng ngày đến các chùa để chiêu mộ hùng binh nữ tốt. Một hôm, Châu Nương đến xã Bảo Châu, tổng Phương Trà thấy một ngôi chùa cảnh sắc huy hoàng, cửa Thiên xán lạn đề: “Linh Quang Bảo Tự”, bà đã ở lại đây để chiêu mộ anh tài, được nhân dân đồng lòng ủng hộ. (Tướng quân Trần Thị Mã Châu). Bà Động Tần Lang sau khi bị Tô Định giết, lòng bà vô cùng phẫn nộ, quyết chí báo thù cho cha. Tần Lang lập mưu cắt tóc đi tu tại Bến Bái Khê xã Đông Tào, huyện Tiên Lữ để mưu việc lớn, diệt trừ quân giặc. ở đây, bà ngày đêm mưu cầu những anh hùng hào kiệt, chiêu mộ quân sĩ, chờ mưu cầu việc lớn. (Chuyện về Động Tần Lang công chúa). Nam tướng Nguyễn Trung, trước khi hành sự, Nguyễn Trung đã vào chùa ở quê ngoại Phú Thiệu tụng kinh, gõ mõ, ở đây ông rất quan tâm đến việc tô tượng, đúc chuông và phát chẩn cho dân. ông ngầm liên kết với các hào kiệt, tích luỹ lương thực chờ ngày khởi sự. Vì vậy, cảnh chùa thanh tịnh đã biến thành nơi tuyển quân náo nhiệt. Dân địa phương nô nức tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Trung. Rồi bao câu chuyện náu mình của chùa khác trước khi khởi sự lập nghiệp lớn mà nhân dân đã kể lại. Để các anh hùng chọn đất chùa để náu mình, tu luyện chí khí của bản thân và cũng là nơi bí
của tác giả dân gian. Rằng một khi đất nước đã có giặc thù thì tinh thần yêu nước chống xâm lược sẽ vang dậy và len lỏi khắp chốn vùng quê cả những nơi Ýt người nhất như chốn chùa chiền. Như vậy tính chất thiêng liêng của chùa chiền không còn đơn thuần là cõi ăn chay, niệm phật mà còn là nơi ươm trồng, vun xới cho ngọn lửa hận thù dân tộc ta.