1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, các môtíp sử dụng trong truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên.
1.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Như chóng ta đã biết, truyền thuyết là sự nhào nặn lịch sử bằng cách hình tượng hoá và kì ảo hoá các nhân vật lịch sử theo quan điểm của nhân dân. Vì vậy, truyền thuyết không chỉ có chức năng ghi lại lịch sử mà còn có chức năng phản ánh thái độ, tình cảm và quan điểm của người dân về nhân vật mà mình yêu mến, quan tâm cũng vì vậy mà truyền thuyết có một mối liên hệ sâu xa, bền chặt với lịch sử dân tộc. Nếu như cổ tích phản ánh con người từ góc độ đời tư, thế sự thì truyền thuyết phản ánh con người và sự kiện từ góc độ lịch sử. Baktin trong cuốn: “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết khi bàn về bản chất sử thi mà qua đó bàn về truyền thuyết với tư cách là nguồn gốc của sử thi cũng viết: “Sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả truyền thuyết dựa trên kí ức về quá khứ chứ không phải nhận thức thực tại nên tất yếu quá khứ mang tính thiêng liêng và cảm hứng của tác giả là cảm hứng tôn vinh” (5, 40). Cho nên khi xây dựng nhân vật của mình trong truyền thuyết, nhân dân ta đã làm công việc “tái tạo lại lịch sử” chứ không phải là sự sao chép nguyên si. Đây cũng là một đặc trưng rất nổi bật của thể loại truyền thuyết khi xây dựng nhân vật của mình.
Để có một hình tượng nhân vật trong truyền thuyết sống động, có tầm vóc lịch sử là cả một quá trình nhào nặn, bồi đắp để đáp ứng với khả năng biểu thị cho sức mạnh, ý chí, bản lĩnh của dân tộc để đáp dứng với khả năng của nhân dân. Truyền thuyết đã làm nổi bật được hình tượng và các hành động của nhân vật Êy để làm cho nhân vật Êy in đậm được trong tâm trí của nhân dân. Vì vậy truyền thuyết chỉ phản ánh những nhân vật và sự kiện lịch sử có ý nghĩa tích cực theo quan niệm của nhân dân. TÊt nhiên họ phải lựa chọn những nhân vật và sự kiện biểu thị cho sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của dân tộc trong từng thời đại. Truyền thuyết dân gian đã trở thành phương tiện để nhân dân tiến hành đính chính, bổ sung những thiếu hụt, thậm chí có những sai sót trong chính sử.
nhân dân. Những nhân vật này được sử sách ghi chép không nhiều về họ, thậm chí có những nhân vật không được chính sử nhắc đến tên tuổi. Nhưng thông qua truyền thuyết, họ đã trở thành những pho sử sống với những chiến công lẫy lõng, làm rạng danh đất nước. Chính điều đó đã giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về một thời đại vẻ vang của dân tộc, thời đại Hai Bà Trưng.
Những nhân vật trong nhóm truyền thuyết này được đặc tả bằng những chi tiết sinh động về diện mạo, hành trạng, khổng lồ về hình dáng, sức mạnh và chiến công gấp nhiều lần những con người bình thường khác. Tướng quân Trần Thị Mã Châu, Bà Động Tần Lang, Hùng Dũng Trấn Quốc, Thần Tam Giang, Trần Lữu…..có tướng mạo khác người. Ngọ Ngải đại vương: “Tướng mạo khôi ngô, mắt sáng lấp lánh như ngôi sao bắc đẩu, tiếng vang như chuông. Tướng Nguyễn Trung với con mắt toả hào quang… Họ đều là những con người phi thường trong mắt của nhân dân. Hơn thế nữa họ còn biểu hiện cho trí tuệ, tinh thần đoàn kết, niềm tin và mơ ước lớn của cộng đồng trong công cuộc giữ nước và cải tạo hoàn cảnh sống, như cậu Cả Trực, Cả Minh “học 6 năm đã tinh thông bách gia chủ tử còn dạy học cho trẻ em,” Bến Nước và Đình Đại vương “tuy nhỏ tuổi mà đã đầy đủ trí khôn”, Tướng quân Hương Thảo “có tài cắt cỏ bằng 20 người khác”…. Với những tầm vóc đó, để rồi sau này, đất nước có biến cố, họ sẽ là người đứng lên cứu dân cứu nước và trở thành những vị thánh trong lòng nhân dân.
Các tướng lĩnh trong thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở tỉnh Hưng Yên luôn được bao bọc trong vầng hào quang của huyền thoại, hoàn toàn có khả năng chống lại xói mòn, che phủ của thời gian. Bởi lẽ, họ được nhân dân luôn ngưỡng mộ, tôn thờ và rất gần gũi với nhân dân như chính cuộc sống của họ vậy. Các anh hùng đều có hoàn cảnh xuất thân từ nhân dân lao động và các gia đình quan lại hào trưởng. Theo thống kê của chúng tôi thì có tới 80%các vị anh hùng là những con người rất đỗi bình thường phải làm nhiều nghề sinh sống. Tuy nghèo về vật chất nhưng họ giàu có về tình cảm, họ yêu thương đoàn kết với xóm làng, được mọi người rất mực quý mến. Ngoài những khổ cực về vật chất, họ còn phải chịu đựng những thiệt thòi về tình cảm. Một số anh hùng sớm mồ côi cha mẹ phải sống côi cút
Một số nhân vật, cha mẹ còn bị giặc Tô giết hại như Vũ Thị Thục … cho nên họ sớm phải đương đầu với cuộc sống nên cuộc sống già dặn hơn với bạn bè cùng trang lứa. Chính vì thế mà họ sớm nhận thức đúng đắn trước những vấn đề của thời cuộc lúc bấy giờ. Họ nhạy cảm với nỗi đau mất nước và thấm thía với nỗi khổ cực của nhân dân nô lệ.
Khi xây dựng hình tượng người anh hùng của mình, nhân dân ta luôn dành cho họ những tình cảm trân trọng và thân thương nhất. Trước khi đến với Hai Bà Trưng, mỗi nhân vật đều có một hành trang khác nhau. Người thì cha mẹ bị giết hại phải lẩn trốn, người thì thất vọng trước cảnh quân giặc tàn ác, người thì bị giặc Ðp gả cưới. … Nhưng cuối cùng họ cùng hướng về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với hai mục đích là bất mãn trước hoàn cảnh của dân tộc là nỗi đau mất nước cộng với thù nhà. Chiến tích của họ cộng với lòng dân cho nên họ đã làm nên rạng danh cho đất nước. Cuối cùng do hoàn cảnh lịch sử đều bị thất bại, họ đã anh dòng hi sinh, nhưng hình tượng và tinh thần của nhân vật này thì không bao giờ chết. Họ đã trở thành những vị thánh cao cả và bất diệt, đại diện cho sức mạnh, biểu tượng cho trí tuệ, tinh thần đoàn kết, niềm tin và mơ ước lớn của cộng đồng trong công cuộc giữ nước và cải tạo hoàn cảnh sống.