Không gian cụ thể.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 74)

3. Không gian nghệ thuật.

3.1. Không gian cụ thể.

Không gian cụ thể trong các truyền thuyết mà chúng tôi sưu tầm, khảo sát được về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên, chúng tôi nhận thấy rằng: Không gian cụ thể thường gắn với các hành trạng của các nhân vật như: Quê quán nơi chiến đấu và nơi hy sinh.

- Về quê quán: 100% các nhân vật đều có quê quán và nơi xuất thân cụ thể(xem bảng phụ lục ở cuối luận văn).Mặc dù nhiều tướng lĩnh không phải ở Hưng Yên như tướng Trần Thị Mã Châu, Bát Nàn công chúa, Hùng Dũng Trấn Quốc và ả Nàng công chúa… nhưng truyền thuyết vẫn ghi rõ nơi sinh ra, quê quán một cách cụ thể như minh chứng sát thực. Và đặc biệt là nơi các tướng lĩnh tập hợp lực lượng như: Nguyễn Viết Cư, Nguyễn Viết Quang, Nguyễn Viết Võ đến lập nghiệp ở phủ Tiên Lữ, Tướng quân Trần Lữu đến lập nghiệp ở Trang Đào Đầu, huyện Tiên Lữ…

Kể cả các truyền thuyết kể về các địa danh như: Sự tích “Gò ông Lủi”, sự tích Làng Phụng Công, Dốc Yến…… cũng đều có không gian cụ thể. Đây cũng chính là các địa điểm mà ngày nay nhân dân ta đã lập đền thờ tưởng nhớ và thờ phụng các vị anh hùng trên mảnh đất Hưng Yên.

- Nơi chiến đấu và nơi hy sinh:

Nơi chiến đấu của các vị anh hùng thường thì các truyền thuyết không đề cập một cách chi tiết, cụ thể, chủ yếu là ghi lại một cách chung chung, chẳng hạn: “Ngày hôm Êy, Trưng Vương cho quân tiến đánh, các nữ tướng đi tiên phong,

hịch đi khắp nơi, hai ông đã mang hơn 7 vạn người đến Hát Giang hội kiến..”(Chính Trực linh ứng đại vương). Nhưng bên cạnh đó cũng có một số truyền thuyết có ghi lại nơi các tướng đánh giặc một cách chi tiết, tỉ mỉ như: “Tam Giang lĩnh lệnh, đem quân đi đến địa phận trại Đồng Cầu, Trang Đông Xá, Siêu loại, phủ Thuận An, đạo Bắc Giang liền đóng quân tại đó” (Sự tích thần Tam Giang).

Còn về nơi hy sinh của các tướng lĩnh, chúng tôi thấy trong hơn 20 truyền thuyết đã sưu tầm, khảo sát được thì có tới 16 truyền thuyết nói tới nơi các tướng lĩnh hy sinh và hoá thân: “Thần Tam Giang và mẹ đã chạy xuống bến đò thôn Nguyệt Đức và tất cả chìm xuống sông, (Sự tích thần Tam Giang). Hùng Dũng trấn quốc chạy về đến Phố chợ Trà và rút gươm tự sát…

Việc truyền thuyết kể lại các địa danh cụ thể về nơi chiến đấu và nơi hy sinh như vậy khiến cho truyền thuyết đã mang đậm tính chất địa phương. Nhân dân càng tự hào về quê hương mình đã có những gương mặt anh hùng, trung kiên, bất khuất. Sự xuất hiện của những địa danh cụ thể cũng phần nào làm tôn vinh thêm giá trị của các địa danh mà nay vẫn còn những dấu tích để lại, cũng phần nào lí giải được sự tồn tại của các địa danh mà một thời các tướng lĩnh đã đi qua.

Các địa danh như Phụng Công, Làng Bạc, Gò ông Lủi, Trang Đào Đầu… hiện nay là tên mà truyền rằng một thời Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh đã đặt cho và nó còn tồn tại đến ngày hôm nay cũng phần nào mang dấu Ên, mang các minh chứng lịch sử mà cuộc khởi nghĩa đã để lại trên đất Hưng Yên. Việc kể trên không ngoài mục đích tô đậm tính xác thực của truyện kể, đồng thời làm tăng thêm niềm tự hào về quê hương xứ sở của mình.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w