Kết cấu mang tính chất hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 80)

4. Đặc điểm kết cấu

4.1 Kết cấu mang tính chất hoàn chỉnh

Trong hơn 20 truyền thuyết mà chúng tôi sưu tầm và khảo sát được thì có tới 18 truyền thuyết có kết cấu hoàn chỉnh. Bởi lẽ, mỗi một truyền thuyết là một câu chuyện về một nhân vật nào đó. Đọc những truyền thuyết đó, người đọc, người nghe cảm giác như đang tiếp xúc với một dị bản của cùng một câu chuyện. Sở dĩ các câu chuyện đó lại có cốt truyện tương tự giống nhau. Điều đó cũng dễ hiểu bởi lẽ các câu chuyện đó đều xuất phát từ việc trọng đại “nợ nước, thù nhà” mà ở đây lại cùng đánh giặc Tô, cùng hướng về Hai Bà Trưng, sát cánh bên Bà đứng lên khởi nghĩa. Vì vậy, về cơ bản là chúng giống nhau và có chung một sơ đồ kết cấu. Từ những chuyện: (Sĩ Nhiếp, gò ông Lũi, Sự tích làng Phụng Công, Trung Quốc hiển ứng……)

Môtip về sự thụ thai thần kì(12 truyền thuyết chiếm 56%, với 18 nhân vật chiếm 80%).

- Nhân vật có tướng lạ ngay từ lúc lọt lòng(Mắt phượng, mày ngài, sức mạnh phi thường)

- Động có để các nhân vật anh hùng đứng lên khởi nghĩa đó là “Nợ nước, thù nhà” cùng đánh đuổi giặc Tô Định.

Phần II. Quá trình tham gia khởi nghĩa

Qúa trình tập hợp lực lượng: Trong giai đoạn này, mỗi nhân vật có một cuộc hành trình riêng, có một cách tập hợp lực lượng riêng. Tuy nhiên ở trong các truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở Hưng Yên, các tướng lĩnh không hoàn toàn là người Hưng Yên, nhưng có duyên nợ, họ đã chọn mảnh đất Hưng Yên nh một nơi sống, chiến đấu và về cõi vĩnh hằng. Qúa trình tập hợp lực lượng có thể chia thành 3 nhóm sau:

+ Tập hợp lực lượng ngay tại địa phương

+ Tránh sang vùng đất khác để tập hợp lực lượng

+ Tìm đến chốn của Phật sau đó cùng nhân dân địa phương dấy binh (Bà Trần Thị Mã Châu, Nguyễn Trung, Bà Động Tần Loan…..)

Quá trình dấy binh theo lời hiệu triệu của Hai Bà Trưng đánh quân Tô Định(lần thứ nhất).

Chiến thắng quân Tô Đinh, Bà Trưng lên ngôi phong chức tước cho tất cả các tướng lĩnh. Sau đó, các nữ tướng người thì trở về quê hương, người cùng nhân dân làm ăn sinh sống, người thì ở lại phụng sự hai bà.

Quá trình dấy binh lần thứ 2 chống lại quân Mã Viện.

Phần III. Kết thúc câu chuyện của các nhân vật

Hai Bà Trưng thất bại hy sinh, các anh hùng đều hy sinh sau khi đã chiến đấu quyết liệt với kẻ thù. Tuy nhiên cách hy sinh của mỗi người đều có sự khác nhau.

Các tước hiệu mà đời sau phong cho các nhân vật anh hùng. Chuyện các vị anh hùng hiển linh âm phù cho dân, cho nước.

* Nhận xét:

Nhìn vào lược đồ kết cấu chung ở trên về các truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở Hưng Yên, chúng tôi có thể thấy đây là mô hình kết cấu chung hành động của nhân vật. Hành động này được quy định bởi sự kiện lịch sử thời đại Hai Bà Trưng. Do vậy mà ngay từ hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật cùng những chi tiết lịch sử cụ thể, thời gian và không gian luôn được xác định. Cho đến khi các vị anh hùng qua đời thì không gian và thời gian trong truyền thuyết vẫn là không gian và thời gian lịch sử. Và chúng ta đều biết rằng, truyền thuyết có nhiều yếu tố hoang đường, hư cấu, và cũng có yếu tố thêu dệt, bay bổng như trong chuyện cổ tích nhưng không có một phép màu nào đảo được sự thật lịch sử là các anh hùng đã hy sinh thì sẽ không bao giờ sống lại được nữa. Mà ở đây các tác giả dân gian đã chắp thêm đôi cánh cho các anh hùng đó là sự vĩnh hằng, vĩnh cửu, các vị anh hùng vẫn còn sống mãi trong đời sống tâm linh của nhân dân ta, dân téc ta nói chung và của người dân Hưng Yên nói riêng.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w