Môtíp về sự hoá thâ n âm phù.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 67)

1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, các môtíp sử dụng trong truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên.

1.2.4 Môtíp về sự hoá thâ n âm phù.

Trong quan niệm của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm không bao giờ chết. Nghịch lý thời gian có hạn của đời người và tâm lý yêu mến, cảm phục, không muốn người anh hùng phải chết được giải quyết môtip hoá thân. Cái chết đó đã để lại ánh hào quang rực rỡ cho muôn đời, trở thành biểu tượng cho cái đẹp, cho tinh thần quả cảm hiên ngang. Sự thật lịch sử là trong cuộc chiến đấu với

Với cảm hứng tôn vinh quá khứ dân tộc một cách tuyệt đối, nhân dân không muốn kể cho con cháu nghe một kết cục bi thảm, đau xót đến như vậy. Qúa khứ phải trở thành nguồn động lực lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho hậu thế. Chính vì vậy, tác giả dân gian không để các anh hùng hy sinh một cách bình thường. Dân gian với cả tấm lòng yêu mến, xót thương và ngưỡng mộ đã gán cho các nữ anh hùng những cái chết, sự hoá thân thiêng liêng. Đây là kết cục chúng ta thường thấy trong các tác phẩm cùng thể loại. Chuỗi truyền thuyết của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên cũng không nằm ngoài quy luật đó, các tác giả dân gian Hưng Yên cũng đã để các anh hùng được hoá thân theo nhiều hình thức khác nhau. Chóng ta có thể thấy mấy dạng nh sau:

• Môtip hoá thân đột ngột

• Môtip xuất hiện đống mối đùn thành mô trên thi thể các anh hùng

• Mô tip dòng sông trở lên thiêng liêng, nơi người anh hùng trẫm mình

• Mô tip người anh hùng hoá thân nh sự trở về tiền kiếp

• Mô tip sau khi chết, người anh hùng hoá thân sang một kiếp khác

Người anh hùng đã hoá thân và để lại trong lòng nhân dân biết bao sự yêu mến, kính phục. Thông qua đời sống tâm linh, những người anh hùng luôn tồn tại trong tâm thức của con người. Những nơi người anh hùng đi qua đều có Đền, Đình, Miếu phông thờ từ bao đời nay, họ đã trở thành một lực lượng siêu nhiên, luôn che chở cho dân làng. Với quan niệm sống ở đâu, dân yêu khi chết sẽ về đó, vì vậy trong các truyền thuyết của mình, người anh hùng luôn tồn tại một cách thiêng liêng và sống mãi mãi trong lòng của nhân dân.

Nhận xét:

Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng sự hoá thân của các anh hùng được tác giả dân gian ở Hưng Yên miêu tả rất phong phú và đa dạng. Khi chết, anh hùng hoá theo tiếng sấm sét, mây gió kéo đến ầm ầm (mẹ con bà Hồng Nương, Ngọ Ngải đại vương và Nguyệt Nga công chúa, các vị thuỷ thần chính trực và Đức minh hiển, tướng quân Nguyễn Trung, ông Nước, ông Đình, Tướng quân Trần Thị Mã Châu và Bà Động Tần Loan). Đây là cách hoá thân phổ biến nhất mà chúng tôi thấy được.

các vị sẽ trở thành bất tử – hoá theo dải mây vàng (mẹ con bà Hồng Nương). Hoá thành Rồng bay lên trời(chính trực linh ứng và Đức Minh hiển hựu đại vương). Hoá thành con rết rất to bay lên (Nguyễn Trung). Hoá dưới sông (6 vị thủy thần, Thần Tam Giang, Bến Nước đại vương, và Đình đại vương)…….. Các vị anh hùng không chết nh những người trần tục mà biến từ hình hài con người trần thế thành hình dáng của đấng tự nhiên mà trở thành bất tử trong không gian và thời gian.

Đặc biệt, sau khi hoá thân, họ vẫn luôn bên cạnh nhân dân, từ việc âm phù cho các triều đại sau này đánh giặc cứu nước cho đến việc giúp dân làm ăn cầu đảo mưa thuận gió hoà, che chở cho cuộc sống của nhân dân.

Nh vậy, cách thể hiện các môtip hoá thân âm phù của các nhân vật anh hùng giúp cho kết cấu chuyện thống nhất liền mạch. Người anh hùng là sản phẩm của tự nhiên và con người, nay trở về sống với tự nhiên, tất nhiên họ sống với tự nhiên. Trong khi đó, tự nhiên mãi mãi luôn hiển hiện quanh ta nên người anh hùng không bao giờ chết.

Vả lại, sự hoà điệu với tự nhiên vốn là triết lí văn hoá phương đông, nhưng cũng làtriết lí văn hoá của Việt Nam. Quan niệm nh thế nên khi người anh hùng hoá thân bao giờ cũng có gió, mưa, sấm sét nổi lên, trong chốc lát, trời đất lại quang sáng bình thường. Điều này thường liên quan đến phần đầu là khi sinh nở được trời, Phật giúp đỡ thì lại trở về trời. Còn một số vị anh hùng lại trở về với không gian sông nước nh (6 vị thuỷ thần, thần Tam Giang, ông Nước…) Bởi lẽ khi các vị anh hùng đầu thai đều bắt nguồn từ nước thì nay lại trở về với nước. Đây là sự kết nối liền mạch, cách lý giải tài tình của các tác giả dân gian xưa. Họ sinh ra từ Tự Nhiên, trở về với Tự nhiên, thành khí thiêng liêng sông núi, hồn thiêng dân tộc, trường tồn với lịch sử. Chết tức là mở ra một cuộc sống mới với cấp độ tinh thần cao hơn, người anh hùng được xây dựng để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân, trở thành bất tử.

Mặt khác, tác giả dân gian muốn chữa lại kết cục bi thảm của thực tế.Với nhân dân, người anh hùng không mất đi mà họ chỉ đi từ cõi trần vào cõi linh thiêng, trở thành thần thánh theo quan niệm: “Sinh vị tướng, tử vị thần”

này có dạng tương tự các nhóm truyền thuyết khác cùng thời. Theo định nghĩa của Vexelopski thì “đó là những công thức nguyên sơ” “Những đơn vị trần thuật bằng hình tượng”, “Những khái quát sơ khai bằng hình tượng” để giải đáp những câu hỏi tự nhiên và đời sống xã hội đặt ra cho con người. Những môtip này có khả năng biến hoá và nhào nặn thông qua bàn tay và trí óc tài tình của các tác giả dân gian Hưng Yên nói riêng với thể hiện các môtip Êy, chóng ta thấy rằng nó không đi ngoài đặc trưng thể loại và đặc biệt là khả năng hòa lẫn trong các câu chuyện truyền thuyết của chúng ta. Đây là một thành công, một điểm đáng chú ý mà các truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở Hưng Yên đã thể hiện.

2. Thời gian nghệ thuật.

Trong những truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Hưng Yên đã được sưu tầm, khảo sát, chúng tôi thấy rằng thời gian nghệ thuật trong các truyền thuyết đó không đi lệch khỏi những đặc trưng chung của yếu tố thời gian trong truyền thuyết dân gian. Yếu tố thời gian này được thể hiện rất rõ trong từng tác phẩm và cụ thể đó là:

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w