Không gian sông nước.

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 78)

3. Không gian nghệ thuật.

3.3. Không gian sông nước.

Có lẽ, ngay từ thuở khai sinh lập địa, nước đã gắn bó rất mật thiết với con người Việt Nam, nước còng cho ta cuộc sống, cơm ăn nhưng cũng là nơi tiềm tàng của bao mối nguy hiểm. Kí ức của nỗi ám ảnh về những trận lụt lội đã được lưu giữ trong huyền thoại lụt lội ở khắp nơi trên thế giới mà thần thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cũng không nằm ngoài nỗi ám ảnh này.

Trong các truyền thuyết của người Việt, đã có rất nhiều truyền thuyết nói đến nỗi giao hoà giữa con người và sông nước. Bởi trong tiềm thức của người Việt thì dòng sông bao giờ cũng Èn chứa sự linh thiêng, nên mới có thuỷ thần, có rồng mẹ, có thuồng luồng, ba ba…… Nhưng trong các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên mà phạm vi đề tài nghiên cứu này thì, sông nước không chỉ là bạn, là đường chiến đấu của các anh hùng mà còn là nơi giao hoà giữa các lực lượng siêu nhiên với các anh hùng và còn là nơi về cõi vĩnh hằng mãi mãi sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Trước hết, ta thấy dòng nước là nơi xảy ra sự kết hợp giữa thần và nước để sinh ra các anh hùng. Câu chuyện tướng quân Trần Lữu và các thuỷ thần đã kể rằng: Một hôm, bà xuống sông Đà Giang tắm mát, trời quang đãng, nắng chãi chang, bỗng mây đen kéo đến, sấm chớp dữ dội, nước sông dâng cao vỗ ầm ầm vào bờ. Bà đang kinh hoàng thì thấy một con Giao Long mình dài hơn ba trượng quấn vào bà. Bà sợ hãi ngất đi, sau đó bà mang thai, được 6 vị thuỷ thần vào đầu thai. Để cứu nước, giúp dân … Trong sự tích Thần Tam Giang, lại một lần nữa ta thấy sự kết hợp giữa dòng sông và con người, chuyện kể rằng: “Một hôm, Bà Tĩnh đi đến bến đò sông Nguyệt Đức để tắm gội, bỗng nhiên, mặt đất sầm lại, sóng gió nổi lên ầm ầm, rồi mét con thuồng luồng bơi đến quấn lấy bà. Bà thất kinh bỏ chạy về chùa và

Nàn công chúa cũng là do một lần nằm mơ có người mời vợ chồng Vũ Công ra bến sông có người gặp, nên mới gặp cây gỗ và bà mang thai sinh hạ ra Vũ Thị Thục….

Nh vậy, hình ảnh dòng sông, bến nước đã trở thành công thức rất quen thuộc, là nơi giao hoà giữa con người và thiên nhiên để từ đó sản sinh ra những vị anh hùng dân tộc. Dòng sông đó đã trở lên linh thiêng và đẹp đẽ hơn khi được tác giả dân gian gửi gắm niềm tin để bắt đầu cho các truyền thuyết của mình. Điều đó cũng là do yếu tố thiên nhiên vì trấn Sơn Nam chỉ có đồng bằng sông nước, không rừng, không biển nên chỉ biết mượn biểu tượng dòng sông làm yếu tố gửi gắm tình cảm của mình. Bên cạnh đó, dòng sông còn trở thành một lực lượng phù trợ cho các anh hùng trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Sự tích thần Tam Giang kể rằng: Sau khi bị Mã Viện đuổi, ông liền đón từ mẫu và phu nhân cùng xuống thuyền ở bến đò sông Nguyệt Đức, Quân Hán cũng vừa đuổi đến nơi, Tam Giang liền dùi thủng thuyền cho chìm xuống sông. Cả 3 mẹ con tức thời cùng hoá. Bỗng chốc nước sông nổi sóng giữ dội, các loài thuỷ quái như: Rùa, Rắn, Thuồng Luồng, Ba ba và giải đều nhảy lên mặt nước. Quân Hán thấy rất kinh sợ.

Chuyện về mẹ con bà Hồng Nương cũng kể rằng: Sau khi chấn chỉnh quân ngũ bà liền cử Phổ Hộ và Linh Lôi phụ trách hai đội thuyền chiến đấu đi tuần tiễu trên các sông lớn phòng quân Hán đánh úp sau lưng và đã chọn bãi Bồng Cời làm nơi tập luyện, vừa sản xuất, vừa canh tác chuẩn bị đánh giặc. Bến nước đã từng làm thuỷ tào đại tướng quân. Ba anh em Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Viết Cư, Nguyễn Viết Võ tương truyền đã đánh hàng trăm trận trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt hàng vạn tướng quân của Tô Định.

Đặc biệt, trong các truyền thuyết trên, chúng tôi thấy dòng sông đã trở thành một miền không gian thiêng khi nhiều tướng lĩnh đã chọn đó là nơi gửi mình sau khi đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng với kẻ thù xâm lược. Các vị anh hùng gieo mình, dòng sông bình thường bỗng hoá thiêng với những hiện tượng kì lạ. “Nàng Nguyệt Nga chạy đến sông Thạch Trụ, huyện Đông Ngàn, xuống chiếc thuyền nhẹ chạy về đến con sông nhánh ở Trung Hoà. Trời bỗng nổi cuồng phong, trong người nàng bay ra một cột lửa dài đến nhà Hội đồng ở khu Trung Hoà rồi biến mất. Sau

linh ứng đại vương và Đức Minh hiển hựu Đại Vương sau khi chạy về đến An Khê, 2 ông đã xuống thuyền tắm ở cửa ngoài cống khẩu. Trong lúc đang tắm, trời bỗng kéo mây đen kịt góc trời, dưới nước sóng cuộn ầm ầm, trên trời sấm rền rung động. Trong mình 2 ông hiện hai con Rồng đen, rồi hoá ra 2 người bay lên không trung đi mất. Ông Nước cũng tự hoá khi mà nước sông dâng lên các loài thuỷ tộc như: Thuồng luồng, ba ba, cá sấu, cá mập, rùa đều chầu vào cung…. Không phải ngẫu nhiên mà các bậc anh hùng đã chọn cách hoá, cách trẫm mình nơi sông nước như vậy. Phải chăng, chọn cách giải quyết nh vậy, tác giả dân gian mong muốn rằng linh hồn của các tướng lĩnh sẽ mãi mãi vĩnh hằng cùng sông nước. Hơn nữa, các tác giả cũng muốn lí giải rằng, một số vị anh hùng đã sinh ra do sự kết hợp hài hoà cùng sông nước (phần trên) thì sẽ trở về cùng sông nước. Đây là sự kết thúc rất hài hoà, trọn vẹn. Dòng sông không mất đi, nước không bao giờ cạn và các anh hùng sẽ sống cùng non sông, đất Việt

Một phần của tài liệu khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w