Thời gian

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 36)

Không gian, thời gian giao tiếp là nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ xưng hô trong giao tiếp. Thời gian “là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian, trong đó vật chất vận động, phát triển không ngừng); là khoảng thời gian nhất định xét về mặt dài ngắn, nhanh chậm của

nó; là khoảng thời gian trong đó diễn ra sự việc từ đầu đến cuối” [33 ;939]

Thời gian trong tác phẩm văn học chính là thời gian nghệ thuật, là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu sự việc đến lúc kết thúc sự việc.

Thời gian chi phối việc sử dụng các TXH của các nhân vật trong tác phẩm văn học. Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố thời gian được nhắc tới trong hầu hết các thời điểm trong một ngày từ sáng sớm tới đêm khuya. Trong khoảng thời gian đó, nhân vật là người nông dân không mấy khi được thảnh thơi, thoải mái.

Từ lúc “gà gáy một tiếng” thì mọi người dân đã chuẩn bị ra đồng làm. Đến chiều tối, “các nhà đã đóng cửu im ỉm, không đâu còn chút đèn lửa. Những kẻ cày sâu cuốc bẫm suốt ngày mệt nhọc, khi ấy đều phải “trả nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mắt” để nuôi sức làm việc cho ngày mai. Trừ xóm Lý trưởng, các xóm khác

đều im phăng phắc như cánh đồng không…” [37; 97]. Chị Dậu thì lo trăm thứ

việc, lo sưu thuế cho chồng, thương con gái bị bán cho Nghị Quế…

Thời gian ban đêm, lúc trời tối, không có trăng là lúc chị Dậu gặp nhiều biến cố. Đây là những quãng thời gian chi phối cách sử dụng từ xưng hô của nhân vật:

“- Con mẹ này thức hay ngủ? Đi lên quan đòi.(…)

- Hãy vào trong giường này đã… mày đánh lính trong khi làm việc

phận sự, tội nặng lắm… Vào đây…rồi tao châm chước đi cho.” [37;159]

Cũng vào thời điểm đêm khuya, “Đêm ấy, vào tiết đầu thu… những

giọt mưa ngâu rả rích như khêu cơn buồn cho kẻ xa nhà…” [37;172]

Chị Dậu lại gặp biến cố khi quan cố mò tới phòng chị giở trò dâm ô:

“- Ai đấy?(...)

- Bẩm cụchúng con là phận tôi tớ” [37 ;173]

Một phần ý nghĩa của các TXH được thể hiện ở chỗ nghĩa ngôi của TXH, và từ đó là nghĩa của toàn bộ phát ngôn được xác định hoàn toàn phụ thuộc vào không gian và thời gian diễn ra cuộc giao tiếp. Nếu thoát ly ngữ cảnh thì khó có thể xác định một cách đúng với thực tế nghĩa ngôi của TXH trong các phát ngôn.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 36)