Không gian

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 32)

Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, có sự tham gia của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố không gian, thời gian diễn ra giao tiếp. Phương thức xưng hô là cách thức lựa chọn các phương tiện xưng hô sao cho phù hợp với không gian, thời gian giao tiếp nhằm mang lại hiệu quả diễn đạt trong giao tiếp.

Không gian “là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với thời gian), trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở trong cái kia”[33;551]

Không gian “là khoảng cách không gian bao trùm mọi vật xung quanh

con người” [33;551]

Không gian trong tác phẩm văn học chính là không gian nghệ thuật, ở đó nhân vật xuất hiện và xảy ra những diễn biến trong cuộc đời nhân vật. Đó là không gian rộng (không gian xã hội) và không gian hẹp (không gian trong gia đình, nơi ở của nhân vật). Không gian trong tác phẩm chi phối mạnh mẽ đến việc giao tiếp và việc dùng từ xưng hô.

Ngay trang đầu tiên của tác phẩm, Ngô Tất Tố đã đưa người đọc đến với không gian làng quê mùa thu thuế:

“...Vì cổng làng chưa mở, chúng phải bố trí quãng đứng rải rác ở hai

vệ đường giống như một lũ phu cờ chờ đón những ông quan lớn.

Dưới bóng tối của rặng tre um tùm, tiếng trâu thở phì phò, tiếng bò đập đuôi đen đét, xen với tiếng người khạc ho húng hắng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cảnh tượng điếm tuần thình lình hiện ra trong ánh lửa lập lòe của chiếc mồi rơm bị thổi. Cạnh dãy sào, giáo ngả nghiêng dựng ở giáp tường,

một lũ tuần phu lố nhố ngồi trên lớp chiếu quăng quèo…” [37;7]

Đó là một khung cảnh ảm đạm, nặng nề của làng quê. Tác giả nêu ra không gian đó và người đọc đặt câu hỏi tại sao lại có cảnh tượng như vậy ở làng này? Lý giải hiện tượng người dân quê và trâu bò ngồi chờ ở cổng làng, tác giả đưa ra đáp án: mùa thu thuế. Đó là không gian lớn, không gian làng Đông Xá. Trong khung cảnh đó, những người dân Đông Xá có cuộc sống như thế nào. Và đây là cảnh nhà Chị Dậu:

“… Nếp nhà tranh lủn củn nấp dưới rặng tre là ngà, lặng lẽ úp lấy khu

đất dề thành và kín đáo náu trong một xóm cuối làng Đông Xá, đứng xa ngó lại, có thể nhầm với nơi nhốt lợn hay chứa tro; đó là nhà của Nguyễn Văn Dậu…

…Ở giữa nhà, chiếu rách thủng xộc xệch phủ trên tấm phản long đinh..” [37 ; 21-22]

Nhà không có thứ gì đáng giá nhưng ở đó có tình yêu thương của những người trong gia đình:

Tình cảm vợ chồng:

“ Thế nào? Thày em có mệt lắm không? Sao về chậm thế? Trán đã

nóng lên đây mà!” [37; 27]

Sự hiếu thảo của con với cha mẹ:

- U đã về ạ! Ông Lý đã cởi trói cho thày con chưa hử u! Cái nón của u làm

sao bị rách tan tành thế ấy? Tay u làm sao lại phải buộc giẻ thế kia?” [37; 70]

Tình cảm chị em của những đứa trẻ rất gắn bó, nhưng phải xa nhau. Chúng xưng hô bằng tên riêng kết hợp với ngữ khí “nhé” và “ạ” đã tạo cho lời nói thân mật và nặng tình:

Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây. Chị sang

ở với cụ Nghị kia đây. Từ rày trở đi, chị không được ẵm Tỉu nữa. Bao giờ Tỉu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dần có thương chị không? Dần có nhớ chị không? U bán chị rồi.

Dần ở nhà chơi với Tỉu vậy. khóc thì Dần dỗ , không được đánh đấy

nhé. Bao giờ lớn rồi thì Dần rủ nó sang cụ Nghị với chị. Thôi, Dần ở nhà,

chị phải đi với u đây, chị không được về nữa đâu, Dần ạ!”. [37; 77]

Không gian của những người dân quê lúc nào cũng tẻ ngắt, buồn vắng. Những người nông dân như chị Dậu quanh năm nghèo đói. Nhà cửa lụp xụp, xác xơ “như nhà nhốt lợn”. Trong nhà, từ gian chính, gian bếp đến gian buồng không có thứ gì đáng giá. Đồ vật thì thứ nào cũng bẩn, cũ và rách nát. Ngô Tất Tố miêu tả không gian sống cuả nhân vật thật chân thực và sống động. Phải am hiểu và yêu thương những người dân quê nhà văn mới có được những trang viết đầy tình cảm đến thế.

Đối lập với khung cảnh gia đình chị Dậu là cảnh nhà Nghị Quế: “Nó là một đám bung xung nhọn như ngọn tháp, hùng dũng úp trên đoàn bịch vựa đồ sộ,

dường như phô nhà mình thóc để hàng bốn, năm mùa” [34;35]. Qua cổng là “sân

gạch Bát Tràng”, trong nhà có “hoành phi”, “độc bình men đỏ”, “tủ chè”, “sập

gụ”… Sự tương phản giữa người giàu và kẻ nghèo hiện lên thật rõ.

Còn không gian nhà quan huyện: “Trên chiếc tủ đứng, ngọn đèn măng sông im lặng tỏa ra ánh sáng xanh lè… màn tuyn … giường Hồng Kông… bức chăn gấm…” [37;158]

Miêu tả không gian sống của các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn thể hiện sự đối lập của những cảnh giàu - nghèo. Vợ chồng chị Dậu quanh năm làm lụng vất vả, vậy mà không đủ cái ăn, cái mặc chứ nói gì đến mua sắm vật dụng trong nhà. Đến kì sưu thuế, chị phải bán cả con, cả chó, cả gánh khoai mà vẫn chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng. Trong khi đó, nhà các quan lại thì trang hoàng lộng lẫy. Với tâm lý của kẻ nghèo như chị Dậu là sợ kẻ giàu, sợ quan huyện. Bước vào khung cảnh lộng lẫy như vậy, chị càng khép nép. Vì thế, trong xưng hô với những người thuộc về không gian đó, chị Dậu luôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khúm núm, kính trọng họ. Chị xưng con, cháu và hô cụ, hai cụ, quan lớn…. Chủ nhân của khung cảnh đó càng được đà, càng giương oai, hách dịch, trịch thượng với cách xưng hô tự nhận mình là ông,, nhiều lúc xưng tao và hô

mày với người dân để tỏ ý khinh thường:

“- Con mẹ kia! Bán con bán cái thế nào? Vào mà nói chuyện với

bà!...(…)

- Thưa lạy hai cụ, nhà con túng quá, xin hai cụ cứu giúp chúng con. (…)

- Chẳng cứu với vớt gì cả? Mày bán đứa con gái tao mua!..” [37; 42]

Không gian đình làng: “Những con trâu, bò bị bắt và bị kí giam chỏng gọng nằm dưới ánh nắng, uể oải nhai những rễ khoai hoặc cỏ héo của chủ ban cho.

Một lũ đàn bà chờ đợi nộp thuế, lê la ngồi khắp thềm đình.

Đàn chó chui trong gậm đình, chực cướp xương rơi, con nọ cắn con kia í ẳng. Trên đình, ăn uống đã tàn.

Chánh tổng ngậm tăm nằm cạnh bàn đèn, hai mắt lim dim dở ngủ...” [37;52-53]

Phía góc đình là: “hơn mười anh trai đinh doãi chân ngồi sắp hàng sau đám mâm bát lổng chổng. Ai cũng như nấy, khuỷu tay gô vào chấn song bởi

một sợi dây thừng kếch xù” [37;56]

Đình làng - không gian mang tính quy thức xã hội, nơi làm việc của các

chức việc” trong làng thì hỗn tạp, lộn xộn, không có trật tự không theo quy

tắc nào. Các “chức việc” trong làng ra đình làm việc, vừa thu thuế, vừa hút thuộc phiện, rồi uống rượu và cãi nhau. Tính quy thức đã bị phá vỡ. Vì vậy, trong các cuộc giao tiếp không có quy tắc xưng hô. Các quan làng cãi chửi nhau lung tung.

Đây là lời của Phó Lý nói với con dân:

“… Con mẹ đĩ Dậu! Mày có câm đi, không thì ông vả vào mồm bây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đởn với nhau ở đấy? Đàn bà thối thấy, suốt năm có một suất sưu của chồng

mà cũng không chạy nổi, lại còn nỏ mồm… “thày em” với “thày anh” gì?...

Ngứa cả tai chúng ông!” [37;57].

Không gian vốn nghiêm túc (đình làng) đã bị các quan chức trong làng biến thành không gian bát nháo, lộn xộn và hỗn độn. Vì thế, làm gì có cái thứ gì là đúng mực, tử tế khi con người phải sống trong không gian đó?

Tóm lại, không gian trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố có cả không gian làng quê, có cả không gian huyện đường, phố huyện. Nhưng dù ở không gian nào, người nông dân cũng vất vả, khổ sở và nghèo đói, không gặp cảnh khổ này thì lại gặp cảnh khổ khác. Trong khi đó, tầng lớp quan lại địa chủ thì tham lam, thủ đoạn, hống hách, trịch thượng và dâm ô.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)