Tình hình nghiên cứu về Tắt đèn

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 29)

Ngay từ khi ra đời, tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã thu hút giới nghiên cứu về bình diện văn học.

Trước năm 1945, các nhà nghiên cứu văn học nghiên cứu Tắt đèn ở giá trị hiện thực của tác phẩm. Trên báo Thời vụ năm 1939, tác giả Vũ Trọng Phụng đánh giá: “Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội, một áng

văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy”. Tác giả bài báo cũng

khẳng định: không ai khác, chính Ngô Tất Tố là người có đủ tư cách và đủ thẩm quyền để viết về Tắt đèn. Trong bộ Nhà văn hiện đại, tác giả Vũ Ngọc Phan đề cập đến giá trị nghệ thuật và tính nhân bản của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Cùng thời, các nhà nghiên cứu như Hải Triều, Vũ Trọng Phụng, Trần Minh Tước cũng rất ca ngợi giá trị của Tắt đèn.

Sau năm 1945, giới nghiên cứu quan tâm hơn tới dòng văn học hiện thực phê phán và tác phẩm Tắt đèn được đánh giá là một trong những tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm tiêu biểu nhất. Trong Bình luận văn học 1958 - 1963, nhà nghiên cứu Như Phong có bài “Tắt đèn của Ngô Tất Tố, một tác phẩm sâu sắc nhất về

nông dân nước ta trước cách mạng”. Tác giả bài viết đã đối chiếu Tắt đèn với

các tác phẩm đương thời và cùng viết về đề tài người nông dân, từ đó nêu ra những dẫn chứng và chứng minh Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất,viết về người nông dân với nỗi thống khổ do tội ác của thực dân phong kiến

Tiếp đến là công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Đàn và Phan Cự Đệ “Bước đường phát triển tư tưởng và nghệ thuật của Ngô Tất Tố” (1962). Năm 1973, trên Tạp chí Văn học Sài Gòn, tác giả Vũ Bằng có bài “Về một truyện

dài nổi tiếng nhất của Ngô Tất Tố - Truyện Tắt đèn”. Trên Tạp chí văn học số

3 năm 1990, tác giả Đỗ Kim Hồi có bài “Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố”. Năm 1993, tác giả Phan Cự Đệ có công trình “Ngô Tất Tố trong sự

nghiệp đổi mới hômnay”, Ngô Tất Tố với chúng ta.

Tác phẩm đã được hơn 30 nhà xuất bản trên cả nước xuất bản và tái bản nhiều lần. Tác phẩm còn được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Nga, Pháp, Anh và Hung-ga-ri.

Như vậy, các công trình nghiên cứu về Tắt đèn rất thành công và phản ánh được nhiều phương diện của tác phẩm và khẳng định tài năng của nhà văn - nhà nho Ngô Tất Tố.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 29)