Dựng lại bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 83)

Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố được bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 1936 và hoàn thành vào năm 1939. Tác phẩm đã tái hiện lại không khí những năm đó ở làng quê Việt Nam. Đó là cảnh những người dân quê nghèo khó đến kiệt quệ vì nạn mất mùa kèm theo sưu cao thuế nặng mà bọn địa chủ cường hào đã đề ra. Không những thế, vì không có tiền nộp thuế, người dân phải đi vay với lãi suất cắt cổ hay phải bán cả con. Nhà văn đã dùng nhiều thủ pháp để tái hiện lại hiện thực đó, trong đó có việc dùng TXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong xã hội mà thực dân câu kết với địa chủ cường hào để đàn áp, bóc lột dân chúng thì những người nông dân phải chịu hậu quả nặng nề nhất. Họ “đầu tắt mặt tối” quanh năm mà vẫn không có gạo ăn. Những củ khoai to đã bị mang ra chợ bán hết. Gia đình chị Dậu có những củ khoai giun thay cơm đã là rất quý. Những đối thoại của thằng Dần với mẹ và với chị về việc nó đói bụng thật đáng thương tâm:

“- Nhặt mãi từ sáng tới giờ mới được ba mẩu khoai ranh! Con không

phải tội mà bới nữa. U đi mua gạo mau lên! Hàng xóm nấu cơm trưa rồi, nhà

ta vẫn chửa ăn cơm sáng! Chúng con đói quá!

Ngó con một cách đau đớn, chị Dậu ngọt ngào:

- Con cố nhặt thêm vài chục mẩu nữa, rồi chị nó luộc cho ăn, chứ u

làm gì có tiền đong gạo?

....- Khổ lắm! Bao nhiêu củ ngon củ lành, u đã lựa hết đem bán, ở đây

chỉ còn những rễ là rễ, lấy đâu ra khoai mà nhặt? Cái Tý dịu nét mặt:

- Chả bán thì lấy tiền đâu đóng sưu?... Em hãy chịu khó nhặt đi với

chị! Hãy còn vô khối củ mẫm ra đấy!

- Nhưng mà em còn đói vàng cả mắt, không nhặt được nữa!...” [37 ;26]

Người lớn đã biết và quen chịu đói. Nhưng những đứa trẻ thì không chịu được. Vậy mà cái Tý mới bảy tuổi đã làm được điều của người lớn là chịu đựng cái đói và dỗ dành em cùng chịu. Cách xưng hô thân mật của cái Tý với em đã dỗ được em. Thật đáng thương biết bao cho những đứa trẻ bị cơn đói hoành hành trong nhiều ngày. Trong Tắt đèn có rất nhiều đoạn văn tả thực về cái đói của những người nông dân mà gia đình chị Dậu là điển hình. Cảnh đói đó chúng ta dễ dàng nhận ra qua những cuộc thoại của các nhân vật. Trong cái đói, các nhân vật vẫn thương yêu, đùm bọc nhau. Điều đó thật đáng trân trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyên nhân của cái đói, của nghèo khổ được tác giả nêu ra. Đó là do chính sánh bóc lột của thực dân phong kiến. Qua cuộc giao tiếp của những người chức việc trong làng chúng ta phần nào nhận ra tính khốc liệt của sưu thuế:

“Lý trưởng rung đùi ra bộ đắc ý:

Tôi nói trên có cụ Chánh, có ông cai và đông các ông tất cả: vụ thuế này tôi làm kể cũng cứng lắm. Không cần gì hết, đứa nào trái ý, đánh luôn. Mà cũng có thế mới được. Chúng tôi làm vua làm việc, quanh năm đầu chày đít thớt, chỉ có những lúc “hồng thủy trướng giật” và những khi “sưu thế giới kì” như thế này thì mới có quyền. Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai làng thằng nào bướng bỉnh... đánh chết vô tội vạ.”[37;55]

Đối với dân chúng, không chỉ hành động “đánh”,„trói”, “đánh chết vô

tội vạ” thể hiện việc coi thường tính mạng của người dân mà ngay từ cách

xưng hô, các quan chức việc cũng thể hiện sự khinh thường, coi rẻ nông dân bằng việc dùng từ hô “đứa nào”.

Nạn sưu cao thuế nặng của thực dân và những chính sách tàn bạo của địa chủ đã đẩy những người nông dân vào con đường túng quẫn. Không những không có đủ cơm ăn, họ còn phải bán con, gia đình chia lìa tan tác. Cái Tý mới bảy tuổi mà chị Dậu phải rứt ruột đem bán mong có tiền nộp sưu. Cảnh cái Tý phải chia tay các em để theo mẹ sang nhà Nghị Quế thật thương tâm.

“- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn

nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

... Dần có thương chị không?Dần có nhớ chị không? U bán chị rồi.

Dần ở nhà chới với Tỉu vậy. khóc thì Dần dỗ nó, không được đánh nó đấy

nhé. Bao giờ nó lớn thì Dần rủ nó sang nhà cụ Nghị với chị. Thôi, dần ở nhà,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thằng Dần níu lấy áo chị và khóc rầu rĩ:

- Chị phải ở nhà với em! Em không cho chị sang nhà cụ Nghị. Nếu chị

sang nhà cụ Nghị rồi thì em chơi với ai?” [37;77]

Những đứa con của chị Dậu thật tội nghiệp. Chúng là nạn nhân đau khổ nhất của nạn sưu thuế và nạn cho vay nặng lãi. Ước mơ của chúng thật giản đơn: chị em được chơi với nhau, vậy mà chị Dậu, vì túng thiếu, cùng quẫn cũng không thực hiện được cho các con. Cảnh đó chỉ thấy ở nông thôn nước ta những năm trước cách mạng tháng tám. Phải chứng kiến những cảnh đau lòng đó, nhà văn mới tả đến chân thực như vậy. Hơn nữa, nhà văn đã thấu hiểu nỗi thống khổ của những người dân quê và tái hiện lại trên những trang viết thật chân thực và xúc động. Những từ xưng hô của các nhân vật phần nào nói lên điều đó.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhà văn cũng đã phơi trần bộ mặt của quan lại, địa chủ trong thời kì mà chính chúng tạo nên những quy định, những chế độ bóc lột tàn bạo. Nghị viên thì keo kiệt bủn xỉn, nhiều mánh khóe để thu lợi. Trong cảnh mua bán với chị Dậu, hai vợ chồng Nghị Quế dùng mọi thủ đoạn, vừa đấm vừa xoa, ép chị Dậu bán con bán chó với giá rẻ mạt:

“- Tiền tao có phải vỏ hến đâu mà quẳng cho mày bây giờ? Dễ tao hám

lãi của mày lắm đấy? Thôi, thế này: chó non tao cũng mua vậy. Bắt cả con

chó cái và đàn chó con sang đây, tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia

một đồng là hai... Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu. Lại khỏi nuôi chó, khỏi

nuôi con, sướng nhé!” [37;46]

Lợi dụng thời cơ nhằm đục nước béo cò, địa chủ thực hiện việc cho vay nặng lãi. Vì muốn đóng triện vào văn tự phải mất một đồng bạc để nhận thực mà chị Dậu phải cấy trừ nợ cho Lý trưởng:

“ - Mày định cấy trả nhà tao bao nhiêu?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đồng bạc một mẫu thế ra một hào một sào kia à? Không được! Phải một mẫu rưỡi.

- Ông dạy như nào con cũng xin vâng.”[37;69]

Ngô Tất Tố không ngần ngại vạch rõ nguyên nhân khổ cực của những người nông dân là do sự bóc lột tàn ác của thực dân và phong kiến. Vì nguyên nhân đó mà cuộc sống của những người nông dân trở nên kiệt quệ. Tuy vậy, trong cảnh sống túng quẫn đó, những phẩm chất cao đẹp của họ vẫn sáng ngời. Họ rất thương yêu, đùm bọc và sống vì nhau, hy sinh hết thảy vì nhau.

2.5. Tiểu kết

1. TXH qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố rất phong phú, đa dạng. Chúng mang những đặc điểm chung của TXH trong tiếng Việt với các ĐTNX (TXH chuyên dụng) và các TTT, từ chỉ chức danh, nghề nghiệp, từ chỉ tên riêng (lâm thời). Trong quá trình các TXH đi vào cuộc thoại của các nhân vật, chúng chịu sự chi phối của các yếu tố không gian và thời gian.

2. Kết quả thống kê các TXH qua lời thoại nhân vật trong Tắt đèn bao gồm: các TXH là từ đơn và các TXH là từ ghép cùng với các TXH là tổ hợp từ/ngữ, mà trong đó, các TXH là từ ghép chiếm số lượng lớn nhất. Khảo sát các TXH qua lời thoại nhân vật trong Tắt đèn cho thấy các TXH qua lời thoại nhân vật được quy về các dạng cấu tạo điển hình (trừ các từ đơn). Kết quả thu được là 9kiểu cấu tạo các từ ghép, 10 kiểu cấu tạo các tổ hợp từ.

3. Các TXH trong Tắt đèn được sử dụng dưới sự quy định, ràng buộc của nhiều yếu tố, trong đó có các quy tắc giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp và văn hóa giao tiếp. Do đó, các TXH trong gia tộc được sử dụng rộng rãi ngoài phạm vi xã hội. Cũng do việc sử dụng các TTT trong giao tiếp xã hội mà các TXH đã phản ánh rõ nét quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp. Bên cạnh đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc sử dụng lối một thể hai ngôi, dùng TXH phản ánh giai cấp, các TXH thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày và thuộc phương ngữ Bắc Bộ cũng được Ngô Tất Tố sử dụng.

4. Các TXH qua lời thoại nhân vật trong Tắt đèn còn thể hiện vấn đề quyền lực ngôn ngữ. Trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vấn đề người có quyền lực xã hội sẽ quy định những chuẩn mực xã hội. Những người có quyền thế ấy lại là những kẻ bóc lột dân chúng, vì thế, người dân khó có thể đòi công bằng hay công lý.

5. Mỗi TXH trong tác phẩm Tắt đèn đều có vai trò quan trọng. Đó là một trong những cách thức mà nhà văn sử dụng để mang lại những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Các TXH có vai trò trong định vị xã hội, thể hiện mối quan hệ liên cá nhân, xây dựng lại bối cảnh xã hội nước ta trong những năm 1930 -1945. Với những đóng góp của các TXH mà tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố trở thành tác phẩm tiêu biểu xuất sắc nhất trong trào lưu văn học hiện thực phê phán đương thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

SO SÁNH CÁCH SỬ DỤNG TỪ XƢNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TẮT ĐÈN VÀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO 3.1. Dẫn nhập

Trong dòng văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao và Ngô Tất Tố là những cây bút xuất sắc tiêu biểu và là hai tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà. Các tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tố không chỉ có giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mà con sức chiến đấu mạnh mẽ. Hoàn cảnh xã hội, thời đại, môi trường sống đã tạo nên nhiều nét tương đồng trong các sáng tác của hai nhà văn.

Nam Cao được sinh ra và lớn lên ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cuộc sống của gia đình và những người dân quê lúc bấy giờ vất vả và túng đói. Rời làng quê bước chân vào nghề văn trong lúc tiểu thuyết lá cải lãng mạn thịnh hành là cả một thử thách với chàng trai thư sinh. Nhưng Nam Cao không những không viết theo lối “văn nghệ” đó mà còn khinh ghét thứ văn chương nửa mùa. Trong các sáng tác của nhà văn, luôn luôn hiện lên cuộc sống lam lũ, cơ cực của những người dân quê. Cuộc sống luôn là mảng đề tài lớn cho nhà văn đào sâu và sáng tác. Và Nam Cao đã làm được điều đáng quý theo như cách nói của Lep Tônxtôi: “Cái đáng quý không phải là quả đất tròn, mà

cái đáng quý là biết người ta đã tìm ra được điều đó như thế nào”.

Tác phẩm Chí Phèo nổi lên xuất sắc bởi “đã nói những cái khổ cùng cực của thôn quê với ách cường hào ở trước mắt, với quan lại và thực dân ở

phía sau” [25;65]. Tiếp đó, hàng loạt tác phẩm của Nam Cao ra đời càng

khẳng định tài năng của cây bút hiện thực phê phán. Nhà văn tạo được những nhân vật điển hình, sống động cho giai cấp mà nhà văn quan tâm. Cùng với việc phê phán xã hội thực dân phong kiến thối nát là tình cảm chân thành của nhà văn với những người dân quê , những trí thức tiểu tư sản nghèo, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làng quê quanh năm nghèo đói xơ xác, những kiếp người sống khổ sống sở... Trong cuộc sống tăm tối đó của nhân vật, nhà văn vẫn tìm thấy vẻ đẹp tâm hồn của họ. “Trong những tâm hồn chất phác, bị nghèo khổ làm cho mụ mị cằn cỗi, ngay trong một con người u mê cục súc như Chí Phèo, Nam Cao tìm ra những rung động trong sáng của tình yêu - niềm khao khát được sống cho

ra người”(Nguyễn Đình Thi).

Khao khát đó không chỉ của riêng Chí Phèo mà là cả một tập thể nhân vật dân quê trong Nghèo, Một đám cưới, Lang rận... Bên cạnh những người dân quê, nhân vật thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản cũng không sung sướng hơn. Họ bị “cơm áo ghì cho sát đất”. Nhưng không vì thế mà họ thôi khao khát những áng văn “thật giá trị”: “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình

bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn”[13;615].

Cũng giống như Nam Cao, Ngô Tất Tố sinh ra và trưởng thành ở làng quê nên ông hiểu rất rõ cuộc sống của những người dân quê. Bọn quan lại địa chủ hống hách, nham hiểm, gian ác, dâm đãng đã đem đến cho người dân quê sự đói rách, nghèo khổ đến cùng cực. Với tình yêu tiếng mẹ đẻ, với bút pháp hiện thực chủ nghĩa, Nam Cao và Ngô Tất Tố đã tạo nên những tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo. Một trong những yếu tố tạo nên thành công đó là các tác giả sử dụng nhuần nhuyễn các từ xưng hô. Mỗi một cách thức vận dụng các từ xưng hô vào trong cuộc thoại của nhân vật trong các tác phẩm của hai tác giả có những đặc điểm riêng và đem lại cảm quan nghệ thuật riêng. Phải là người am hiểu sâu sắc về thế giới nhân vật và những từ ngữ mà họ thường dùng trong giao tiếp, các tác giả mới có những trang viết thành công như vậy. Các từ xưng hô trong các tác phẩm của hai nhà văn không chỉ xuất hiện trong một chốc, một lát mà gắn theo suốt cuộc đời nhân vật, xuất hiện trong những sự kiện, những biến cố xảy ra trong cuộc sống của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân vật để diễn tả những nỗi cơ cực, khốn khổ, sức chịu đựng, sự phản kháng của nhân vật và cả sự đàn áp, bóc lột của giai cấp thống trị. Qua đó chúng ta thấy được tinh thần dân tộc và tình yêu tiếng dân tộc của các tác giả.

3.2. Những tƣơng đồng và khác biệt về việc sử dụng TXH qua lời thoại

nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn và truyện ngắn Nam Cao

Để thấy được sự nhuần nhuyễn, tài tình về việc sử dụng TXH qua lời thoại nhân vật của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn, chúng tôi tiến hành so sánh với cách sử dụng các TXH trong truyện ngắn Nam Cao. Nam Cao và Ngô Tất Tố là hai nhà văn xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán trước cách mạng, song ở mỗi tác giả lại có một phong cách sáng tác riêng của mình. Kết quả thống kê đã cho chúng tôi nhận thấy những nét tương đồng và sự khác biệt giữa hai đối tượng so sánh. Dưới đây là những tương đồng và khác biệt ấy:

3.2.1. Những tương đồng

3.2.1.1. Về định lượng

Đặc điểm về cấu tạo của các TXH trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)