Kết quả thống kê định tính

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 48)

Qua thống kê định tính, chúng tôi thấy rằng các TXH trong tiểu thuyết

Tắt đèn của Ngô Tất Tố về mặt cấu tạo chịu sự chi phối của các quan niệm

trong xưng hô ở những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, với những diễn biến tâm trạng và mục đích giao tiếp khác nhau. Và chúng tôi cũng thấy rằng, vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cùng chỉ một nhân vật, ở mỗi thời điểm giao tiếp khác nhau thì được xưng và hô khác nhau. Dưới đây là những kết quả cụ thể:

2.2.2.1. Từ đơn

Các TXH trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố gồm các ĐTNX và các TTT được dùng làm TXH xuất hiện ở tất cả các ngôi và các số khác nhau. Các ĐTNX ngôi thứ nhất (chỉ người đang nói) gồm các từ: tôi, tao, tớ,

mình, ta. Các nhân vật khi tham gia vào cuộc thoại với vai trò là người nói

thường bộc lộ rõ tâm trạng, suy nghĩ của mình về vấn đề được nói tới. Thông qua lời nói của mình, các nhân vật thuộc ngôi thứ nhất đã thể hiện được mối quan hệ với gia đình và xã hội. Dưới đây là kết quả thống kê của chúng tôi:

Ở ngôi thứ nhất số ít các ĐTNX gồm các từ: tôi, tao, mình, tớ, ta đây; các TTT với chức vụ là từ xưng hô gồm có: ông, con cháu, bà, u, chị, thày...

Khi các TXH này xuất hiện trong cuộc thoại thì chúng thường đi cùng nhau thành cặp theo kiểu xưng và hô và tùy theo hoàn cảnh và nội dung của thông tin mà người nói muốn truyền đạt.

Khi muốn truyền đạt những thông tin có tính chất thông báo, các nhân vật tham gia giao tiếp không phân biệt về ngôi thứ, địa vị xã hội, vai vế, cấp bậc xã hội giữa người nói và người nghe. Ví dụ: người nói “xưng” tôi, và “hô” là ông, bà, bác, chị... trong những trường hợp này, “tôi” là đại từ được xưng với tất cả mọi người.

“... Tôi đã nhờ ông giáo bên ấy viết văn tự rồi đây. Thày em coi xem

thế nào.” [37;58].

“.. Tôi là vợ ông Cửu Xung trên dinh quan về đây có chút việc riêng.

Bây giờ quan đương cần mấy người vú sữa, nếu bác muốn làm , thì tôi đưa vào...”[(37;165].

Khi người nói muốn truyền đạt những lời khuyên răn dạy bảo hoặc khi không cần giữ lễ hay muốn thể hiện quyền lực, hoặc biểu lộ sự tức giận thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người nói thường xưng tao, ta, bà, u... và hô bằng mày, con... để thể hiện sự phân biệt rõ ràng giữa người nói và người nghe. Ví dụ:

“... Chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt:

- U van con, u lạy con con có thương thày, thương u, thì con cứ đi với

u, đừng khóc lóc nữa, u đau ruột lắm. Công u nuôi con sáu, bảy năm trời, tốn

kém bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc

ruột rồi đấy, con ạ. Nhưng mà tiền sưu không có, thày con đau ốm là thế vẫn

bị người ta đánh trói sưng cả hai tay lên kia... Nếu không bán con, thì lấy tiền

đâu nộp sưu? Để cho thày con khổ sở đến nước nào nữa? Thôi, u van con, u

lạy con, con có thương thày, thương u thì con cứ đi với u!...” [37; 77].

“Bà Nghị nổi cơn tam bành:

- Mẹ mày dạy mày thế đấy chứ, con ranh con? Ở đây với mày cứ giữ

cái thói khoảnh ấy thì bà dần từng cái xương. Này, bà bảo cho mà biết : mày

ăn cơm chó nhà bà cũng chưa đáng đâu. Con chó nhà bà còn được mấy chục, con

người như mày bà chỉ mua có một đồng đấy thôi. Đừng khoảnh với !” [37;87]

2.2.2.2. Từ ghép

Các từ ghép được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các yếu tố của các TXH với nhau. Chúng xuất hiện theo từng cặp và thể hiện quan niệm về cách xưng hô cũng như vị thế xã hội của người tham gia giao tiếp trong xã hội đương thời. Dưới đây là những kết quả thống kê của chúng tôi:

a. Sự kết hợp giữa các danh từ thân tộc với danh từ thân tộc.

Các từ ghép được tạo nên bằng sự kết hợp giữa các TTT với danh từ TTT được dùng ở số nhiều với các ngôi thứ hai và thứ ba. Các từ ghép này thể hiện quan hệ gần gũi và huyết thống của các nhân vật tham gia giao tiếp hoặc được nhắc tới trong cuộc thoại. Ví dụ: bà cháu, chị em, ông cháu, anh em...

“…Làm gì mà gắt gỏng thế ông Lý? Bà cháu bận mang cơm thợ cày,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mất sữa, rồi con nó xấu. Bởi thế tôi mới chậm ra một chút, chứ có kệnh dệnh

gì đâu?...” [37 ;14]

“… Thằng Dần giơ tay xua lấy xua để:

- Con không ăn. Đĩa khoai ấy của thày con đấy. Lúc nãy chị Tý đã bảo

đứa nào ăn “vèn” của thày, chị ấy không chơi với. Con chả ăn, chị ấy mắng con!...” [37; 22]

“…Khốn nạn! Người ta chết sắp giỗ đầu, anh em còn phải đóng đậy

tiền sưu! Sao lại có lệ thế nhỉ? Bây giờ nhà bác chưa có thì làm thế nào?

Nghe như quan đã về đấy!...”[37 ;118]

b. Sự kết hợp giữa TTT với từ chỉ giới tính.

Các TXH được là kết quả của sự kết hợp giữa TTT với danh từ chỉ giới tính dược dùng ở ngôi thứ hai và thứ ba. Tức là trong cuộc thoại, ngôi thứ nhất (người nói) gọi người nói chuyện với mình và biểu thị tính chất, mối quan hệ của mình với người ấy. Trong các gia đình nông thôn Bắc Bộ, các từ xưng hô này thể hiện mối qua hệ vừa thân mật vừa suồng sã.

Ví dụ: cô ả, cô nàng, bác gái, bác trai…

“…Cô ả hôm nay quấy lắm, u ạ! U đi khỏi nhà, cô ta cứ ra rả khóc

không dứt miệng. Dỗ thế nào cô cũng không nín cho. Đặt ngồi xuống phản, cô ta lại níu lấy con và cố đứng lên. Con vừa lẽo đẽo cắp cô ta ở sườn, lại vừa hì hục, rửa khoai, tra nồi, xin lửa nhóm bếp. Củi thì ướt chả ướt nhả, lì lụi mãi vẫn mãi không cháy cho. Thế mà con cũng luộc được được chín nồi khoai rồi

đấy! U bảo con có ngoan không?..” [37 ;70]

“… Bác gái cũng phải ăn đi, để lấy sữa cho cháu nó bú. Mình đã vậy,

còn con. Đàn bà con mọn cần nhất phải ăn cho đủ thì mới có sữa. Nếu không

đủ thì con nó sài…” [37;137]

c. Sự kết hợp giữa TTT với từ chỉ chức danh.

Các TXH được tạo nên bởi sự kết hợp giữa TTT với từ chỉ chức danh được phản ánh trong Tắt đèn phản ánh mối quan hệ của tầng lớp quan lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức việc với nhau và quan hệ của quan với dân của xã hội thực dân nửa phong kiến của Việt Nam những năm 1936 - 1939. Trong các cuộc thoại của các quan với nhau, các TXH này thể hiện thái độ tôn trọng nhau, một số trường hợp lại phản ánh sự miệt thị lẫn nhau của những người đương chức. Trong giao tiếp với dân chúng thì các nhân vật quan chức thể hiện sự trịch thượng, hách dịch. Ví dụ: ông Lý, ông tuần, cụ Chánh, ông lý cựu, ông chánh,

ông Cai

“…Lý trưởng rung đùi ra bộ đắc ý:

- Tôi nói trên có cụ Chánh, có ông Cai và đông các ông tất cả: vụ thuế

này tôi làm kể cũng cứng lắm. Không cần gì hết, đứa nào trái ý, đánh luôn. Mà cũng có thế mới được. Chúng tôi làm vua làm việc, quanh năm đầu chày đít thớt, chỉ có những lúc “hồng thủy trướng giật” và những khi “sưu thuế giới kì” như thế này thì mới có quyền. Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai làng

thằng nào bướng bỉnh… đánh chết vô tội vạ…” [37;55].

d. Xƣng hô bằng sự kết hợp giữa các TTT với từ chỉ nghề nghiệp, tuổi tác.

Cách xưng hô này nhằm thể hiện thái độ trân trọng, tôn kính những người có chức vị hoặc tuổi cao của các nhân vật tham gia giao tiếp. Nhiều trường hợp sự trân trọng và tôn kính trở nên quá mức và người nói ở trong trạng thái khúm núm và thiếu tự nhiên, thiếu chủ động trong giao tiếp. Ví dụ:

ông giáo, ông quyền, cụ lớn, ; ông thủ…

“…Vâng! Ông thủ tính kĩ cho. Ruộng nhà cháu có đâu được ba

mẫu!..”[37;19].

“…Con mẹ này cũng ghê ghớm lắm! Thấy bở thì đào mãi! Ừ, thì tao

cũng trả thêm cho một hào. Là hai đồng hai. Bằng lòng thì lên nói với ông giáo

làm văn tự, và phải trả ông ấy hai hào giấy mực. Nghe không? …” [37 ;48]

“… Bẩm quan lớn con không đánh các ông ấy. Vì các ông ấy định

đánh chồng con, con sợ chồng con đương ốm mà lại phải đòn thì chết, nên con phải can…” [37 ;130]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

e. Sự kết hợp của các danh từ thân tộc với các đại từ:

Các TXH đa tiết được tạo ra bằng cách kết hợp của các TTT với các đại từ được sử dụng trong tiểu thuyết Tắt đèn với hầu hết các ngôi và các số. Cách sử dụng các TXH này mang đến cho cuộc thoại không khí thoải mái, dân giã và không mang tính nghi thức xã hội, nhiều khi còn mang tính chất thân mật, và thậm chí hơi suồng sã. Điều đó thể hiện rõ tính chất cuộc thoại của các nhân vật ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nước ta những năm trước cách mạng. Ví dụ: thầy nó, u nó, chồng mày, nhà tao, mẹ nó, mẹ mày, con

mày, em nó

“…Sáng ngày chồng mày nói rằng con bé ấy đã lên bảy tuổi, xin lấy

ba đồng. Cụ ông tưởng nó nói thật, bằng lòng cho hai đồng. Nhưng giờ nghe

nói con mày mới có 6 tuổi, thì tao chiết đi một nửa, chỉ cho một đồng thôi.

Thuận bán thì về đưa nhau sang đây!...” [37;43]

“…Thế nào! U nó đã sang nhà cụ Nghị Quế hay chưa?...” [37;58].

“… Con nín đi, cho em nó ngủ, để u ẵm con đi chơi.”[37 ;102]

“ Vâng, cháu thấy các ông ấy bảo chú nó chết dở năm tây, nên còn phải

đóng xuất sưu năm nay, nếu nó chết năm chẵn tây thì mới được trừ.” [37 ;118]

f. Sự kết hợp của từ “chúng” với TTT:

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, các từ ghép được tạo nên bởi sự kết hợp của từ “chúng” với các TTT chiếm số lượng không lớn trong các TXH trong cuộc thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Tắt đèn. Chúng gồm ba từ là: “chúng ông”, “chúng con” và “chúng cháu”. Tuy vậy số lượt dùng của các từ này lại rất cao: 104 lượt, trong đó, “chúng con” có 58 lượt dùng và

chúng cháu” có 44 lượt dùng, “chúng ông”: 2 lượt . Các từ “chúng con” và

chúng cháu” có trong lời thoại của các nhân vật thuộc “lớp dưới” khi họ

tham gia giao tiếp với những người thuộc “lớp trên” của xã hội. Vì thế, hai từ này luôn đi kèm với thái độ kính trọng và sợ sệt của những nhân vật thấp cổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bé họng trong “xã hội” của Tắt đèn. Từ “chúng ông” có trong lời thoại của nhân vật thuộc “lớp trên”, tức là các nhân vật có quyền thế, địa vị trong xã hội. Từ “chúng ông” được dùng với ngôi thứ nhất, số nhiều thể hiện uy quyền của người nói.Ví dụ:

“… Bẩm cụ, chúng con không dám nói dối. Thật quả cháu đã lên bảy tuổi,

tằn em nó lên năm, còn con bé nữa lên hai. Con được ba cháu cả thảy..” [37 ;82]

“… Bẩm lậy ông lớn, chúng con là tôi con ông lớn, xin ông lớn

thương…Thực quả chúng con tình oan…” [37 ;129].

“… Con lạy quan lớn, chúng con là gái có chồng, quan lớn tha

cho…”. [37;159].

“… Con mẹ đĩ Dậu! Mày có câm đi, không thì ông vả vào mồm bây

giờ! Đình làng chứ xó buồng của vợ chồng mày đấy à? Ai cho chúng bay đú đởn với nhau ở đấy? Đàn bà thối thây, suốt năm có một suất sưu của chồng mà cũng không chạy nổi, lại còn nỏ mồm… “thày em” với “thày anh” gì?...

Ngứa cả tai chúng ông!” [37 ;57].

g. Sự kết hợp của từ “nhà” với các TTT

Các từ ghép tạo nên bởi sự kết hợp giữa từ “nhà” với các TTT trong Tắt đèn phản ánh quan niệm vợ chồng, quan niệm về lứa đôi gia đình người Việt. Nhà + danh từ thân tộc chỉ vợ /chồng là một danh xưng bình đẳng cho vợ và chồng. Tính bình đẳng ấy vốn là đặc điểm ở trong gia đình Việt Nam xưa. Đó là tiếng nói của lòng âu yếm, của sự kính nể. Cách xưng hô như vậy trong quan hệ vợ chồng khẳng định một niềm chung thủy và nguyện vọng muốn xây đắp cho ngôi nhà - gia đình bền chắc, êm đẹp. Ví dụ: nhà cháu, nhà con, nhà em…

“… Thôi! Em xin ông quyền! Nhà em đau yếu, ông tha cho! Có phải

đơn kiện đơn tụng gì đâu? Đây, ông coi. Cái văn tự của em bán con bé cháu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“...Chị Dậu vậm vội:

- Thưa cụ, nhà cháu mới nộp một suất, còn một suất nữa cụ ạ...” [37;118]

“... Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà

cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giừ còn

gì.”[37;119].

h. Xƣng hô bằng họ, tên nhân vật (họ + tên; họ + tên đệm + tên).

Các TXH được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các từ chỉ họ tên; họ tên đệm và tên của nhân vật được dùng trong những không gian nghi thức như tại sân đình hay trong các văn bản hành chính. Ví dụ: Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Văn Dậu, Lê Thị Đào, Trần Đức Quế, Thị Đào…

“...Bẩm ông lớn, con mẹ ấy tên là Thị Đào, nó bướng bỉnh nhất làng

con. Năm, sáu hôm nay, hôm nào chúng con cũng sai người nhà đến giục tên

Nguyễn Văn Dậu đóng sưu, nó xúi chồng nó nhất định không đóng. Chúng

con bảo nó thuế sắp đăng trường, nếu không đóng sẽ phải trình quan phụ mẫu. Nó nói quan phụ mẫu nó cũng không cần, Hôm nay “thừa” bóng ông lớn về đây, anh cai Lệ và người nhà con vào đốc. Nó dám đánh lại tất cả. Hiện mắt chúng con và nhiều người nữa trông thấy. Ông lớn là đèn trời, xin ông lớn xét tình chúng con, bắt nó bỏ tù, chúng con và anh Cai lệ được đội

ơn ông lớn. [37;126]

i. Xƣng hô bằng sự kết hợp các từ chỉ chức danh với tên nhân vật:

Các TXH đa tiết thuộc trường hợp kết hợp giữa chức danh với tên nhân vật chỉ số ít ở tất cả ba ngôi: ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Điều này phản ánh rõ cách xưng hô đặc thù với những chức việc ở làng xã trong xã hội cũ. Ví dụ: Trương tuần; lý Đương…

“…Trương tuần, anh bảo nó mở cổng ra. Nhà nào đủ thuế thì cho trâu

bò ra đồng. Còn nhà nào thiếu thì bắt trâu bò điệu cả về đình cho tôi, để tôi liệu cho chúng nó…” [37;13].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2.3. Tổ hợp từ/ ngữ

Các TXH do các tổ hợp từ đảm nhận gồm các tổ hợp có từ hai thành tố trở lên. Các tổ hợp này thường có sự tham gia của các danh từ thân tộc kết hợp với các yếu tố khác. Các tổ hợp từ xưng hô góp phần quan trọng trong việc thể hiện nội dung, hoàn cảnh giao tiếp của các nhân vật trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Không chỉ có thế, chúng còn thể hiện thái độ trong lời nói của từng nhân vật. Các tổ hợp này được chúng tôi khái quát theo các hình thức cấu tạo và cách thể hiện sắc thái của nhân vật trong cuộc thoại như sau:

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)