TXH thay đổi theo diễn biến nội dung cuộc thoại

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 67)

Các cuộc thoại trong tác phẩm luôn luôn thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Theo tiến trình cuộc thoại, lời nói của nhân vật cũng thay đổi về nội dung, hình thức. Một trong số đó là sự thay đổi của các TXH. Các TXH thay đổi theo diễn biến nội dung cuộc thoại.

Tìm hiểu Tắt đèn, chúng ta dễ nhận ra hai tuyến nhân vật: quan lại và địa chủ phong kiến; nông dân. Với tài năng của một cây bút ngoài 40 tuổi, Ngô Tất Tố đã vận dụng TXH trong lời thoại của nhân vật một cách nhuần nhuyễn, tài tình. Với mỗi một tình huống khác nhau, mỗi một trạng thái tâm lý khác nhau của các nhân vật, nhà văn lại điều chỉnh những TXH sao cho phù hợp và đạt giá trị nghệ thuật cao nhất. Dưới đây là kết quả về sự thay đổi đó trong hai tuyến nhân vật của tác phẩm.

Sự thay đổi TXH của các nhân vật là quan lại, địa chủ với nhau theo nội dung cuộc thoại:

Tại đình làng:

“...Chánh hội quăng tọt đôi đũa xuống mâm và dõng dạc:

- Ông Lý cựu! Việc gì đến ôngông “đâm ba chày củ” vào đấy?

Uống rượu cứ việc uống, người ta nói gì thì mặc người ta. Câu nào cũng chõ

mồm vào, không để cho ai bàn bạc gì nữa!

Lý cựu đặt bát rượu vào mâm và đấm thật mạnh xuống sàn đình.

- A! Ông cấm tôi à?Quyền ông được thế phải không, ông Chánh hội?

Chánh hội vểnh bộ mặt hách dịch:

- Ừ đấy! Quyền tôi được thế! Quan sức cho tôi “hiệp dữ lý trưởng”

thôi đốc vụ thuế năm nay, người nào gai ngạnh tức là “hãn trở thuế sự”, tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lý cựu sừng sộ:

- Miệng ông, ông nói; đình làng, ông ngồi! Đố thằng nào làm gì được ông!

Chánh hội hùng hằng đứng lên, rồi lại loạng choạng ngồi xuống và quát:

- Tuần đâu! Chúng bay trói thằng Lý cựu lại cho ông! Tội đâu ông chịu!

Tuần phu im lặng không thưa. Lý cựu săn nắn vén hai tay áo lên đến khủyu tay:

- Cha thằng nào trói được ông!” [37 ;64]

Đoạn trích trên đã ghi lại cuộc thoại giữa chánh hội và lý cựu, hai nhân vật có quyền, có chức trong làng. Nơi diễn ra cuộc thoại này là ở trong đình làng - là một không gian quy thức. Có thể nói đây là cuộc thoại của những vị quan phụ mẫu tại không gian quy thức. Và điều tất nhiên là lời nói và TXH được sử dụng ở đây phải đúng mực, đúng vai và hợp chuẩn.

Nhưng, thực tế thì lại khác:

+ Nhân vật Chánh hội: Lần 1: Chánh hội xưng “người ta” và hô “ông

Lý cựu”, “ông”. Lần 2: Chánh hội xưng “tôi” và hô “người nào”.

Hai cách xưng hô này không phù hợp với vai và quy tắc xưng hô của vai. Sở dĩ như vậy vì với vai của các nhân vật giao tiếp đều là các bậc quan phụ mẫu của dân thì phải giao tiếp hợp chuẩn quy thức như: ông / tôi. Ở trường hợp này, nhân vật Chánh hội xưng “người ta” với nhân vật Lý cựu, hô

người nào” (ám chỉ cả Lý cựu) chứng tỏ Chánh hội có phần ta đây, hách

dịch. Đến lần thứ ba khi nhân vật Chánh hội xưng “ông” và hô “thằng Lý cựu” thì TXH thay đổi hoàn toàn, và sự thay đổi ở đây là theo chiều hướng xấu. Việc Chánh tổng xưng “ông” và hô “thằng Lý cựu” chứng tỏ Chánh hội đã nâng mình lên (ông) và hạ Lý cựu xuống (thằng). Với cách xưng hô này, không những không giữ được mức độ trung tính như cặp từ “ông”/ “tôi” mà còn thể hiện thái độ khinh thường của nhân vật Chánh hội đối với nhân vật Lý cựu. Cặp TXH ông/ thằng chỉ mối quan hệ của chủ với tớ, của kẻ bề trên với người thứ dưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhân vật Lý cựu: Lần 1: Lý cựu xưng “tôi” và hô “ông”, “ông Chánh hội”. Lần 2: Lý cựu xưng “ông ” và hô “thằng nào”.

Lần 3: Lý cựu xưng “ông ” và hô “cha thằng nào”.

Cách xưng hô của nhân vật Lý cựu trong cuộc thoại cũng diễn biến như nhân vật Chánh hội. Ban đầu đó là cặp TXH mang tính chất trung hòa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ông / tôi”. Sau đó, do ảnh hưởng từ lời nói của nhân vật Chánh hội, nhân vật

Lý cựu cũng thay đổi sao cho kịp và phù hợp. Không chỉ xưng “ông” mà nhân vật Lý cựu còn hô “cha thằng nào” với nhân vật Chánh hội. Mức độ coi thường và khinh bỉ của nhân vật Lý cựu với nhân vật Chánh hội còn cao hơn nhiều so với cặp TXH “ông/ thằng” mà nhân vật Chánh hội đã dùng.

Như vậy, các TXH mà các nhân vật đã sử dụng trong cuộc thoại trích dẫn trên đây có sự thay đổi theo diễn biến và nội dung cuộc thoại. Diễn biến cuộc thoại càng thay đổi thì việc các nhân vật dùng các từ để xưng hô với nhau cũng thay đổi và dần rời xa vai mà họ đảm nhiệm. Các nhân vật là bậc quan quyền của làng xã giao tiếp với nhau trong đình làng nhưng lại phá vỡ đi tính chất quy thức giao tiếp vốn có mà xưng hô theo cặp từ dành cho ông chủ xưng với tôi tớ. Như vậy chứng tỏ các nhân vật này không hề tôn trọng nhau. Chính điều này vẽ lên bộ mặt thật của tầng lớp quan lại xã hội thời bấy giờ là rất lộn xộn, không có trật tự, thứ tự trên dưới đảo lộn, thậm chí còn thối nát.

Sự thay đổi TXH của các nhân vật là nông dân theo nội dung cuộc thoại. Tại nhà chị Dậu, sau khi anh Dậu được tha ở đình về, vẫn đang sốt và sắp ăn cháo thì cai lệ và người nhà Lý trưởng đến thúc thuế:

“Chị Dậu run run:

-Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới

lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ tiền sưu của Nhà nước đâu! Hai ông

làm phúc nói với ông Lý hãy cho cháu khất… …Chị Dâụ vấn cố thiết tha:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến

thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai Lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay ra bảo với anh người nhà Lý trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Người nhà Lý trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn lóng ngóng, ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

Chị Dậu xám mặt vội vàng đặt con bé con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, xin ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói, hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mình cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi cho mày xem!” [37 ;120-121]

Ở đoạn trích dẫn trên, nhân vật chị Dậu đã ba lần thay đổi TXH.

Cặp TXH “cháu / ông” đã được nhân vật chị Dậu dùng để giãi bày và van xin nhân vật Cai lệ. Mặc dù cai lệ không để cho chị nói hết câu mà trợn mắt, quát tháo và đe dọa, chửi bới nhưng chị Dậu vẫn dùng cặp TXH này tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lần thứ 3. Với tất cả sự nhẫn nại chịu đựng, sự thiết tha van nài, chị Dậu những mong Cai lệ hiểu và tha cho hay cho chị khất tiền sưu. Chị thể hiện trọn vẹn vai của mình trong hoàn cảnh đó và trong quan hệ giữa kẻ dưới với bề trên.

Nhưng, sự nhẫn nại, nhịn nhục của chị đã bị kích thích khi Cai lệ định trói chồng chị và đánh luôn cả chị. Sự kích thích đó tấn công vào lòng yêu chồng, vào tình thương chồng của người phụ nữ lam lũ. Chị đã “cự lại” và dùng cặp TXH “tôi / ông” đáp lại Cai lệ. Cặp TXH “ông / tôi” thể hiện ý thức về sự bình đẳng trong quan hệ giữa con người với con người. Lời nói của chị cứng cỏi và mạnh mẽ hơn trước rất nhiều.

Nhưng Cai lệ không chỉ dừng lại ở đó. Hắn tát vào mặt chị Dậu và chuẩn bị trói anh Dậu. Chị Dậu bị dồn tới chân tường, không còn cách nào khác, chị đã bật lại Cai lệ với cặp TXH “bà / mày”. Cặp từ xưng hô này vốn chỉ mối quan hệ giữa bề trên đối với kẻ dưới, nhân vật vốn là kẻ dưới sử dụng để nói với bề trên của mình. Điều đó chứng tỏ tình thế lúc này đã thay đổi. Người giữ thế chủ động là chị Dậu và Cai lệ trở nên bị động. Trong hoàn cảnh bị dồn ép, với lòng thương yêu chồng, chị đã bột phát những câu nói mạnh mẽ thể hiện lòng căm phẫn tột độ với tên Cai lệ hung ác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, mỗi lần nhân vật thay đổi TXH là mỗi lần cuộc thoại có những tiến triển theo lối đầy kịch tính. Chính tính chất kịch tính của nội dung cuộc thoại đã đẩy nhân vật đến đỉnh điểm của những trạng thái tâm lý, tình cảm và phát ra những lời nói phù hợp với diễn biến tâm lý của mình. Ở ví dụ khác, nhân vật chị Dậu cũng có những sự thay đổi về cách dùng TXH như thế. Chẳng hạn, tại nhà quan phủ:

“…Quan phủ theo sau, ngài nắm tay chị, lôi lại và ngọt ngào:

- Hãy vào trong giường này đã… Mày đánh lính trong khi làm việc phận sự, tội nặng lắm… Vào đây… rồi tao châm chước đi cho.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chị Dậu càng run:

- Con lạy quan lớn, chúng con là gái có chồng, quan lớn tha cho…

Quan phủ vừa co tay chị, vừa trả lời:

- Không được! Có chồng mặc kệ có chồng… Ngày mai cho về với chồng. Ai giữ làm gì?

Chị Dậu nhất định cố giằng tay ra và cứ một mực:

- Con lạy quan lớn! Chúng con là gái có chồng, quan lớn tha cho.

Dường như cơn hăng nổi lên.

... Nhưng mà chị này khỏe hơn, vừa giãy giụa vừa buột miệng gắt gỏng:

- Ôi! Nhà ông này mới hay chứ! Có buông ra không thì tôi kêu lên giờ!”

[ 37;159]

Trước sự dỗ dành của quan phủ, chị Dậu run sợ nhưng vẫn rất lễ phép van lơn. Chị dùng cặp TXH “con/ quan lớn”. Đây là cặp TXH của một dân thường đối với bậc quan phụ mẫu. Chị Dậu hô theo chức danh của người giao tiếp với mình. Như vậy, cách xưng hô của chị đúng vai, hợp chuẩn. Không chỉ có thế, cách xưng hô của chị còn thể hiện sự tôn trọng, kính nể ông quan (mặc dù ông ta đang sàm sỡ chị). Nhưng chị càng nhẫn nhịn thì quan phủ càng lấn tới khiến chị không thể chịu đựng được nữa. Chị Dậu buột miệng dùng cặp TXH “tôi / nhà ông này” đã bộc lộ sự khinh thường và trách móc đối với quan lớn. Không trách móc sao được khi đường đường là bậc quan lớn lại giở trò dâm ô với con dân? Và cũng vì thế mà chị Dậu tỏ ý coi thường nhân cách của quan lớn.

Tóm lại, các TXH không chỉ được nhà văn dùng để bộc lộ vị thế của những người nông dân khốn khổ trong cuộc thoại của các nhân vật mà các TXH còn gắn theo suốt cuộc đời nhân vật để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn, sức chịu đựng, sự phản kháng và cả sự hống hách, tàn ác của địa chủ phong kiến. Các TXH được thay đổi theo hoàn cảnh và nội dung giao tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tùy theo những thay đổi trong tâm lý của nhân vật trong cuộc thoại mà các TXH được sử dụng hợp lý nhất. Vì thế, hiệu quả giao tiếp và hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 67)