Những khác biệt

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 100)

3.2.2.1. Về định lượng

So sánh từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố với những truyện ngắn của Nam Cao, bên cạnh những nét tương đồng chúng tôi vừa trình bày là những nét khác biệt. Hai tác giả sáng tác trong cùng một giai đoạn lịch sử - văn học, vì vậy, có nhiều điểm tương đồng về đề tài, về nhân vật nên những đặc điểm về từ xưng hô tương đối giống nhau, chỉ có một chút khác biệt. Dưới đây là những khác biệt đó.

Bảng 04: Bảng thống kê các TXH qua cuộc thoại nhân vật trong Tắt đèn

của Ngô Tất Tố và trong một số truyện ngắn của Nam Cao Tiêu chí Đối tƣợng Tổng số TXH

chuyên dụng TXH lâm thời

Đơn

tiết Đa tiết Đơn tiết Đa tiết Tổ hợp từ

Tắt đèn 152 12 9 14 47 38

Truyện ngắn Nam Cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận xét:

Qua bảng thống kê trên, chúng tôi thấy trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, các nhân vật sử dụng TXH nhiều hơn trong truyện ngắn Nam Cao. Tổng số TXH là 152. Trong truyện ngắn Nam Cao, tổng số TXH là 229.

TXH chuyên dụng qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao là 20 từ. TXH chuyên dụng qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn là 21 từ. TXH trong Tắt đèn được dùng nhiều hơn.

TXH lâm thời qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao là 209 từ, trong tác phẩm Tắt đèn là 99 từ.

Cùng viết về đề tài người nông dân, tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và các truyện ngắn của Nam Cao miêu tả lại cuộc sống của họ. Các từ xưng hô lâm thời là các tên riêng trong Tắt đèn ít hơn trong truyện ngắn Nam Cao. Cũng bởi Tắt đèn xoạy quanh cuộc sống của những người dân quê trong kì sưu thuế, với gia đình - nạn nhân điển hình là gia đình chị Dậu. Trong truyện ngắn Nam Cao, Các nhân vật xưng tên hoặc được nhắc tới trong cuộc thoại là rất nhiều. Đó là những Dĩnh, Ngọc, Biền, Tiến, Hiếu, Lân, Nhâm, Mị, Hếnh,

Đăng, Vương, Hoạt, Sói, Phượng, Tốn, Khảm, Khiêm, Thoa….Họ là đủ các

kiểu người với những nét tính cách khác nhau, vì thế lời lẽ của họ khi giao tiếp cũng rất đa dạng. Và có thể kết luận: từ xưng hô trong các truyện ngắn của Nam Cao phong phú hơn tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

Qua thống kê trên, chúng ta thấy rằng nhân vật trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố giao tiếp với nhau nhiều. Từ đứa bé đến cụ già đều tham gia vào cuộc thoại gắn với những biến cố xảy ra trong gia đình và xung quanh họ. Ngô Tất Tố trân trọng những lời nói đó và đưa vào tác phẩm góp phần tô đậm hiện thực xã hội đương thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2.2. Về định tính

* Cùng viết về đề tài người nông dân, các TXH trong truyện ngắn Nam Cao còn thể hiện sự coi thường lẫn nhau ở các nhân vật cùng là nông dân. Điều này không thấy trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

Nam Cao miêu tả người nông dân đang bị hủy diệt mất nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát (Tư cách mõ, Một bữa no,…). Người nông dân bị tước đoạt cả nhân tính lẫn nhân hình (Chí Phèo). Nam Cao đã lên án xã hội phi nhân tính chà đạp con người, khẳng định bản chất lương thiện trong mỗi con người. Miêu tả quá trính tha hóa của người nông dân đến ngọn nguồn. Khi viết bất cứ một đề tài nào, ông cũng phản ánh quá trình bị xói mòn về nhân tính do hoàn cảnh gây ra cho họ. Nhưng không tránh khỏi những lúc họ nghĩ xấu về nhau, hiểu lầm nhau.Trong Lão Hạc, Binh Tư kể với ông giáo về lão Hạc:

“- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra

phết chứ chẳng vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó (…) Lão bảo con chó

nhà nào cứ đến vườn nhà lão… lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão

với tôi uống rượu.” [13; 206]

Binh Tư cho rằng lão Hạc là một kẻ “chẳng vừa”, nghĩa là cũng như hắn, đánh trộm chó của người khác để uống rượu. Từ lão ở đây thể hiện sự coi thường bởi được dùng với ngôi thứ ba, người được nói đến.

Không chỉ là sự coi thường giữa những người làng xóm với nhau, trong gia đình, trong những hoàn cảnh nhất định, những nhân vật của Nam Cao cũng tỏ ra coi thường nhau. Khi bị Khóa Mẫn chơi xỏ, Lý Nhưng tức giận định ra ngoài, vợ níu lại, không những đánh vợ mà còn nói: “ Về ngay! Còn đi

theo ông, ông đấm chết ngay lập tức.” [13; 377]. Nhân vật thể hiện sự tức tối

với Khóa Mẫn, nhưng không chỉ có thế, ông còn thể hiện sự coi thường với vợ của mình. Trong mắt ông, vợ ông chẳng là gì cả nên mới xưng “ông” với vợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong khi đó, trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, những người nông dân dù đói rách đến đâu thì làng xóm vẫn đùm bọc nhau, vợ chồng vẫn thương yêu nhau. Đến cả đứa bé bảy tuổi như cái Tý cũng rất ngoan ngoãn và vâng lời ngay cả khi nó bị đem bán. Dường như cái đói - nỗi khổ về vật chất - không làm lu mờ tính cách của các nhân vật mà càng làm cho tâm hồn trong sáng của họ tỏa sáng hơn. Họ vẫn nói với nhau ngọt ngào và càng yêu thương nhau hơn.

Khi thằng Dần đói, mè nheo mẹ nó, Cái Tý dỗ em:

“- Chả bán thì lấy đâu tiền đóng sưu?... Em hãy chịu khó nhặt đi với

chị! Hãy còn vô khối củ mẫm ra đấy!” [37;26]

Trong lúc đói, cái Tý còn biết nhường nhịn miếng ăn:

Thế làm sao mà u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương

chúng con đói quá? Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết

ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa? U cứ ăn đi, u cứ

ăn hết bát khoai ấy đi! Nếu u không ăn, lấy đâu ra sữa cho em bú?” [37;73]

Người đọc thật cảm động trước tình cảm của cái Tý với mẹ và với em nó. Trong lúc đói, đứa trẻ không bị cái đói làm cho mất nhân tính mà hoàn toàn ngược lại. Đứa bé bảy tuổi ấy rất biết nhường nhịn em và hiếu thảo với bố mẹ.

Những tình cảm cảm động như thế không chỉ xảy ra ở phạm vi gia đình chị Dậu mà chúng ta còn bắt gặp ở những người làng xóm với nhau. Đó là những người cùng bị trói với anh Dậu quan tâm tới chị Dậu:

“- Khốn nạn! Thằng bé lên năm phải giữ con bé lên hai! Tội nghiệp

quá!”[37;93].

Đó là tình cảm của những ngươì hàng xóm với gia đình chị Dậu: “Lát nữa bác đem thúng sang, tôi hãy cho vay. Khi nào bác trai khỏe mạnh trả tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều đó chúng tôi ít thấy trong tác phẩm của Nam Cao. Trong truyện ngắn của Nam Cao, nhiều người lớn bị cái đói làm cho thay đổi bản tính con người. Có những cặp vợ chồng còn hằn học nhau vì miếng ăn. Có người bà vì bị đói lâu quá, lên thăm cháu, được ăn một bữa no quá mà chết. Có người cha không cho con ăn thịt chó mà mời bạn nhậu hết vì lý do “trẻ con không được

ăn thịt chó”. Có Chí Phèo vì miếng cơm manh áo mà hủy hoại cả nhân hình

lẫn nhân tính… Chí Phèo sau lần nhậu hết tiền thì đến nhà Bá Kiến:

“…Đi ở tù còn có cơm để mà ăn. Bây giờ về làng về nước, một thước

cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho

con đi ở tù…” [13;98]

Vì cái đói hành hạ, một số nhân vật của Nam Cao có sự biến chất dù ít dù nhiều. Vì thế ngôn ngữ của họ cũng thay đổi theo. Khi giao tiếp, các từ xưng hô thường biểu đạt sự biến chất đó.

* Cũng ở đề tài người nông dân trước Cách mạng, nhân vật là nông dân của Nam Cao ít khi đối đáp lý lẽ thẳng thắn với tầng lớp quan lại địa chủ như nhân vật của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn.

Quả đúng như vậy. Trong mâu thuẫn xã hội bấy giờ, dù chịu nhiều thiệt thòi, ấm ức nhưng các nhân vật của Nam Cao thường cam chịu. Hoặc cũng có những nhân vật có phản ứng, nhưng không đạt được kết quả giao tiếp.

Trong truyện ngắn Một bữa no của Nam Cao, khi người bà lên thăm cháu, bà ngỏ ý với bà Phó Thụ, bà Phó Thụ nói lại một cách vô lý nhưng người bà không dám phản ứng:

Úi dào ôi! Vẽ cái con chuột chết! phải làm chứ có rỗi đâu mà

chơi với nó.

Chơi với bời, cái lúc nó mới đến trông như con giun chết… người ta

nuôi mãi bây giờ mới trơn lông đỏ da một tý, đã phải đến mà giở quẻ.

không được rỗi mà chơi với , chẳng chơi với bời gì cả” [13;281]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“… Ối làng ôi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi! Thằng Lý Cường

đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!

(…) Vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa nói:

- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế

nào cũng xong… [13;88]

Trước cử chỉ và từ xưng hô “ta” của Bá Kiến, Chí Phèo đã khuất phục và từ đó trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến.

Lần cuối cùng Chí Phèo đén nhà Bá Kiến là lần duy nhất Chí phản kháng lại, nhưng Chí lại tự kết thúc đời mình

Tao không đến đây đây để xin tiền (…) Tao không đến đây xin năm hào.

(…) Tao muốn làm người lương thiện…” [13; 104]

Lúc ý thức được nguyên nhân của sự biến chất của mình, Chí Phèo xưng “tao” chứ không kính cẩn xưng “con” và hô “cụ” như trước nữa. Đó cũng là lần cuối cùng Chí Phèo đến nhà Bá Kiến là lần duy nhất Chí phản kháng lại, nhưng Chí lại tự kết thúc đời mình.

Nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố cũng rất kính trọng những ông Lý, ông Cai, bà Nghị, ông Nghị… Nhưng khi bị dồn ép đến chân tường, chị đã bật lại. Trong khi anh Dậu được tha từ đình về nhà trong trạng thái dở sống dở chết và được cứu chữa thì Cai lệ đến thúc thuế và định bắt trói. Van xin vẫn không thay dổi được tình hình, tức quá, chị Dậu nói lại:

“ - Mày trói ngay chồng bà đi, cho mày xem” [37;122].

Chị Dậu ít tuổi hơn, lại là dân thường lại xưng hô với người có quyền thế trong làng như vậy quả là có gan. Những từ xưng hô mà chị dùng

mày”, “chồng bà”, “bà” đã vi phạm quy tắc xưng hô, nhưng mang lại

giá trị dụng học lớn. Điều đó thể hiện sự phản kháng của nhân vật với cái vô lý, với quyền lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng vì chuyện đánh lại Cai lệ, chị Dậu bị giải lên huyện. Quan huyện dùng tiền hòng mua chuộc và giở trò dâm ô với chị, chị đã chống lại: “Ôi!

Nhà ông này mới hay chứ! Có buông ra không thì tôi kêu lên giờ” [37;159].

Chính những phẩm chất đó của chị Dậu đã làm nên vẻ đẹp bền vững của những người nông dân nghèo khổ trong thời kỳ đó. Ngô Tất Tố đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động vất vả nhưng luôn hướng tới sự trong sạch và đấu tranh cho nó. Các từ xưng hô đã có rất nhiều đóng góp làm nên những thành công ấy.

* Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đi sâu vào mổ xẻ đời sống vật chất và tinh thần của những người nông dân. Nam Cao không chỉ dừng lại ở cuộc sống của người nông dân mà mở rộng đề tài sang tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Vì vậy, trong tác phẩm Tắt đèn, chúng ta chỉ thấy xuất hiện từ xưng hô của các nhân vật là nông dân, địa chủ qua cuộc thoại. Trong truyện ngắn Nam Cao còn có cả những từ xưng hô của tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

Trong truyện Đời thừa, Hộ nói với vợ con mình:

Ngày mai… Mình có biết không?... chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất

cả mấy mẹ con mình ra khỏi nhà này… Tôi đuổi tất, không chừa một đứa

nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất… Mấy đứa kia đều đáng vật một

nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như nhện ôm khư khư bọc

trứng, không chịu làm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi!” [13;606]

Sau những tội lỗi mà mình đã gây ra, Hộ ăn năn với vợ: “Anhanh

chỉ là … một thằng khốn nạn” [13;616]

Trong truyện Nước mắt, lúc Điền đi lĩnh tiền thì bị vợ gọi giật lại:

“- A này! Lúc về mình nhớ tạt vào chỗ cụ lang ngõ huyện lấy thuốc cho

em nhé!

- Thuốc thằng Chuyên ấy à?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Vẽ chuyện, tìm thứ lá gì mát cho uống rồi khỏi. Mấy cái mụn,

việc gì phải thuốc. Thuốc bây giờ rẻ cũng phải một đồng một thang. Nay thuốc, mai thuốc thì rồi lấy gì mà ăn?

- Không có ăn, cũng phải cho uống.” [13, 654]

Những từ xưng hô trong các gia đình trí thức tiểu tư sản được trí thức hóa. Vợ chồng xưng hô: “anh - em”, “mình - tôi”, “mình - em”chứ không xưng hô kiểu thày em, bu em, thày nó, bu nó như những vợ chồng là nông dân. Tuy vậy, cuộc sống của họ cũng nghèo túng, khốn khổ không khác gì người nông dân. Thậm chí, họ còn khổ hơn cả những người nông dân chân đất vì họ nhìn thấy bản chất của nỗi khổ. Bởi vậy, Hộ mới lâm vào bi kịch, Điền mới cáu gắt với vợ con... Cuộc sống của những gia đình trí thức tiểu tư sản cái đói, cái ăn, cái mặc cứ bám riết và “ghì họ sát đất”. Những con người có tài, có lương tâm nghề nghiệp mà không được xã hội biết đến, nên cuộc sống của họ cứ quẩn quanh trong nghèo đói, không vươn lên được. Những lời nói của những trí thức tiểu tư sản với vợ con họ nhiều khi cũng hằn học, cáu bẳn và thô lỗ. Những nhân vật này nhận ra rõ ràng nhất tình trạng của mình nhưng không biết tương lai của mình sẽ đi đâu về đâu.

3.3. Tiểu kết

Qua sự so sánh các từ xưng hô qua cuộc thoại của các nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và một số truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi tìm ra sự đặc sắc của cách sử dụng các TXH trong tác phẩm Tắt đèn.

Nam Cao và Ngô Tất Tố là hai cây bút tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán của nước ta những năm 1930 - 1945. Vì thế, hai tác giả có nhiều điểm giống nhau khi xây dựng các cuộc thoại của nhân vật với sự xuất hiện của các từ xưng hô như: việc dùng nhiều các từ xưng hô đa tiết, các danh từ thân tộc vào xưng hô ngoài xã hội…Trong các truyện ngắn của mình, Nam cao đã mở rộng đề tài sang tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Nhưng những từ xưng hô của các nhân vật trí thức tiểu tư sản cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi cuộc sống vật chất như những người nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và một số truyện ngắn của Nam Cao

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)