Một từ xưng hô được dùng ở các ngôi khác nhau

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 60)

Trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hiện tượng một từ được dùng với các ngôi khác nhau là khá phổ biến. Muốn xác định được từ đó dùng với ngôi và số nào thì chúng ta phải căn cứ vào ngữ cảnh giao tiếp. Chính điều đó cũng giúp chúng ta xác định được ý nghĩa của toàn phát ngôn. Ví dụ:

bà, ông, người ta...

Buổi trưa, chị Dậu đến nhà Nghị Quế để nói về chuyện bán con:

“... Bà Nghị gắt:

- Chó cắn vào tay phải không? Cho chết! Đương lúc người ta ăn uống!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tại đình làng:

“... Chánh hội quăng tọt đôi đũa xuống mâm và nói dõng dạc:

- Ông Lý cựu! Việc gì đến ông mà ông “đâm ba chày củ” vào đấy?

Uống rượu cứ việc uống, người ta nói gì thì mặc người ta. Câu nào cũng chõ

mồm vào, không để cho ai bàn bạc gì nữa!” [37;63]

Tại nhà chị Dậu, sau khi anh Dậu được tha về, đang chuẩn bị ăn cháo, bà lão láng giềng chạy sang:

“ - Thế thì phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp kéo vào

rồi đấy!” [37;119]

Tại nhà chị Dậu, khi Lý trưởng đến thúc thuế “... Bà lão láng giềng nhanh miệng khất hộ:

- Bác ấy vừa ở đình về, làm gì đã có? Ông hãy làm ơn để cho người ta

đến mai.” [37;138].

Ở ví dụ trang 40, TXH “người ta” được dùng ở ngôi thứ nhất với vai người nói và xưng “người ta” là bà Nghị. Tương tự như vậy, ở ví dụ trang 63

người ta” được dùng ở ngôi thứ nhất vai người nói và xưng “người ta” là

nhân vật Chánh hội. Ở ví dụ trang 119 lại khác “người ta” ở đây được dùng với ngôi thứ ba, chỉ những người đi thúc thuế. Ở ví dụ trang 138 “người ta” cũng dùng với ngôi thứ ba, chỉ vợ chồng chị Dậu. Sở dĩ chúng ta xác định được từ xưng hô đó được dùng với ngôi nào chủ yếu căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp của các nhân vật tham gia giao tiếp.

Từ “” vừa được dùng ở ngôi thứ nhất, vừa được dùng ở ngôi thứ hai. Ví dụ:

đã đếm kĩ từng miếng rồi đấy. Còn mười bốn miếng tất cả. Hễ mất

miếng nào thì chết với !” [37;42]

“- ở nhà khách ấy, đem nhau ra mà nói với bà! [37;81]

Này liệu hồn! thì tống cổ cả đi, không thèm mua bán gì nữa bây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Láo quen! Con bé bằng ngần kia, mày dám xoen xoét bảo nó lên bảy, nói cho chó nó nghe à?.”[ 37;83]

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 60)