Dùng từ xưng hô phản ánh quan hệ giai cấp

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 73)

Ngô Tất Tố là nhà văn “có cái may hơn nhiều nhà văn khác là đã được

sống nhiều ở nơi thôn quê”(Kim Lân). “Cái may” đó của nhà văn là một khởi

đầu tốt đẹp cho sự thành công của Tắt đèn. Nhưng chỉ riêng điều đó thì chưa đủ. Với tài quan sát tinh tế, với tâm hồn nhạy cảm, nhà văn đã thấu hiểu và mô tả cuộc sống cơ cực của những người nông dân lam lũ trước sự hà hiếp bóc lột của bọn địa chủ cường hào thực dân nửa phong kiến trong những năm trước Cách mạng. Trong tác phẩm, bên cạnh việc miêu tả cuộc sống bần cùng khốn khổ của những người nông dân với tấm lòng yêu thương, trân trọng, nhà văn còn dành nhiều trang viết cho giai cấp thống trị. Họ là những Lý trưởng,

Chánh tổng, Nghị Quế, quan huyện... Những hành động, thủ đoạn của chúng đã

được Ngô Tất Tố miêu tả chính xác và lột tả đúng bản chất. Hai tuyến nhân vật này luôn trong thế mâu thuẫn, đối lập nhau về địa vị, quyền lợi. Một bên là giai cấp nông dân, bị trị và một bên là quan lại, địa chủ phong kiến, thống trị. Một trong những yếu tố đã tô đậm mối quan hệ này là các từ xưng hô. Ngô Tất Tố đã sử dụng linh hoạt các từ xưng hô để phản ánh quan hệ giai cấp.

Những nhân vật là nông dân trong giao tiếp với quan lại, địa chủ thường lễ phép, tự hạ thấp mình và thường xưng là “con”, “cháu” và hô

cụ”, “ông”, “bà” với những ngươì có quyền thế, địa vị trong xã hội. Ngược

lại, những nhân vật có quyền thế lại thường tự xưng là “ông”, “bà”, “tao”, “tôi”... Trong mối quan hệ giữa nông dân với địa chủ, quan lại rất hiếm khi xuất hiện từ xưng “tôi”. Cái tôi của người nông dân nằm trong cái “chúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

“ Thưa lạy hai cụ, thật quả nhà con không còn cái gì đáng giá hai hào.” [37 ; 45]

...“ Bà Nghị bĩu môi:

-Tiền tao có phải vỏ hến mà tao quẳng cho mày bây giờ? Dễ tao hám

lãi của mày lắm đấy? Thôi, thế này: chó non tao cũng mua vâỵ. Bắt cả con chó cái và đàn chó con sang đây, tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia một đồng là hai... Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu, lại khỏi nuôi chó, khỏi

nuôi con. Sướng nhé!” [37;46]

Cụ Nghị bắt phải xin triện của ông nhận cho nữa. Nhưng con sợ ông,

nên chưa dám nói” [37;67]

“Chỉ vì vợ chồng nhà mày để quan hành ông... Ông hạn cho mày từ

giờ đến tối, nếu không chạy đủ hai đồng bảy nữa, thì mày sẽ biết tay ông!” [37;139]

Con mẹ đĩ Dậu! Mày đã biết nhục chưa con? Ông còn làm cho bõ

ghét mới thôi!” [37 ;141]

Xã hội Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 rất phức tạp. Bên cạnh quan lại phong kiến còn có thực dân. Nông dân là tầng lớp khốn khổ nhất vì phải chịu cảnh một cổ hai tròng. Họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn bị đày đọa về tinh thần. Ngày thường thì cơm đã không đủ ăn, áo không đủ mặc. Đến mùa sưu thuế thì càng khốn khổ hơn. Vợ chồng anh Dậu là một minh chứng. Anh chị cần cù là thế mà đến những năm son rỗi mới tạm đủ ăn, đến lúc sưu thuế mới phải bòn nhặt từ củ khoai đến đàn chó mới mở mắt, rồi đến cả đứa con gái 7 tuổi cũng phải bán mà vẫn chưa đủ tiền nộp sưu thì làm gì đủ ăn được. Sưu thuế đi cùng với những tai họa ập xuống mái nhà chị Dậu. Hoàn cảnh sống đó khiến chị Dậu cũng như bao người nông dân khốn cùng khác luôn trong tâm lý sợ sệt địa chủ, quan lại. Khi giao tiếp với những người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có quyền thế đó, những người nông dân luôn giữ đúng lễ phép và luôn giữ vai. Và nhiều khi, vì sự lễ phép một cách thái quá mà họ tạo cho mình tư thế khúm núm, sợ sệt. Trong khi đó, những người có quyền thế thì luôn giương oai với nông dân. Trong giao tiếp, họ tự xưng là ông, là bà, là những người bề trên. Cách xưng hô của những nhân vật này luôn trịch thượng, tự nâng cao mình và hạ người. Cách hô của những địa chủ, quan lại với nông dân thể hiện sự khinh thường kèm theo thái độ xỉa xói.

Như vậy Ngô Tất Tố vận dụng vốn hiểu biết về các TXH trong tiếng Việt rất linh hoạt. Đối với mỗi loại nhân vật khác nhau, nhà văn thường dành cho những loại TXH gần như là chuyên dụng. Qua những TXH đó, chúng ta nhận biết được người trong cuộc thoại là những ai và thuộc tầng lớp nào. Do đó, TXH trong Tắt đèn phản ánh quan hệ giai cấp.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)